Thành phố đăng cai World Cup từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử
Đội tuyển Anh đã thi đấu trận đầu tiên tại vòng chung kết World Cup ở thành phố Volgograd, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử thế giới.
Trận đánh ở Stalingrad đã khiến 2 triệu người thương vong.
Theo Daily Star, thành phố Volgograd trước đây được gọi là Stalingrad, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử.
Trong 5 tháng Hồng quân Liên Xô đụng độ phát xít Đức, ước tính có 2 triệu người thương vong ở Stalingrad. Khoảng 500.000 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng trong khi phía phát xít là 800.000 người.
Nga tổn thất 4.000 xe tăng, 2.700 máy bay và 15.000 khẩu pháo ở Stalingrad trong khi phía Đức mất 900 máy bay, 1.500 xe tăng và 6.000 khẩu pháo.
Đụng độ diễn ra trên từng con phố, từng ngôi nhà ở Stalingrad.
Đây là thất bại lớn đầu tiên của phát xít Đức, được xem trận đánh xoay chuyển cục diện Thế chiến 2. Vì có ý nghĩa lịch sử to lớn như vậy nên nhiều quan chức Nga kêu gọi khôi phục tên gọi Stalingrad. Chính quyền thành phố Volgograd hiện mới chỉ cho phép khôi phục tên Stalingrad 6 ngày mỗi năm để phục vụ mục đích kỷ niệm.
Ngày nay, Volgograd không ngừng vươn lên và trở thành một trong những trung tâm công nghiệp và thương mại chính của LB Nga. Việc trở thành một trong 11 thành phố đăng cai các trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2018 được kỳ vọng sẽ là cú hích trong việc phát triển thành phố.
Video đang HOT
Đây là trận đánh xoay chuyển cục diện Thế chiến 2.
4 trận đấu ở Volgograd diễn ra tại sân vận động với sức chứa 45.000 người. Sân vận động này mới được khánh thành với các hệ thống và thiết bị hiện đại.
Volgograd dự kiến đón khoảng 1,4 triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới trong dịp World Cup. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, chính quyền thành phố Volgograd đã huy động được gần 1.500 tình nguyện viên hướng dẫn du khách.
Trong trận đấu đầu tiên ở Volgograd giữa đội tuyển Anh và Tunisia, Tam Sư đã đánh bại đối thủ với tỷ số 2-1 nhờ cú đúp của tiền đạo Harry Kane.
Theo Danviet
Trận chung kết World Cup quyết định tính mạng của đội tuyển Italia
Các cầu thủ Italia tham dự vòng chung kết World Cup 2018 đều ghi nhớ câu nói nổi tiếng của nhà độc tài Mussolini, "Vincere o Morire!" (tạm dịch: thắng hoặc chết!).
Bức ảnh chụp nhà độc tài Adolf Hitler và Benito Mussolini năm 1938.
Châu Âu trải qua thế kỷ 20 với nền chính trị có nhiều thay đổi. Một trong số đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít
Bóng đá không nằm ngoài quy luật này, 3 nhà độc tài phát xít, bao gồm Mussolini, Hitler và Franco, biết đến những lợi ích của công cụ tuyên truyền thông qua bóng đá.
Họ muốn cho công chúng trên thế giới thấy được Italia, Đức, Tây Ban Nha khi đó đã thay đổi ra sao.
Tư tưởng phát xít
Italia là quốc gia trải qua giai đoạn công nghiệp hóa muộn, và cũng đến với bóng đá khá muộn. Quốc gia này giành chiến thắng trong Thế chiến 1 nhưng vẫn bất mãn với cách phân chia của cải của đồng minh.
Chính phủ yếu đuối ở Italia khi đó phải đối diện với với nhiều mối đe dọa, dẫn đến sự trỗi dậy nhanh chóng của Mussolini và chủ nghĩa phát xít.
Đối với bóng đá, các cổ động viên giống như cầu thủ thứ 12 trong đội tuyển, và Benito Mussolini đã nhanh chóng nắm rõ điều này. Chính quyền của Mussolini thành lập giải đấu bóng đá quốc nội mang tên Serie A.
Ngay từ khi giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup ra đời, Italia đã đề nghị được đăng cai. Nhưng kỳ World Cup đầu tiên năm 1930 thuộc về nước chủ nhà Uruguay.
Đội tuyển Italia năm 1938 gây tranh cãi với bộ quần áo thi đấu màu đen.
