Thành phố cổ huyền thoại chứa ký sinh trùng ăn mặt người
Các nhà thám hiểm khám phá thành phố cổ huyền thoại trong khu rừng nhiệt đới ở Honduras phải đối mặt với một căn bệnh chết người.
“Thành phố thất lạc của Thần Khỉ” nằm trong cánh rừng rậm rạp rộng gần 52.000 km2.
Theo The Sun (Anh), nhóm các nhà thám hiểm khám phá “Thành phố thất lạc của Thần Khỉ” đã gặp phải một loại ký sinh trùng ăn mặt người.
Thành phố cổ huyền thoại này nằm trong cánh rừng rậm rạp rộng gần 52.000 km2 nằm giữa Honduras và Nicaragua
Nhóm thám hiểm đã chuẩn bị kế hoạch suốt 3 năm cho chuyến đi này.
Vào thế kỷ 16, cư dân rời bỏ thành phố do tin rằng nơi này bị nguyền rủa. Trên thực tế, thành phố bị người châu Âu xâm lược, kéo theo bệnh dịch và ách nô lệ.
Sau hàng trăm năm, các nhà thám hiểm hy vọng có thể phát hiện tàn tích đổ nát của đô thị trước đây và những đồ vật do cư dân thành phố bỏ lại khi chạy trốn. Do thành phố nằm sâu trong rừng, việc tìm kiếm đòi hỏi sự kiên trì vô cùng lớn. Đây cũng là một trong những vùng đất bí ẩn hiếm hoi chưa được giới khoa học khám phá trên Trái đất.
Nhóm thám hiểm phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, từ bệnh dịch, bị thương hoặc mất mạng do động vật hoang dã.
Trải qua hàng trăm năm, thành phố cổ này bị lãng quên, che phủ trong khu rừng rộng lớn và chỉ còn xuất hiện thông qua văn hóa dân gian và truyền thuyết địa phương.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi, nhà văn người Mỹ Douglas Preston, nhà thám hiểm Steve Elkins cùng nhà sản xuất phim tư liệu Bill Benenson đã sử dụng công nghệ cao để xác định vị trí thành phố bí ẩn.
Họ thuê một chiếc máy bay Cessna để vận hành thiết bị chụp hình bằng laser. Thông tin thu thập được chuyển thành mô hình 3D trên máy vi tính giúp các nhà nghiên cứu tìm ra những công trình hình chữ nhật dưới mặt đất.
Video đang HOT
Hiện vật cổ được xác nhà thám hiểm phát hiện ở “Thành phố thất lạc của Thần Khỉ” .
Để xác định vị trí chính xác của thành phố, nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch đi bộ xuyên rừng trong 3 năm. Không chỉ phải giải quyết vấn đề với đám cây cối rậm rạp và địa hình hiểm trở, nhóm thám hiểm còn có nguy cơ mắc bệnh, bị thương hoặc mất mạng bởi động vật hoang dã.
Nhóm thám hiểm cuối cùng cũng tìm thấy thành phố, nhưng cây cối rậm rạp khiến họ không thể quan sát toàn bộ nền móng của một kim tự tháp khổng lồ. Họ tìm thấy những hình khắc giúp xác nhận đây chính là thành phố của Thần Khỉ.
Sau khi nhóm nghiên cứu rời khỏi khu rừng, một số thành viên trong đoàn bị phát hiện mang trong mình căn bệnh chết người do Leishmaniasis gây ra. Đây là loài ký sinh trùng lây lan qua vật chủ.
Sau khi trở về, một số thành viên trong đoàn bị nhiễm ký sinh trùng ăn mặt người.
“Ký sinh trùng xâm nhập vào lớp màng nhầy niêm mạc mũi và miệng và ăn chúng”, ông Preston giải thích. “Mũi và môi bạn sẽ rơi ra. Cả gương mặt của bạn sẽ trở thành một hố sâu hoắm đau đớn”.
Một nửa thành viên trong đoàn thám hiểm sau đó đã phải trải qua quá trình điều trị bằng thuốc khá đau đớn, với những tác dụng phụ như nôn mửa, chuột rút và ảnh hưởng đến thần kinh.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng chết người cùng vô số những mối nguy hiểm khác có thể ngăn cản các cuộc thám hiểm thành phố huyền thoại này trong tương lai gần.
“Điều này quá nguy hiểm”, ông Preston nói. “Việc bước vào và ra khỏi khu vực đó đã là quá nguy hiểm rồi”.
Dường như “Thành phố thất lạc của Thần Khỉ” vẫn còn nắm giữ những bí mật, ít nhất trong vài năm tới, The Sun đưa tin.
Theo Đăng Nguyễn – The Sun (Dân Việt)
Thực sự chúng ta có nên xâm chiếm hành tinh mới được phát hiện?
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một người anh em giống hệt Trái Đất, có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là con người có nên xâm chiếm Trái Đất thứ 2 này?
Trái Đất thứ 2
Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam ESO đã chính thức xác nhận có một hành tinh giống hệt Trái Đất, cách chúng ta khoảng 4,2 năm ánh sáng. Hành tinh đó có tên Proxima b, xoay xung quanh Cận tinh Proxima Centauri.
Hành tinh Proxima b giống hệt Trái Đất.
Hành tinh này có khối lượng lớn hơn Trái Đất một chút, khoảng 1,3 lần Trái Đất, có quỹ đạo cách Cận tinh khoảng 7 triệu km, xoay xung quanh ngôi sao của nó theo chu kỳ 11 ngày, và với khoảng cách vừa đủ để tạo ra một nhiệt độ rất cân đối, đủ để duy trì nước dạng lỏng trên bề mặt.
