Thành phố Hà Tĩnh 4 ngày sau lũ
Nước lũ đã rút nhưng một số tuyến đường ở TP Hà Tĩnh vẫn ngập, cảnh sát phải cắm biển cảnh báo nước sâu để phân luồng giao thông.
Trưa 22/10, quốc lộ 1A đoạn qua đường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) vẫn ngập kéo dài khoảng 800 m, nơi sâu nhất hơn 50 cm. Ba ngày trước, khu vực này ngập kéo dài hơn một km, nước sâu 1 m, giao thông ngưng trệ.
Tại ngã ba đường Nguyễn Biểu với Hà Huy Tập, nhiều ôtô khi di chuyển đến đoạn đường ngập đã phải quay đầu khiến giao thông hỗn loạn.
Do bên phải đường nước sâu, nhiều xe máy, xe tải và ôtô 4 đến 7 chỗ đã phải di chuyển một chiều bên trái quốc lộ 1A theo hướng Nam – Bắc để tiếp tục hành trình.
Phía hai đầu đường, đội cảnh sát giao thông trật tự (Công an TP Hà Tĩnh) cắm biển cảnh báo và huy động hàng chục cán bộ hướng dẫn tài xế quay lại đi đường tránh.
Video đang HOT
Nhóm người ở huyện Thạch Hà được xe cứu hộ chở qua đoạn đường ngập trên đường Hà Huy Tập để vào “rốn lũ” Cẩm Xuyên, giúp đỡ người thân.
Trận lụt vừa qua, huyện Cẩm Xuyên có hàng nghìn ngôi nhà ngập sâu hơn 2 m, người dân phải rời đi nơi khác tránh trú.
Cách đường Hà Huy Tập khoảng 500 m, nhiều nhà dân ở tổ dân phố 2, phường Nam Hà vẫn bị nước ngập bao quanh.
Tại chợ TP Hà Tĩnh hôm nay, nước đã rút, trời nắng, tiểu thương tranh thủ đem phơi quần áo, dày dép, đồ chơi trẻ em. Bốn ngày trước, nước dâng cao 1,5 m khiến nhiều hàng hóa, đồ đạc của tiểu thương bị hư hỏng.
Mưa lũ khiến bên trong chợ Hà Tĩnh ẩm thấp, một số tiểu thương mang rau củ quả ra bên ngoài vỉa hè, cách chợ khoảng 200 đến 400 m để bán. Sau lũ, giá rau tăng từ 3.000 đến 10.000 đồng so với trước.
Tại các gara, ôtô ngập nước đậu kín sân chờ sửa chữa. Hôm 19/10, nước dâng quá nhanh, nhiều người dân không kịp lái xe đi trú tránh. Ước tính hàng nghìn ôtô ở TP Hà Tĩnh bị ngập nước, hư hỏng.
Ông Lê Văn Hợi, 73 tuổi, trú phường Hà Huy Tập nói, hôm nước ngập nhà được chính quyền đưa đi trú tại đồn công an, sáng nay mới trở về để dọn dẹp. “Các tài sản như tivi, bàn ghế, tủ lạnh đều bị nước ngấm. Khoảng 40 năm qua, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến thành phố trải qua một trận lụt sâu và kéo dài như thế này”, ông Hợi cho hay.
Một số tuyến trường trong thành phố Hà Tĩnh bị bong tróc sau lũ, nặng nhất là đường Quang Trung, nối thành phố Hà Tĩnh với huyện Lộc Hà.
Do ảnh hưởng của mưa, lũ, kết hợp xả tràn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, gây ngập lụt diện rộng trên địa bàn Hà Tĩnh. Tính đến nay, Hà Tĩnh đã có 90 xã bị ngập với tổng số 31.000 hộ, 105.373 người.
"Lá rách ít, đùm lá rách nhiều" trong mưa lũ
Ngày 21-10, tại Hà Tĩnh tuy đã ngớt mưa nhưng ở nhiều xã thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh... nước vẫn chưa rút, người dân còn bị cô lập.
Với tấm lòng "lá rách ít đùm lá rách nhiều", hàng nghìn tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh đang nỗ lực huy động, vận chuyển những suất quà gồm thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân vùng lũ.
Hàng chục nghìn suất cơm miễn phí được chị em phụ nữ chế biến, vận chuyển vào tâm lũ.
Tại các vùng "rốn lũ" như Cẩm Xuyên, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh đã hơn bốn ngày nay mất điện, mất nước. Ngoài các mặt hàng cứu trợ thường thấy như mì tôm, nước uống, người dân rất cần những bát cơm nóng. Hiểu được mong muốn ấy, tại những địa phương khác, chị em phụ nữ ở Hà Tĩnh đã "nổi lửa" nấu những suất cơm nóng hổi, gói những chiếc bánh chưng xanh thắm đượm nghĩa đồng bào để nhanh chóng vận chuyển vào vùng "rốn lũ".