Điều này khiến Mussolini tức giận, rút đội tuyển khỏi World Cup. Italia trở lại vào năm 1934 khi là nước chủ nhà World Cup. Đây là cơ hội lớn của Mussolini và nhà độc tài Italia đã làm mọi cách để đội tuyển quốc gia lên ngôi vô địch, bao gồm cả việc ngồi ăn tối với trọng tài bắt chính.
Đến kỳ World Cup thứ 3, Pháp trở thành nước chủ nhà. Mussolini một lần nữa muốn đội tuyển bảo vệ thành công ngôi vô địch. World Cup trở thành cơ hội để Mussolini phô trương tầm ảnh hưởng với thế giới, trong bối cảnh hình bóng của Hitler khi đó đã quá lớn.
Thắng hoặc chết!
Sau khi vượt qua Na Uy nhờ một bàn thắng trong hiệp phụ, Italia tiếp tục loại chủ nhà Pháp ở tứ kết trên sân Stade Colombes chật kín 59.000 khán giả. Đội tuyển Italia khi đó gây tranh cãi khi mặc trang phục toàn một màu đen, màu của đảng phát xít cầm quyền. Đây là chỉ thị trực tiếp từ nhà độc tài Mussolini.
Không rõ có phải do Mussolini tác động hay không, mà trong trận bán kết gặp Brazil, đối thủ lại bất ngờ để ngôi sao chủ lực Leonidas ngồi ngoài. Điều này phần nào giúp Italia chiến thắng trước Brazil với tỷ số 2-1 ở Marseille.
Ở thời điểm đó, Italia chỉ còn cách chức vô địch World Cup đúng một trận đấu cuối cùng. Đó là trận chung kết với đội tuyển Hungary. Ngay trước trận đấu, một bức điện do đích thân nhà độc tài Mussolini gửi đến các tuyển thủ, "Vincere o morire!" (thắng hoặc chết!).
Bức điện này dường như đã khiến các tuyển thủ Italia thi đấu quyết tâm hơn rất nhiều. Hungary tỏ ra hoàn toàn lép vế trước đội tuyển Italia chơi đầy hứng khởi với bộ đôi Ferrari - Meazza, hay còn được gọi là "những nghệ sĩ của chiến thắng".
Italia bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup 1938 ở Pháp.
Mặc dù Pal Titkos của Hungary chỉ cần 120 giây để cân bằng tỷ số sau bàn đầu tiên cho tuyển Italia của Gino Colausi ở phút thứ 6, các hà đương kim vô địch Italia nhanh chóng vươn lên dẫn trước 3-1 trước giờ nghỉ với các bàn thắng của Piola và Colausi.
Gyorgy Sarosi mang về chút hy vọng cho Hungary với bàn thắng ở phút 70, nhưng một pha dứt điểm đẳng cấp của Piola chấm dứt mọi hy vọng của đội bóng Đông Âu.
Chung cuộc Italia đánh bại Hungary với tỉ số 4-2 để trở thành đội tuyển đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup. Sau này, người ta vẫn nhớ đến câu nói nổi tiếng của thủ môn Hungary Antal Szabó: "Tôi để lọt lưới 4 bàn thắng, nhưng ít nhất tôi đã cứu sống các cầu thủ Italia".
Theo các sử gia, với khí thế của Italia ở thời điểm đó, đội tuyển nước này hoàn toàn có thể vô địch World Cup lần thứ 3 liên tiếp vào năm 1942.
Nhưng Thế chiến 2 nổ ra năm 1939 đã khiến giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh bị hoãn loại tới 12 năm, và chỉ bắt đầu bằng kỳ World Cup 1950 ở Brazil.
Về phần mình, Mussolini và liên minh phát xít Italia-Đức-Nhật đã đầu hàng đồng minh năm 1945. Ngày 28.4.1945, khi đang tìm cách chạy trốn quân đồng minh, Mussolini bị phe nổi dậy bắt được và xử tử hình.
Theo Danviet
Quê nhà chiến tranh, Thái tử Ả Rập Saudi sang Nga xem World Cup Thái tử Ả Rập Saudi ngồi xem trận khai mạc World Cup 2018 cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bối cảnh liên quân do Saudi dẫn đầu tấn công thành phố cảng Yemen hiện nằm dưới quyền kiểm soát của phiến quân Houthi. Ông Putin chủ động bắt tay Thái tử Salman sau khi đội tuyển Nga mở tỉ số 1-0. Theo...