Proxima b là hành tinh ngoài hệ Mặt Trời duy nhất tính đến thời điểm này gần với Trái Đất nhất và có đủ khả năng duy trì sự sống.
Đây được coi làm một trong những khám phá thế kỷ về thiên văn học. Nó đem đến cho các nhà khoa học một tia hy vọng mới về việc tìm kiếm sự sống mới trên các hành tinh khác gần Trái Đất.
Cảnh báo việc xâm chiếm Trái Đất thứ 2
Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học tìm ra con đường đến với hành tinh anh em của Trái Đất, Kim Stanley Robinson, một trong những tác giả khoa học viễn tưởng "cứng" vĩ đại nhất, cho rằng việc đưa con người lên các hành tinh gần hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất là một ý tưởng điên rồi và khủng khiếp.
Tác giả khoa học viễn tưởng "cứng" (hard SF) là những tác giả của những tác phẩm khoa học có tính chính xác rất cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý thiên văn, và hoá học, hoặc miêu tả một cách chi tiết và hợp lý về một thế giới có thể sẽ được hình thành khi khoa học công nghệ đủ tân tiến.
Nhà khoa học Robinson đã đưa ra những lập luận chứng minh điều khủng khiếp đó trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Aurora" - Cực quang, năm 2015 của mình. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc hành trình đầy thiệt hại của con người đến ngôi sao Tau Ceti, cũng là một hành tinh có thể thay thế Trái Đất, cách chúng ta 12 năm ánh sáng.
Cuốn tiểu thuyết Aurora nổi tiếng của nhà khoa học viễn tưởng Kim Stanley Robinson.
Robinson đề ra hành trình "vượt biên" trên một con tàu thế kỷ. Một môi trường hoàn toàn khép kín được xây dựng để bảo đảm sự sống của các nhà thám hiểm, động thực vật trong một chuyến đi dài tới Tau Ceti.
Giống bất kỳ không gian "chuẩn" trong các câu truyện khoa học viễn tưởng khác, Aurora giải quyết rất "mượt" các vấn đề vật lý trong việc di chuyển một con tàu từ một hành tinh này tới hành tinh khác.
Tuy nhiên, vấn đề hóa học lại không được như thế. Ngay những trang đầu tiên của cuốn sách đã xuất hiện những vất đề hóa học vượt quá tầm kiểm soát và giải quyết của các nhà khoa học.
Một câu nói vui đã có từ rất lâu trong giới khoa học rằng: Vật lý ứng dụng được gọi là hóa học, hóa học ứng dụng được gọi là sinh học, và sinh học ứng dụng được gọi là xã hội học. Mỗi khoa học đều liên quan đến nhau, phức tạp, mơ hồ và không thể đoán trước được.
Những vấn đề Robinson đề cập trong cuốn tiểu thuyết của mình đưa ra những khó khăn, rắc rối trong hành trình khám phá hành tinh khác của con người.
Những khó khăn trong cuộc hành tình gian khổ
Con tàu thế hệ đưa các nhà thám hiểm, động thực vật lên hành tinh khác là một hệ sinh thái khép kín với một dòng chảy liên tục, và chỉ cần một sự mất cân bằng nhỏ cũng đủ đe dọa đẩy nó vào một sự phát triển không bền vững.
Vì thế, việc duy trì sự cân bằng trở thành hoạt động trung tâm và choán hết thì giờ của các nhà thám hiểm.
Trên con tàu của Robinson, thế hệ của sự sống đã sản sinh ra khá nhiều muối và tiêu hao khá nhiều phốt pho, và sự mất cân bằng nhỏ này đã đẩy toàn bộ con tàu vào vòng xoáy chết của sinh thái.
Tuy nhiên, con người đã rất thông minh vào khéo léo, ngay sau đó đã khắc phục được sự mất cân bằng này.
Nhưng, một vấn đề khó khăn hơn lại nảy sinh ở giai đoạn tiếp theo. Vi khuẩn trên tàu sinh sản và phát triển nhanh hơn số lượng dân số ít ỏi của con người có thể thích nghi được.
Mỗi thế hệ tồn tại trong thời gian ngắn hơn và kém phát triển hơn so với trước. Và ở cấp độ xã hội, họ sẽ đấu tranh với nhau bằng bạo lực và sự ích kỷ của bản chất con người tự nhiên.
Trước khi hành trình kết thúc, nhân vật trong câu chuyện của Robinson không những không cảm ơn tổ tiên đã gửi họ lên hành tinh khác Trái Đất để duy trì ngòi giống trong trường hợp Trái Đất quá tải, mà đã nguyền rủa vì đẩy họ đến một "vực thẳm" khác, con đường đến chết ngắn hơn.
Tạm kết:
Vấn đề Robinson đặt ra đang ngày càng thu hút giới khoa học quan tâm.
Ngay cả khi chúng ta định cư ở Trái Đất và tìm kiếm sự sống trên những hành tinh khác, thì hệ sinh thái quý giá và mong manh này có thực sự được an toàn khi di chuyển đến một hành tinh khác không - nơi mà khi con người đến đó sẽ gần như không bao giờ trở lại được?
Hay nó có đáng để chi một khoản khổng lồ chỉ để thử nghiệm một nơi con người chưa từng đặt chân, trong khi, hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi biến đối khí hậu?
Theo_Ictnews
Bí mật vụ tìm thấy xác ướp nhà thám hiểm Đức sau 1 năm mất tích Bên trong du thuyền trôi dạt trên biển, 2 ngư dân người Philippines đã phát hiện thi thể vẫn còn nguyên vẹn, không hề phân hủy của nhà thám hiểm người Đức, người đã mất tích hơn một năm trước. Tờ The Independent của Anh đưa tin ngày 2/3, hai ngư dân Philippines đã phát hiện một du thuyền màu trắng dài 12m...