Những ngày qua, hàng chục chị em phụ nữ ở làng biển Xuân Liên (Nghi Xuân) đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà kêu gọi người dân chung tay hướng về bà con vùng lũ lụt. Chị Trần Thị Hòa ở thôn Phú Thịnh (Xuân Liên) cho biết, sinh ra và lớn lên tại vùng biển ngang Hà Tĩnh, hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu nỗi vất vả, mất mát do thiên tai gây ra với người dân. Đợt mưa lũ vừa qua, chị em chúng tôi thấy bà con vùng lũ Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê đang thiếu thốn đủ bề. Vì vậy chúng tôi chúng tôi đã trực tiếp đến từng hộ dân, thông qua mạng xã hội để kêu gọi anh chị em trong và ngoài nước ủng hộ bà con vùng lũ. Sau hai ngày vận động, chúng tôi đã kêu gọi được hơn 100 triệu đồng để sắm sửa nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con đang gặp khó khăn. Với tinh thần "tương thân, tương ái" hàng trăm chiếc bánh chưng và rất nhiều nhu yếu phẩm, quần áo đã được các mẹ, các chị tập hợp, chuyển đến tận tay người dân vùng lũ.
Được biết, bên cạnh việc vận động chị em hội viên phụ nữ cùng hướng về tâm lũ Cẩm Xuyên, Thạch Hà (Hà Tĩnh), ngư dân làng biển Cam Lâm đã phát động đợt quyên góp, ủng hộ gia đình các chiến sĩ Đoàn kinh tế - Quốc phòng hy sinh tại Quảng Trị vừa qua. Những món quà tuy nhỏ nhưng thắm nghĩa cử đồng bào, góp phần giúp các gia đình vượt qua khó khăn trước mắt.
Công an Hà Tĩnh mang nhu yếu phẩm đến với bà con vùng lũ Điền Mỹ, Hương Khê.
Tại thôn Bùi Xá (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hai ngày nay, người dân không kể già trẻ tập trung tại nhà ông Bùi Xuân Long để kịp thời chuẩn bị những suất cơm nóng vận chuyển đi cứu trợ người dân ở những vùng ngập lụt. Chị Nguyễn Thị Lan, người dân thôn Bùi Xá chia sẻ: Trên tinh thần tự nguyện, người dân chúng tôi có tiền góp tiền, có rau góp rau, người có gạo góp gạo đều mang đến đây với mong muốn chung tay chia sẻ cùng đồng bào khó khăn, từ hôm qua đến nay, chúng tôi đã nấu 2.500 suất cơm. Cơm sau khi nấu xong được vận chuyển đi ngay cho kịp giờ ăn của mọi người.
Dọc tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Hà Tĩnh, hàng trăm chuyến xe mang dòng chữ "Hướng về miền Trung" đang nối đuôi nhau nỗ lực mang những suất quà gửi gắm yêu thương của đồng bào cả nước hướng về vùng lũ.
Một trong những khó khăn mà các đoàn cứu trợ gặp phải là thiếu các xuồng, thuyền nhỏ để vận chuyển quà đến tận tay người dân. Trước tình hình đó, câu lạc bộ xuồng hơi phía Bắc đã huy động thành viên mang thuyền vào hỗ trợ. Anh Lê Tuấn, đại diện câu lạc bộ xuồng hơi phía Bắc cho biết: Trước tình hình khẩn cấp của đồng bào miền trung, ngay từ ngày 18-10, anh em câu lạc bộ đã huy động gần 20 chiếc xuồng hơi và người lái vào hỗ trợ. Mong muốn của anh em là nỗ lực hết sức mình để góp một phần nhỏ bé vào việc trao gửi yêu thương tới đồng bào miền trung trong những ngày khó khăn này.
Nhận suất quà từ các nhà hảo tâm, ông Nguyễn Văn Tự (75 tuổi, ở thôn 4 xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) xúc động cho biết: Đã bốn ngày nay nhà cửa chìm trong biển nước, cô lập với xung quanh; nước lũ lên nhanh quá khiến bà con "trở tay" không kịp, mọi tài sản, lương thực tích trữ đều bị ngâm trong nước. Những suất quà từ các nhà hảo tâm ngay lúc này vô cùng có ý nghĩa với chúng tôi, trước mắt là giúp bà con vượt qua cơn đói, cơn khát.
Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào Hà Tĩnh trong và ngoài nước cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đến nay, các nhà hảo tâm, đơn vị, tổ chức thông qua Ban Vận động Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã đăng ký ủng hộ người dân vùng lũ hơn 10 tỷ đồng.
Theo báo cáo từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, đến ngày 21-10, tại Hà Tĩnh còn 20.785 hộ thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh. Một số nơi vẫn còn ngập sâu từ 0,5 đến 1,5m. Mưa lũ đã khiến bốn người chết và mất tích. Chính quyền địa phương đã huy động tối đa mọi nguồn lực để cứu trợ bà con bị ngập lụt; trong đó có 3.725 cán bộ chiến sĩ công an, biên phòng, quân sự; hơn 4.400 dân quân tự vệ; 138 tàu xuồng và 365 ô-tô các loại kịp thời có mặt hỗ trợ cứu người và tài sản giúp nhân dân.
Có mặt tại điểm chỉ huy tiền phương của huyện Thạch Hà đóng tại xã Tân Lâm Hương, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Trần Nhật Tân chia sẻ: Trong điều kiện khó khăn, địa phương đã chủ động thực hiện tốt phương án bốn tại chỗ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các lực lượng, không để người dân đói, rét. Huyện huy động xuồng máy, thuyền từ các xã ven biển không ngập lên để hỗ trợ vận chuyển thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết vào sâu trong làng cho bà con.
Doanh nghiệp TP Hà Tĩnh tiếp cận phương pháp ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai Biến những thách thức thành giải pháp trong ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, là thông điệp gửi đến các doanh nghiệp qua Hội thảo Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu được Hội Chữ thập đỏ...