Thành phố Đức “đổi vận” nhờ lợi nhuận khổng lồ của vaccine Covid-19
Lợi nhuận khổng lồ từ vaccine Covid-19 đã giúp thành phố Mainz của Đức, nơi đặt trụ sở của BioNTech, trả hết khoản nợ vay từ những năm 1990.
Thành phố Mainz của Đức là nơi đặt trụ sở của BioNTech (Ảnh: Alamy).
Thành phố Mainz với khoảng 217.000 dân ở bang Rhineland-Palatinate phải gánh khoản nợ chồng chất kể từ đầu những năm 1990, khi chính quyền địa phương đã vay khoản tiền lên tới 1,3 tỷ Euro (1,4 tỷ USD). Thậm chí trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, khoản nợ này đã tăng thêm 30 triệu Euro, chỉ tính riêng tiền lãi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự thành công của BioNTech, công ty cùng hãng dược Pfizer thử nghiệm và sản xuất vaccine Covid-19 vào năm 2020, đã thay đổi vận mệnh của Mainz. Thành phố phía tây của Đức là nơi đặt trụ sở của BioNTech.
Thay vì đối mặt với mức bội chi ngân sách dự kiến lên tới 36 triệu Euro vào năm 2021, các nhà chức trách thành phố vừa công bố thặng dư ngân sách 1,09 tỷ Euro. Với khoản thặng dư 490,8 triệu Euro dự kiến trong năm 2022, Mainz kỳ vọng sẽ thanh toán hết khoản nợ cũ trong vòng một năm.
Do luật bảo mật thuế của Đức, BioNTech không được công khai nhắc đến như là lý do dẫn tới câu chuyện “Lọ lem thời hiện đại” của thành phố Mainz. Nhưng sự thành công và giàu có của công ty tạo ra loại vaccine đình đám thế giới không phải là câu chuyện bí mật. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, BioNTech đã thu được 10,3 tỷ Euro lợi nhuận trước thuế và đã trả 3,2 tỷ Euro tiền thuế.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Mainz được thế giới biết đến với công nghệ in ấn nổi tiếng. Thị trưởng của Mainz, Michael Ebling, nói rằng sự ra đời của vaccine mRNA do BioNTech chế tạo cũng gây được tiếng vang tương tự.
Sau khi thành phố bắt đầu “phất lên”, Thị trưởng Ebling cho biết ông muốn sử dụng tiền thuế để trả các khoản nợ của thành phố, thay vì đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.
“Giáng sinh có thể đến với chúng tôi, nhưng đối với thành phố Mainz, bây giờ không phải là lúc để vẽ ra những điều ước. Việc giảm thuế chắc chắn sẽ giúp tôn vinh những thành tựu khác mà thành phố của chúng tôi đã cống hiến cho thế giới”, Thị trưởng Mainz cho biết.
Kế hoạch lớn nhất của Thị trưởng Ebling là xây dựng thành phố dựa trên thành công của nhà sản xuất vaccine và biến Mainz thành một trung tâm công nghệ sinh học toàn cầu: một khu đất rộng 12 ha gần trụ sở của BioNTech, một đại học y và trung tâm nghiên cứu ung thư Đức.
Trong 10 năm tới, Mainz hy vọng sẽ tạo ra 5.000 việc làm mới, một phần bằng cách thu hút các công ty thông qua mức thuế doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với những nơi khác. Mainz có kế hoạch cắt giảm thuế suất doanh nghiệp, mặc dù mức thuế tại Mainz đã vào hàng thấp nhất trong số các thành phố trên 50.000 dân tại Đức.
Các nhà chức trách thành phố cho rằng việc cắt giảm thuế là “món quà” không chỉ tạo cơ hội cho các công ty khoa học khởi nghiệp đang tìm kiếm một ngôi nhà mới, mà còn cho các công ty nhỏ hơn đã phải vật lộn với đại dịch. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia địa phương đã chỉ trích động thái của Mainz là “thiếu đoàn kết”, trong khi các nhà kinh tế dự đoán Mainz có thể kích hoạt một cuộc chạy đua giảm thuế giữa các thành phố của Đức.
Đức hoãn mục tiêu tiêm chủng 80% tới cuối tháng 1/2022
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn truyền thông nước này ngày 26/12 cho biết Chính phủ Đức đã quyết định hoãn mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 tới cuối tháng 1/2022.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, chính phủ mới của Đức đặt mục tiêu đến ngày 7/1/2022 sẽ tiêm chủng cho 80% dân số. Tuy nhiên, tính đến ngày 26/12, mới có khoảng 61,4 triệu người được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine COVID-19, đạt 73,8% dân số; trong đó 70,8% được tiêm chủng đầy đủ, 35,9% đã được tiêm mũi vaccine tăng cường. Để đạt mục tiêu tiêm chủng 80% dân số, nước này cần hoàn thành việc tiêm mũi vaccine đầu tiên cho khoảng 5 triệu người nữa. Chính phủ Đức cho biết mục tiêu này khó có thể đạt được vào đầu tháng 1/2022 theo kế hoạch ban đầu.
Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, Chính phủ Đức đang tiếp tục thúc đẩy quy định tiêm chủng bắt buộc đối với toàn bộ người dân. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề tranh cãi gay gắt. Theo chương trình nghị sự của Quốc hội liên bang Đức, quy định tiêm chủng bắt buộc sẽ được thảo luận tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội trong năm 2022.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), trong 24 giờ qua tính tới sáng 26/12 (giờ địa phương), RKI đã ghi nhận 10.100 ca mới và 88 ca tử vong. Tỷ lệ số ca nhiễm mới trong 7 ngày qua là 220,7 (tính trên 100. 000 dân). Tỷ lệ nhập viện trong 7 ngày qua là 4,55 (tính trên 100.000 dân). Tính từ khi đại dịch bùng phát, Đức đã ghi nhận gần 7 triệu người mắc COVID-19, trong đó 110.364 người không qua khỏi.
Thành phố nào trên thế giới hủy sự kiện đón Năm mới vì COVID-19? Tưởng chừng như cuối năm nay, cả thế giới có thể đón Năm mới trong tiếng reo hò. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã dội gáo nước lạnh vào hy vọng đó khi một loạt thành phố ở khắp các nước quyết định hủy bỏ các sự kiện chào Năm mới. Sau đây là các thành phố đã hủy sự kiện đón Măm...