Thành phố đáng sống nhất thế giới là Auckland, Osaka, Adelaide
Đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất trên thế giới do tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) bình chọn hằng năm, theo đó đưa thành phố Auckland của New Zealand lên vị trí đầu bảng, “soán ngôi” của thủ đô Vienna của Áo.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Auckland, New Zealand, ngày 12/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Lần gần đây nhất Auckland lọt tốp 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới là vào năm 2017 với vị trí thứ 8. Thứ hạng của Auckland chủ yếu đến từ thành công của New Zealand trong kiểm soát đại dịch COVID-19. EIU đánh giá: “Các biện pháp phong tỏa cứng rắn của New Zealand đã giúp nước này có thể mở cửa trở lại. Người dân các thành phố như Auckland và Wellington có thể tận hưởng cuộc sống như trước khi đại dịch bùng phát”.
Xếp ngay sau Auckland là thành phố Osaka của Nhật Bản, tiếp đến là thành phố Adelaide của Australia. Cùng với Auckland, thủ đô Wellington của New Zealand cũng được vinh danh ở tốp đầu với vị trí thứ 4. Đáng chú ý, quốc gia láng giềng của New Zealand là Australia có tới 4 đại diện lọt tốp 10.
Bị Auckland thế chỗ, thủ đô Vienna của Áo rớt khỏi tốp 10 xuống vị trí thứ 12. Thành phố này trước đó liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng kể từ năm 2018.
Video đang HOT
Như vậy, năm nay, châu Âu chỉ có hai đại diện trong tốp 10 thành phố đáng sống nhất là Zurich và Geneva, đều ở Thụy Sĩ, với vị trí lần lượt là thứ 7 và thứ 8. Lý do mà EIU đưa ra là khả năng ứng phó đại dịch COVID-19 của “Lục địa già” bị đánh giá thấp hơn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bảng xếp hạng của EIU – đánh giá 140 thành phố trên thế giới, dựa trên 5 tiêu chí gồm sự ổn định, chăm sóc sức khỏe, văn hóa-môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Lần gần nhất EIU tổ chức xếp hạng là vào năm 2019. Bảng xếp hạng năm 2020 không được thực hiện do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Australia phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau hơn 2 tuần
Australia ngày 13/3 đã ghi nhận ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do lây nhiễm cộng đồng đầu tiên trong hơn 2 tuần qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Auckland, New Zealand, ngày 14/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Thủ hiến bang Queensland - bà Annastacia Palaszczuk, một nữ bác sĩ đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khiến nước này phải triển khai các biện pháp hạn chế tại các bệnh viện khu vực. Bác sĩ này đã điều trị cho 2 bệnh nhân mới trở về Australia và dương tính với biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Anh.
Đây là ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên tại Australia kể từ ngày 24/2 vừa qua. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương khoanh vùng những người từng có tiếp xúc với bác sĩ trên, cũng như những bệnh nhân mà bác sĩ này từng điều trị.
Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã ghi nhận hơn 29.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 909 ca tử vong. Trên thực tế, những con số nêu trên vẫn còn ít hơn nhiều so với các nước phát triển khác. Đây được xem là kết quả của những biện pháp chống dịch kịp thời của Chính phủ Australia như đóng cửa các biên giới quốc tế, các lệnh phong tỏa và những hạn chế xã hội nghiêm ngặt.
Cũng trong ngày 13/3, Philippines đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil.
Theo Bộ Y tế Philippines, một công dân nước này trở về từ Brazil đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể P.1. Ngoài ra, nước này cũng đã ghi nhận thêm 59 trường hợp nhiễm biến thể B.1.1.7, nâng tổng số ca nhiễm biến thể được phát hiện đầu tiên ở Anh này lên 177 trường hợp. Trong khi đó, số ca nhiễm biến thể B.1.351 cũng tăng thêm 32 trường hợp, qua đó nâng tổng số ca nhiễm biến thể virus phát hiện đầu tiên ở Nam Phi lên 90 trường hợp.
Philippines là quốc gia có số ca mắc COVID-19 và tử vong do đại dịch này cao thứ hai ở Đông Nam Á. Nước này đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào ngày 1/3 vừa qua.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã ghi nhận 14.941 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua - mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, nước này cũng có thêm 66 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 29.356 người.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sự gia tăng đột biến trong số ca mắc COVID-19 (gần gấp đôi so với cách đây một tháng) là do sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Quốc gia 83 triệu dân này đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc từ giữa tháng 1 vừa qua, với mục tiêu chủng ngừa cho 50 triệu người từ nay đến mùa Thu.
Hiện nước này đã tiêm khoảng 10,87 triệu liều vaccine. Cụ thể, hơn 7,88 triệu người đã nhận được mũi tiêm đầu tiên, trong khi gần 2,99 triệu người đã tiêm đủ hai liều vaccine do công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc bào chế.
Hong Kong phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau 42 ngày Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 5/6 đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19, chấm dứt chuỗi 42 ngày Đặc khu này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi chờ xe buýt tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Đáng chú ý, ca nhiễm mới này là một...