Thành phố biển đẹp nhất Việt Nam nhìn từ trên cao
Từ độ cao 200 m, các công trình như chợ Đầm, sân vận động, nhà thờ, chùa, tháp bà Ponagar và nhiều danh thắng khác của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) hiện lên ở góc nhìn khác lạ.
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Từ năm 2009, thành phố biển này được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của Biển Đông, hay viên ngọc xanh do những giá trị thiên nhiên, khí hậu tự nhiên. Diện tích tự nhiên của thành phố biển này là 251 km, dân số khoảng 500.000 người. Phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía nam liền kề huyện Cam Lâm, phía tây nối liền huyện Diên Khánh và phía đông là bờ biển trải dài khoảng 4,5 km.
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển, chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km (chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố). Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3 đến 15 chủ yếu nằm ở phía tây và đông nam hoặc trên các đảo nhỏ (chiếm 36,24% diện tích).
Vùng núi có địa hình dốc trên 15 phân bố ở hai đầu bắc – nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá (chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố).
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 26,3C, mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch. Lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm).
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên “Nha Trang” được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Tên sông chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
Vinpearl Land nhìn từ trên cao.Từ thành phố vào hòn đảo này, du khách phải sử dụng hệ thống cáp treo hoặc phà, tàu cao tốc hoặc ca nô. Đây là một quần thể vui chơi giải trí với các trò cảm giác mạnh du nhập từ nước ngoài, hệ thống resort và khách sạn 5 sao, thủy cung rộng 3.400 m như một đại dương thu nhỏ với 300 loài sinh vật biển lạ mắt.
Video đang HOT
Thành phố có trên gần 900 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài 115,64 km. Đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài 41,377 km. Trên ảnh là ngã 6 tại trung tâm thành phố.
Sân vận động 19/8 với sức chứa 20.000 chỗ ngồi nằm bên đường Phan Chu Trinh, phường Vạn Thạnh. Đây là sân nhà của CLB bóng đá đang chơi ở giải V-league mang tên Khánh Hòa.
Trung tâm thành phố có nhà thờ Đá nằm ở độ cao 12 m. Công trình được xây dựng năm 1928 theo lối kiến trúc nhà thờ công giáo phương Tây, giống với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam.
Khu vực chùa Long Sơn (hay còn gọi là Chùa Phật trắng, trước có tên là Đăng Long Tự) tại đường 23/10, phường Phương Sơn. Chùa nằm ngay dưới chân đồi Trại Thủy, được xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Chính điện chùa Long Sơn rộng 1.670 m, có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. Trải qua nhiều lần trùng tu đến nay Long Sơn là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa.
Hình ảnh Hòn Chồng thuộc địa bàn phường Vĩnh Phước nhìn từ ngoài biển. Danh thắng này bao gồm quần thể những khối đá lớn nhỏ, nhiều tầng lớp với hình thù kỳ dị xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển. Điểm nhấn của Hòn Chồng là hai cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La San, được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều.
Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc. Được xây dựng từ thế kỷ 8-13, Tháp Bà nổi tiếng Nha Trang là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung.
Đường Trần Phú và quảng trường 2/4. Tuyến đường sầm uất nhất thành phố Nha Trang này bắt đầu từ cảng cầu đá, chạy dọc bên bờ biển, tiến về phía bắc, vắt qua sông Cái.
Chợ Đầm tại trung tâm thành phố có kiến trúc độc đáo theo hình hoa sen, đường kính 66,5 m với một tầng hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng một và tầng lầu rộng tới 5.270 m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách. Đây là chợ lớn nhất tỉnh, vừa là biểu tượng thương mại vừa là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách.
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư-Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km.
Sông Cái là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và sinh hoạt của người dân thành phố và các huyện lân cận.
Cùng với Đà Nẵng, Nha Trang là một trong hai thành phố thu hút nhiều khách du lịch nhất trong số các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ.
Theo Zing News
Nha Trang - miền thùy dương cát trắng
Nhắc đến Nha Trang, ta nghĩ ngay đến một thành phố biển năng động đầy sức sống, những con người thân thiện, trẻ trung, bãi biển dài cùng làn nước xanh mát.
Nha Trang luôn chào đón bạn với những tiếng sóng vỗ bên những hàng dừa nghiêng nghiêng, với con đường biển dài trên đường Trần Phú. Những du khách yêu biển, muốn được hòa mình vào nước biển xanh ngắt làm xoa tan đi áp lực đời thường, hãy đến đây, nơi mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất. Nơi đây luôn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước vào các ngày lễ, hay tuần trăng mật của các đôi uyên ương.
1. Phương tiện đi lại
Bạn có nhiều lựa chọn để đi đến Nha Trang: máy bay, tàu, xe khách, hoặc bằng xe máy. Vé máy bay vào dịp lễ, giá có thể đắt hơn. Bạn có thể đặt vé sớm, giảm bớt được ít chi phí. Vé Sài Gòn - Cam Ranh, giá vé khoảng từ 700.000-1 triệu đồng một vé. Nếu bạn săn được vé khuyến mãi thì khoảng từ 200.000-400.000 đồng.
Vé tàu: Nếu muốn tiết kiệm thêm chi phí, bạn nên đi bằng tàu hoặc xe khách. Vé tàu Sài Gòn - Nha Trang khoảng từ 350.000-500.000 đồng, tùy theo loại ghế cứng, ghế mềm, hay giường nằm điều hòa. Bạn có thể nhìn ngắm phong cảnh dọc đường, làm cho chuyến đi thêm hấp dẫn.
