‘Thành phố của người chết’ tại Nga
Làng Dargavs được biết đến trong giới du lịch Nga khi sở hữu một nghĩa địa bí ẩn, mệnh danh là “thành phố của người chết”.
Làng Dargavs nằm tại Cộng hoà tự trị Bắc Ossetia – Alania, Nga, sở hữu một nghĩa địa bí ẩn, được đặt tên là “Thành phố của người chết”, với ngôi mộ cổ nhất trong khoảng 99 ngôi mộ có niên đại từ khoảng thế kỷ 12.
Thành phố của người chết với những lăng mộ lớn.
Nghĩa địa nằm sâu giữa những dãy núi bị bao phủ bởi sương mù, trên độ cao khoảng 1.200 m so với mặt nước biển và không dành cho những du khách yếu tim. Khách đến tham quan nơi này sẽ tận mắt chứng kiến những bộ xương người. Mỗi hầm mộ thường chứa khoảng vài bộ xương. Truyền thuyết kể lại, một cô gái xinh đẹp từ hư không đến ngôi làng. Cô ấy xinh đẹp đến nỗi những người đàn ông rời bỏ gia đình, bỏ dở công việc của họ để tranh giành quyền kết hôn với cô gái. Để giải quyết tranh chấp, hội đồng các trưởng lão phải ra tay nhưng cũng bị khuất phục trước vẻ đẹp của nàng, lập tức tranh cãi với nhau, quên cả lễ nghĩa. Cuối cùng, những người phụ nữ trong làng quyết định tuyên bố kẻ lạ mặt là phù thuỷ, trục xuất cô ra khỏi làng. Những người đàn ông thì không muốn trao “sắc đẹp” ấy cho nơi khác, nên đã hại cô gái để nàng chỉ có thể thuộc về Chúa. Sau cái chết của cô, một trận dịch hạch đã ập đến làng.
Nhiều tài liệu lịch sử viết rằng dịch hạch đã thực sự diễn ra. Những người nhiễm bệnh đi bộ đến “thành phố” này, chui vào lăng mộ, giành giật nhau những nguồn cung thực phẩm, nước uống ít ỏi để sinh sống và chờ đợi cái chết. Trên một trong những ngôi mộ tại đây có dòng chữ được viết bằng sơn đỏ: “Hãy nhìn chúng tôi bằng tình yêu. Chúng tôi từng giống như bạn, và bạn sẽ giống chúng tôi”.
Du khách khám phá nghĩa địa bí ẩn.
Người dân địa phương cho rằng bất kỳ ai đến đây sẽ không thể sống sót. Điều này đã tạo ra một nỗi sợ vô hình cho họ, đến tận ngày nay nên rất ít người bản địa dám đến đây. Nếu đến, họ không bao giờ đi sau khi mặt trời lặn, không nhìn vào trong các ngôi mộ để không quấy rầy linh hồn của người chết. Tuy nhiên, điều này lại càng thu hút nhiều khách du lịch ưa chuộng sự bí ẩn.
Video đang HOT
Dù chỉ là một nghĩa địa thông thường nhưng những lăng mộ được xây dọc theo trườn đồi và có hình dạng giống những căn nhà, khiến nơi đây có tên “thành phố của người chết”. Các lăng mộ được chia thành 3 loại: những lăng mộ trên mặt đất có hình chóp và mái đầu hồi, lăng mộ được chôn một nửa dưới đất và lăng mộ ở dưới đất hoàn toàn. Tất cả được xây mái dốc và nhiều tầng ngói, theo kiến trúc của chùa Nhật Bản và kim tự tháp Ai Cập. Khi trời mưa, nước chảy xuống theo các dòng thác, giữ cho các lăng mộ luôn khô ráo. Điều bí ẩn là các lăng mộ đều có một lối đi hình vuông nhưng quá nhỏ để một người hiện đại chui qua nó, song qua lối đi, du khách có thể thấy rõ mọi thứ bên trong hầm mộ.
Bên trong các lăng mộ.
Do ít người biết đến, thậm chí là cả người Nga, nên địa danh vẫn giữ được cảnh thiên nhiên hoang sơ, mang dấu ấn bí ẩn thời trung cổ. Đi dạo tại đây, du khách có thể nhìn thấy một ngọn tháp cao, gợi nhớ các tháp canh ở châu Âu thời trung cổ. Ngọn tháp này được bao phủ trong huyền thoại khi người ta cho rằng, “người chết” vẫn đang canh gác, theo dõi các thung lũng khác từ tháp canh của họ.
