Thành phố chi hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, khách vẫn chê xe buýt
Ngân sách TP chi hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm để trợ giá cho xe buýt hoạt động nhưng khối lượng hành khách đi xe đang giảm. Theo đại biểu HĐND TP, tài xế phóng nhanh, vượt ẩu; phụ xe quát nạt khách… là những lý do khiến người dân quay lưng với xe buýt.
Ngày 25/6, Đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) TPHCM đã có buổi giám sát về tình hình sử dụng kinh phí trợ giá xe buýt 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 tại Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM.
Theo báo cáo của Sở GTVT TP, tổng khối lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) 6 tháng đầu năm đạt 270,7 triệu lượt hành khách, đạt 45,1% so với kế hoạch. Trong đó, vận chuyển xe buýt có trợ giá đạt 133 triệu lượt hành khách (giảm 13% so với cùng kỳ), đạt gần 42% kế hoạch năm.
Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm là hoàn thành chỉ tiêu 600 triệu lượt hành khách sử dụng phương tiện VTHKCC
Nhiều đại biểu HĐND TP cho rằng lượng hành khách đi xe buýt giảm đến 13% trong 6 tháng đầu năm là chuyện đáng báo động. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì phải nhìn nhận thực tế là chất lượng phục vụ trên xe buýt còn nhiều hạn chế đang khiến người dân bỏ rơi loại hình vận tải này.
Video đang HOT
Bà Tô Thị Hoa, Phó Trưởng phòng Công tác HĐND TP khẳng định mình là người “trung thành” với phương tiện xe buýt vì thường dùng phương tiện này. Nhưng bà nhận định không hài lòng chút nào đối với thái độ phục vụ của đội ngũ lái xe, nhân viên xe buýt. Cụ thể là nhân viên lạnh nhạt, quát tháo hành khách; còn tài xế thì thường chạy nhanh, vượt ẩu,…
Đồng quan điểm với bà Hoa, đại biểu Thượng Mỹ An nhắc nhở đến việc bảo đảm an ninh trên xe buýt. Ngoài ra, theo đại biểu này thì xe buýt thành phố cần nâng cao đạo đức, cái tâm của đội ngũ phục vụ, nếu không tạo sự thay đổi trong khâu này thì thật khó để thu hút hành khách đi xe buýt.
Hiện nay, tỷ lệ người đi xe buýt đạt hơn 9% tổng lượng đi lại của người dân thành phố, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên và công nhân. Theo các đại biểu HĐND TP, muốn tăng lượng hành khách thì phải thu hút đối tượng xã hội khác chứ các nhóm đối tượng trên không thể tự “đẻ” thêm để đi xe buýt. Vì vậy, cải thiện chất lượng phục vụ hành khách là nhiệm vụ then chốt của ngành xe buýt thành phố.
Ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP, cho biết: “Trong thời gian tới Sở sẽ áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách đi xe buýt. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2016 các đơn vị vận tải sẽ tiến hành gắn camera trên xe buýt để tăng cường kiểm soát, cũng như hạn chế tình trạng móc túi, quấy rối tình dục trên xe buýt”.
Ngoài ra, theo kế hoạch Sở sẽ tiến hành điều chỉnh lộ trình của 15 tuyến xe buýt trong năm 2015 để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Sở cũng đang nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức đấu thầu khai thác tuyến xe buýt để chọn đơn vị vận tải (trong và ngoài nước) có năng lực và đáp ứng tiêu chuẩn ngành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ; đề xuất dự án đầu tư xây dựng hệ thống vé điện tử thông minh trên xe buýt…
Bên cạnh đó, một số giải pháp nhỏ cũng đang xem xét ứng dụng để tăng cường tiện ích trên xe, tăng khả năng tiếp cận xe buýt cho hành khách. Cụ thể như ứng dụng phần mềm để lựa chọn tuyến xe buýt trên smartphone, nhắn tin qua điện thoại biết thời gian xe tới trạm, lắp đặt wifi trên xe buýt…
