Thành phố đổi tên vì gây liên tưởng đến… ung thư
Sau khi trưng cầu dân ý, hồi đầu tuần thành phố Asbestos (Canada) đã có tên mới vì tên này gợi nhớ đến độc chất gây ung thư.
Thuộc tỉnh Quebec, nằm cách Montreal 150 km, Asbestos có 7.000 dân, nhưng từ nay nó có cái tên mới đầy thi vị là Val-des-Sources (Thung lũng những dòng suối).
Asbestos là tên tiếng Anh (tiếng Pháp là amiante) được đặt vào cuối thế kỷ 19 vì ở đây có mỏ asbestos lớn nhất thế giới mang tên Jeffrey. Nhưng hội đồng thành phố cho rằng nghĩa liên tưởng của asbestos đã cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài, vì thế từ cuối tháng 11 năm qua họ quyết định tìm kiếm một tên mới.
Từ bỏ tên cũ Asbestos, thành phố Val-des-Sources tự tin sẽ hồi sinh với tên mới.
Khoảng một nửa cư dân thành phố đủ điều kiện bầu chọn, tính cả người 14 tuổi, và tên mới Val-des-Sources giành chiến thắng với hơn 51% chọn lựa sau vòng thứ ba. Thị trưởng Hugues Grimard nói: “Trên hết, cái tên mới mang lại cảm hứng cho tương lai”.
Một số tên khác lọt vào vòng chọn lựa thứ hai gồm: L’Azur-des-Cantons, Jeffrey-sur-le-Lac, Larochelle, Phénix and Trois-Lacs. Theo ông Grimard, tên Abestos sẽ không bị đổi ngay lập tức mà tồn tại đến cuối năm trước khi có sự thay đổi hợp pháp chính thức. “Đó sẽ là một món quà Noel dễ thương”, ông nói.
Video đang HOT
Thành phố Asbestos đã phát triển trong hơn một thế kỷ nhờ vào sự có mặt của mỏ khoáng asbestos, loại sợi dùng trong công nghiệp xây dựng để gia cố xi măng, tấm lợp, chống cháy, vật liệu cách nhiêt hay cách âm.
Nhưng từ nửa cuối thế kỷ trước, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa việc hít phải các sợi asbestos với một số bệnh chết người trong đó có các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư phổi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có hơn 100.000 người tử vong vì tiếp xúc với asbestos.
Vì điều này mà thế giới đã loại bỏ asbestos ra khỏi đời sống con người, nhu cầu tiêu thụ cũng ngày một giảm xuống. Mỏ Jeffrey ở thành phố Abestos bị đóng cửa vào năm 2011, còn Canada cũng không còn sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất chất liệu này từ năm 2018.
Sau khi đổi tên, thành phố Val-des-Sources sẽ xây dựng một hình ảnh mới để tạo ra nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài. Đang có dự tính chuyển đổi mỏ Jeffrey thành một trung tâm du lịch mạo hiểm với các cầu thang bằng đá và đường mòn đạp xe trên núi.
Caroline Payer, thành viên hội đồng thành phố cho biết thành phố sẽ thiết kế lại logo, công cụ nhận dạng hình ảnh và mở các chiến dịch PR để thu hút nhà đầu tư.
Bà nhớ lại những thiệt hại từ cái tên cũ của thành phố gây ra: “Năm qua một công ty đến đây định làm ăn và tạo ra 30 việc làm. Nhưng cuối cùng họ phải bỏ đi vì một trong những tiêu chuẩn chọn lựa là tên thành phố không gây rắc rối cho vận chuyển hay xuất khẩu. Thế là chúng tôi mất đi cơ hội. Đây là một trong những thí dụ tương tự mà chúng tôi gặp phải những năm qua”.
Viên chức phù thủy ăn lương 10.000 USD/năm ở New Zealand
Hơn hai thập kỷ qua, một thành phố ở New Zealand đã chính thức trả lương cho một phù thủy, người muốn đem niềm vui và lan tỏa tình yêu đến với mọi người.