Đến thăm nơi này, bạn cần đi qua thủ phủ Vladikavkaz của Cộng hoà Bắc Ossetia – Alania. Người dân địa phương rất hiếu khách. Đối với họ, không có khái niệm “khách du lịch”, chỉ có “khách”. Theo truyền thống, các ngôi làng cần mời khách thức ăn và chỗ ở miễn phí ít nhất 3 ngày, nếu không, cả làng sẽ chịu sự xấu hổ.
Ám ảnh ngôi làng sống chung với 'người cõi âm' ở Huế
Ở phường Thuận An (vừa được sáp nhập vào TP Huế) có một căn xóm nhỏ với hàng chục hộ gia đình gần 30 năm qua phải chấp nhận cảnh sống chung với người chết.
Đó là xóm miếu Âm Linh (thuộc Tổ dân phố Hải Thành, phường Thuận An). Đây vốn là thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và mới được sáp nhập vào TP Huế từ ngày 1/7. Sở dĩ gọi là miếu Âm Linh vì ở đây chôn cất các chiến sĩ hi sinh trong trận thất thủ Thuận An hơn trăm năm về trước.
Theo người dân địa phương, toàn bộ khu xóm miếu Âm Linh hiện nay vốn là phần đất dành cho người chết. Tuy nhiên, sau trận đại hồng thuỷ năm 1999 nhiều nhà dân vùng biển Thuận An bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ nên họ phải lên đây dựng nhà và chấp nhận cảnh sống chung với "người cõi âm". Cứ như thế xóm Âm Linh được thành lập và chờ ngày được giải toả đưa đến nơi ở mới.
Xóm miếu Âm Linh nằm ngay sát tuyến đường chính nối về khu du lịch biển Thuận An. Điều này khiến du khách mỗi lần về bãi biển nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế không khỏi rùng mình khi chứng kiến những cảnh đời mấy chục năm sống chung với người chết.
Ông Nguyễn Mơi (75 tuổi) ở xóm Âm Linh mấy chục năm. Cuộc sống của người dân trong xóm khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Riêng gia đình ông con cháu đều đi ở tứ xứ hoặc đi làm ăn nơi xa. Nhà ông hiện chủ yếu kiếm sống bằng nghề đánh cá, rảnh thì cũng bán ít bánh ép kiếm thêm vài đồng để mua thức ăn cho qua bữa.
"Cuộc sống không mấy khá giả nhưng dù sao có đất để ở thì cũng mừng rồi chứ ở gần biển mà lụt bão bất chợt rồi biết đi về đâu. Mấy năm nay dịch bệnh, khách du lịch không về mà bán ít bánh ép cũng không lời được mấy đồng. Biển đói thì dân nghèo thôi", bà Hoà ở xóm miếu Âm Linh chia sẻ.
Xung quanh những ngôi nhà ở xóm miếu Âm Linh mộ người chết nằm ở khắp nơi, có thể là trước cổng, trong sân, sau nhà, thậm chí là sát vách phòng ngủ. Đường từ nhà đến mộ chỉ tính bằng vài bước chân. Từ xa nhìn lại, nhiều ngồi nhà bị mộ che khuất, muốn vào được nhà là phải đi qua mộ.
Đối với người dân xóm miếu Âm Linh (tổ dân phố Hải Thành) thì việc sống chung với lăng mộ lâu quá đã thành quen nên họ không còn cảm giác sợ hãi.
"Lúc đầu mới về đây cũng sợ lắm chứ, lâu dần thì thấy quen, không có hiện tượng gì lạ xảy ra. Mình cứ chăm lo, dọn dẹp sạch sẽ cho "họ" là người ta phù hộ cho mình", chị Mai Thị Oái chia sẻ.
Do lo sợ nguồn nước ngầm ô nhiễm nên người dân ở xóm miếu Âm Linh chủ yếu dùng nước máy. Một số hộ quá khó khăn thì phải chấp nhận đi chở nước sạch ở nơi khác về để nấu ăn còn tắm giặt, vệ sinh thì dùng nước giếng khoan.
Nguyện vọng của những người dân xóm miếu Âm Linh là nhanh chóng được giải tỏa đến khu vực ổn định hơn để thoát cảnh người sống ở chung đất, đi chung đường với "người cõi âm".
Khám phá 9 điểm đến kì lạ tại thành phố tổ chức trận chung kết EURO 2020 Và nơi đây không chỉ có bóng đá, London còn nhiều điểm đến kì lạ đáng để du khách thả mình trải nghiệm. Chuyến tham quan dưới ánh nến của một ngôi nhà kỳ dị thời Victoria Nằm trong một ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17 với lịch sử vô cùng lâu đời, bảo tàng này là một sự tưởng...