Gia hạn truy thu 100 tỷ đồng trợ giá xe buýt đến cuối năm 2016 Ông Lê Hoàng Minh – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM – cho biết đến thời điểm quyết toán tiền trợ giá xe buýt tháng 5/2015, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã thu hồi được hơn 43 tỷ đồng tiền trợ giá xe buýt năm 2013. Ông Lê Hoàng Minh cho biết theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng là 2.350.000 đồng/tháng (vùng I). Trong bối cảnh thực tế tại thành phố thực hiện việc xã hội hóa rất cao với 80% số đơn vị tham gia là Hợp tác xã. Theo thông lệ hàng năm, khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương thì UBND thành phố đều phê duyệt cho áp dụng mức lương này đối với hoạt động xe buýt thành phố. Do đó, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã tạm thanh toán phần chênh chi phí do điều chỉnh tiền lương cho các đơn vị vận tải trong 6 tháng đầu năm 2013 với tổng số tiền khoảng 100 tỷ đồng, để đảm bảo cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe yên tâm hoạt động ổn định (tương tự như TP Hà Nội cũng áp dụng). Nhưng UBND TP giao dự toán 1.470 tỷ đồng theo mức lương 2.000.000 đồng/tháng (vùng I). Thời gian thu hồi 100 tỷ đồng tiền trợ giá xe buýt năm 2013 được gia hạn đến hết năm 2016 Trước tình hình đó, Sở GTVT đã tiến hành thu hôi tiên trơ gia xe buyt 6 thang đâu năm 2013 cua cac đơn vị vân tai do đa tam câp thưa vươt đơn gia quy đinh, với thời gian thu hồi trong 10 tháng kể từ tháng 1 năm 2015 và đã được các đơn vị vận tải thống nhất bằng hình thức khấu trừ 10% tiền trợ giá hàng tháng trong năm 2015. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện việc thu hồi, các đơn vị vận tải gặp khó khăn trong hoạt động, nên đã có văn bản kiến nghị kéo dài thời gian thu hồi của 6 tháng còn lại và Sở GTVT thống nhất theo lộ trình chậm nhất đến hết năm 2016 hoàn tất việc thu hồi. Tính đến thời điểm quyết toán tiền trợ giá xe buýt tháng 5 năm 2015, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng đã thu hồi được số tiền là 43,113 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 43%).
Quốc Anh
Theo Danviet
Mỗi xe buýt gắn 3 camera để chống sàm sỡ, móc túi
Mỗi xe buýt được gắn 3 camera, trong đó 2 cái để quan sát bên trong xe và 1 camera gắn phía trước xe để theo dõi hành trình và việc đón, trả khách.
Theo Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng (gọi tắt là Trung tâm), hầu hết các đơn vị vận tải xe buýt đều thống nhất chủ trương lắp đặt camera trên xe buýt theo chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải TP.
Hiện kế hoạch triển khai đã hoàn tất, việc lắp đặt trên các xe hiện có sẽ thực hiện từ quý III/2015 đến quý IV/2016. Riêng đối với các xe mới thuộc đề án 1.680 xe buýt của TP hoặc đơn vị xe buýt tự đầu tư đều buộc phải lắp đặt camera.
HTX 19/5 đã lắp đặt camera trên 51 chiếc xe buýt chạy tuyến số 33 (ảnh minh họa)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Triệu - Chủ nhiệm HTX 19/5 - cho biết đã lắp đặt camera trên 51 chiếc xe buýt đang chạy tuyến số 33 (Bến xe An Sương - Suối Tiên - ĐHQG TPHCM). Theo kế hoạch, cho đến hết quý IV/2016, HTX 19/5 sẽ tiến hành lắp đặt trên tất cả xe buýt còn lại. Hiện tại, HTX 19/5 có 430 xe buýt đang hoạt động trên 18 tuyến.
Theo ông Triệu, ngoài việc hỗ trợ kiểm soát số lượng hành khách đi xe buýt, thái độ phục vụ của tài xế, tiếp viên trên xe buýt, gắn camera theo dõi góp phần hạn chế nạn móc túi, quấy rối tình dục và mất an toàn trên xe buýt. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt trong HTX.
Do việc gắn camera lần đầu thực hiện trên xe buýt nên Trung tâm sẽ triển khai lắp đặt thử nghiệm trên một số tuyến trong quý III/2015. Trên cơ sở đó, Trung tâm sẽ đánh giá sơ bộ để rút kinh nghiệm và tiếp tục gắn camera trên các tuyến xe buýt còn lại.
Theo Trung tâm, với kinh phí đầu tư cho thiết bị, lắp đặt khoảng 13 triệu đồng/xe và chi phí thường xuyên cho công tác vận hành hệ thống khoảng 400.000 đồng/xe/tháng là tương đối lớn. Vì vậy, Trung tâm sẽ tham mưu cho Sở GTVT TP theo 2 hướng: kiến nghị UBND TP xem xét hỗ trợ các đơn vị vận tải đã đầu tư lắp đặt đồng bộ trên xe buýt; hoặc đưa nội dung chi phí thiết bị vào tính toán đơn giá để tính trợ giá.
Quốc Anh
Theo Dantri
Thanh tra toàn diện quản lý trợ giá xe buýt Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân vừa ký quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra toàn diện các mặt quản lý đối với việc trợ giá cho hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố. Theo đó, Đoàn do bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Phó Chánh...