Vào một buổi chiều thu đầy nắng, hai pháp sư mặc áo choàng đen dài, đội mũ phù thủy chóp nhọn ngồi uống cà phê tại một trong những thành phố lớn nhất của New Zealand.
Không phải ngày lễ Halloween, họ cũng không đang trên đường đến một bữa tiệc hóa trang. Họ thu hút sự chú ý của những người qua đường nhưng không ai tò mò chỉ trỏ. Đó là bởi vì, ở Christchurch, nhìn thấy phù thủy hoàn toàn không phải điều gì quá khác thường.
Nhiều thập kỷ nay, Christchurch có một phù thủy chính thức. Sinh ra ở Vương quốc Anh, Ian Brackenbury Channell định cư ở New Zealand vào những năm 1970, nơi ông được biết đến với biệt danh The Wizard (Phù thủy). Ông thậm chí còn được cấp bằng lái xe mang tên Phù thủy ở New Zealand, theo CNN.
Nhiều năm nay, phù thủy này đã trở thành một biểu tượng của Christchurch. Ông nổi tiếng đến mức được xếp hạng 4/5 sao trên TripAdvisor - nền tảng review du lịch lớn trên thế giới.
Kể từ năm 1998, ông được Hội đồng thành phố Christchurch trả 10.400 USD/năm cho "nghề phù thủy".
Phù thủy và người học việc Ari Freeman ở Christchurch, New Zealand, tháng 6/2020. Ảnh: CNN.
Bây giờ ở tuổi 87, vị phù thủy dành ít thời gian hơn trước công chúng. Ông ấy muốn tìm người kế nghiệp. Và Ari Freeman, 39 tuổi, thầy dạy guitar và dẫn dắt một ban nhạc funk, sẵn sàng làm điều đó. Đến nay, Freeman đã học việc được 6 năm.
Khi Channell và Freeman ngồi bên chiếc bàn bên ngoài quán cà phê, một người đạp xe trung niên đi qua nói: "Không có phép thuật nào đâu các bạn ơi!".
"Cũng không thể hứa bất cứ điều gì!", Freeman đáp lại.
Khi còn trẻ, phù thủy Channell đã vác ba lô đi khắp châu Âu. Ông từng là sĩ quan Không quân Hoàng gia ở Canada, và dạy văn học Anh tại Đại học Tehran. Nhưng phải đến khi chuyển đến Australia cùng vợ sau đó, ông mới tìm được vai diễn nguyện sẽ dành trọn cả đời: phù thủy.
Sau khi tốt nghiệp ngành xã hội học và tâm lý học, phù thủy từng làm nhà tổ chức hoạt động nghệ thuật cộng đồng cho Đại học Western Australia ở Perth, và sau đó là giảng viên xã hội học tại Đại học New South Wales (UNSW) ở Sydney.
Ở đó, ông bắt đầu khởi xướng "cuộc cách mạng vui nhộn", với mục đích mang lại tình yêu, sự giải tỏa căng thẳng đến với thế giới.
"Mỗi ngày, thế giới càng trở nên nghẹt thở hơn, vì vậy, niềm vui là điều cần thiết nhất trên thế giới này", vị phù thủy nói.
Năm 2009, phù thủy nhận được Huy chương Phục vụ của Nữ hoàng - một trong những danh hiệu cao quý nhất ở New Zealand. "Tôi không thể tin được, tôi nghĩ điều này sẽ không bao giờ xảy ra", The Wizard nói.
Nơi xe đạp lên dốc không cần đạp CycloCable, thang máy cho xe đạp duy nhất trên thế giới, giúp người dùng dễ dàng "chinh phục" độ cao 128 m. Na Uy vốn được coi là đất nước thân thiện với xe đạp. Theo tập đoàn giải pháp dữ liệu Norstat, năm 2017, 75% dân số Na Uy sở hữu xe đạp. Tuy lành mạnh và không tốn kém nhưng phương...