Thành phố cảng của Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp do cá chết
Thành phố cảng Volos ở miền Trung Hy Lạp đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hiện tượng cá chết nổi trắng các bờ biển và sông ngòi, đe dọa sinh kế của người dân địa phương.
Cá chết tại cảng Volos, Hy Lạp, ngày 28/8/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tin ngày 31/8 của hãng thông tấn nhà nước Hy Lạp, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài 1 tháng, theo đó cho phép tập trung ngân sách và nguồn lực để làm sạch khu vực cảng Vịnh Pagasetic. Hàng tấn cá chết đã dồn ứ lại dọc các bờ biển và các con sông ở đây. Chỉ riêng trong ngày 27/8 vừa qua, nhà chức trách đã phải dọn dẹp 57 tấn cá chết trên các bãi biển gần Volos. Ngoài dùng các tàu lớn, lực lượng chức năng cũng đặt các tấm lưới đặc biệt ở cửa sông Xiria để thu gom cá chết.
Đây là thảm họa môi trường thứ hai xảy ra tại cảng Volos, sau trận lụt kinh hoàng ở vùng Thessaly hồi năm ngoái, trong đó mực nước trong một hồ trong khu vực dâng cao hơn 3 lần so với bình thường.
Theo phân tích của Giáo sư Dimitris Klaudatos chuyên về nông nghiệp và môi trường tại Đại học Thessaly, cơn bão Daniel và Elias hồi năm ngoái đã làm ngập các vùng đồng bằng có diện tích khoảng 20.000 ha, cuốn trôi một lượng lớn cá nước ngọt từ sông ra biển. Lượng khách du lịch tới vùng này đã giảm 80% trong năm ngoái, và tình trạng này được cho là sẽ tồi tệ hơn do thảm họa cá chết hiện nay.
Cơ quan công tố đã mở cuộc điều tra về cuộc khủng hoảng môi trường này.
Video đang HOT
Các yếu tố khiến hàng nghìn người thiệt mạng vì lũ lụt thảm khốc ở Libya
Các chuyên gia nhận định rằng biển ấm hơn, rối ren chính trị và cơ sở hạ tầng thiếu thốn kết hợp với ảnh hưởng tàn khốc từ trận lũ hôm 10/9 đã khiến hơn 3.000 người Libya thiệt mạng.
Nước biển ấm hơn
Xe ô tô hư hại trên đường phố Derna sau lũ quét. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin các tòa nhà ven sông ở thành phố Derna đã đổ sập sau khi cơn bão Daniel mang theo lượng mưa lớn làm vỡ đập sông và nhấn chìm toàn bộ khu vực lân cận.
Bão Daniel hình thành vào khoảng ngày 4/9, tàn phá nhiều nơi tại Bulgaria, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước. Những cơn bão Địa Trung Hải mang đặc điểm của bão nhiệt đới này thường được gọi là "medicane", xảy ra một đến ba lần một năm.
Kênh DW (Đức) cho biết với đường kính tối đa 300 km, "medicane" thường nhỏ hơn bão nhiệt đới. Chúng thường tan sau vài tiếng đồng hồ và hiếm khi kéo dài đến 2 ngày.
Giáo sư Suzanne Gray tại Đại học Reading (Anh) nhấn mạnh "medicane" cần nhiệt và độ ẩm. Những yếu tố này lại "được tăng cường nhờ nhiệt độ mặt nước biển ấm".
Nhiều nhà khoa học nhận định vùng nước bề mặt ở phía Đông Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ấm hơn bình thường từ 2 đến 3 độ C, "có khả năng khiến lượng mưa dữ dội hơn".
Giáo sư Gray bổ sung rằng báo cáo đánh giá cuối cùng từ ban cố vấn khoa học của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được công bố đầu năm nay, đã kết luận rằng thế giới đang nóng lên sẽ làm tăng sức mạnh của "medicane" ngay cả khi chúng giảm tần suất.
Hầu hết các nhà khoa học đều thận trọng trong việc tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa các hiện tượng thời tiết riêng lẻ và những thay đổi lâu dài của khí hậu. "Nhưng bão Daniel là minh họa cho loại lũ lụt tàn khốc có thể ngày càng tăng trong tương lai khi thế giới nóng lên", Giáo sư Lizzie Kendon tại Đại học Bristol (Anh) nhận định.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiệt độ bề mặt nước biển đang tăng cao đến mức nhiệt kỷ lục trên toàn cầu, với 2023 có thể sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người tạo ra kể từ buổi bình minh của thời đại công nghiệp.
Bất ổn chính trị
Cảnh tan hoang trên đường phố Derna sau lũ lụt. Ảnh: AFP
Một số nhà phân tích tin rằng bối cảnh chính trị ở Libya - bị chia cắt bởi hơn một thập kỷ xung đột dân sự sau cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011 - đã góp phần dẫn đến mức tàn phá này.
Libya bị chia rẽ giữa hai chính phủ đối địch: chính quyền được quốc tế công nhận có trụ sở tại thủ đô Tripoli ở phía Tây và một bên là lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía Đông bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Giảng viên Leslie Mabon tại Đại học Mở có trụ sở ở Anh, lập luận: "Không có cái gọi là thảm họa tự nhiên".
Ông cho biết, mặc dù biến đổi khí hậu có thể khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, nhưng các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế sẽ quyết định đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Một giảng viên khác tại Đại học Mở (Anh) - ông Kevin Collins cho biết thiệt hại về người cũng là hậu quả của hạn chế trong hệ thống dự báo, cảnh báo và sơ tán của Libya. Ông nói thêm, những điểm yếu trong tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế đối với cơ sở hạ tầng và các thành phố cũng bộc lộ.
Ông Mabon cho biết thêm, tình trạng chính trị ở Libya "đặt ra những thách thức trong phát triển các chiến lược đánh giá, trao đổi thông tin về rủi ro; điều phối các hoạt động cứu hộ và khả năng bảo trì các cơ sở hạ tầng quan trọng như đập nước".
Bão mạnh càn quét miền Đông Libya khiến ít nhất 25 người thiệt mạng Các nguồn tin y tế Libya cho biết ít nhất 25 người đã thiệt mạng và nhiều công trình hư hại khi cơn bão Daniel càn quét các thành phố ở miền Đông nước này trong các ngày 10 và 11/9. Bão mạnh càn quét miền Đông Libya. Ảnh: libyaalahrar.net Theo tuyên bố của Quân đội Quốc gia Libya, 7 thành viên của...