Xe khách: Bạn có thể lựa chọn nhiều hãng xe có uy tín.
Xe máy: Du lịch bằng xe máy đang là phương tiện thuận tiện cho giới trẻ. Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể chinh phục và khám phá vẻ đẹp của đất nước suốt dọc đường đi, và đây có lẽ là phương án tiết kiệm nhất. Hơn nữa xe máy cũng rất tiện khi đến trung tâm thành phố Nha Trang.B ạn nên đi từ 2 cặp đôi trở lên để đảm bảo về vấn đề an toàn và vui chơi.
2. Lưu trú
Nha Trang là thành phố du lịch, có nhiều khách sạn, nhà nghỉ hay những khu resort với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, vào dịp lễ thì khách du lịch đổ về Nha Trang khá đông, để tránh tình trạng "cháy phòng", nếu có điều kiện bạn hãy đặt phòng trước cho chắc chắn.
Khách sạn cao cấp vịnh Ninh Vân. Ảnh : Fantasea.vn.
Nếu bạn muốn khi vừa tỉnh giấc buổi sáng, mở toang cửa phòng ra đã thấy được bình minh vừa hé nở lên trên bãi biển, nghe được tiếng sóng vỗ, man mác hơi lạnh do từng đợt gió biển mang về, bạn nên thuê phòng trên con đường Trần Phú với giá vé từ 2-5 triệu đồng như khách sạn Shareton Nha Trang & Spa, Best Western Premier Havana Nha Trang, Crowne Plaza Nha Trang, Sunrise Nha Trang. Hay các khu resort cao cấp ở Vịnh Ninh Vân, Vinpearl với giá 5 đến 10 triệu một đêm.
Ngoài ra, nếu không có điều kiện, bạn có thể thuê phòng nghỉ khoảng từ 150.000-300.000 đồng ở khu vực đường 2/4 gần chợ Đầm, hay khu vực gần khu vực Big C Nha Trang, để giảm bớt chi phí chuyến đi.
3. Địa điểm vui chơi
Đến với Nha Trang, bạn có thể thỏa sức tung hứng nhiều trò chơi đặc sắc trên đảo khi vào Vinpearl, trầm mình trong suối khoáng nóng, ngụp lặn trong hồ tắm bùn hay spa dưới vòi nước ngàn tia... Bạn có thể thuê tàu đến với hòn Tằm, hòn Mun, hòn Một hay khám phá thế giới nước lý thú tại Thủy cung Trí Nguyễn, hít thở không khí mát lạnh ở thác Yang Bay, hay khám phá thế giới cổ tại Tháp Bà Ponagar. Và đừng bỏ qua cơ hội khám phá thế giới đại dương tại Nha Trang với các tour lặn biển ngắm san hô và có vài bức ảnh cùng thế giới đại dương nhiều màu sắc.
Nha Trang tuyệt đẹp về đêm. Ảnh: Nhatrangblueseatravel.
Tham quan Viện hải dương học, vinh Bảo Đại, hay hòn Chồng, dạo buổi tối cùng gia đình và bạn bè trên bãi biển, ngắm Nha Trang về đêm luôn được nhiều du khách lựa chọn. Bạn có thể đi một vòng lên Đại học Nha Trang, toàn cảnh Nha Trang thu vào tầm mắt bạn. Bạn nên chạy một vòng ven biển xa trung tâm thành phố Nha Trang, chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi ánh đèn về đêm của những chiếc tàu nằm cạnh bờ biển, để chuẩn bị cho một ngày mới để ra khơi.
Nếu bạn là mảng người thích khám phá,thì việc chinh phục cực Đông (Vạn Ninh, Khánh Hòa) - nơi đón ánh bình minh đầu tiên ở Việt Nam là điều không thể bỏ qua, hay bạn có thể thức thật dậy sớm chạy một vòng ven biển để nhìn ngắm cảnh đoàn thuyền ra khơi.
4. Ăn uống
Bún chả cá: Bún cá trong văn hóa ẩm thực của người dân biển Nha Trang thân thuộc như món phở với người Hà Nội hay tô mì Quảng với người Quảng Nam. Bún chả cá rất dễ tìm, chạy dọc theo con đường trên gần chợ Đầm hay những quán gần Tháp Bà Ponagar, giá khoảng tầm 15.000-30.000.
Bún chả cá đặc trưng miền biển Nha Trang. Ảnh: Duocbaokhang.
Thịt bò nướng Lạc Cảnh: Đây là một trong những đặc sản của Nha Trang. Tại quán có khá nhiều loại bò nướng để bạn lựa chọn, và đây cũng là món ăn nổi tiếng đối với du khách nước ngoài. Quán tọa lạc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chả cá Nha Trang: Chả cá Nha Trang ngon vì làm từ cá tươi, bạn có thể vào chợ Đầm để mua ăn hoặc đem về làm quà. Bạn sẽ thấy được điểm khác biệt ở chả cá Nha Trang với chả cá vùng khác. Giá khoảng từ 100.000-120.000 đồng một kg.
Ngoài ra còn có những món ăn không thể không kể đến như nem nướng, hải sản làng chày, mực rim chợ Đầm, bánh căn, vịt cầu dứa, bún sứa, bánh ướt Diên Khánh, hay món bánh tráng xoài... Chợ Đầm là nơi bạn có thể thưởng thức những món ăn đơn giản mà vẫn mang hương vị đặc trưng miền biển Nha Trang.
Theo Zing
Viếng ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang Những ngày mùng 1 hay rằm, du khách đến Nha Trang sau khi tham quan cảnh đẹp thường tìm đến chùa Long Sơn thắp hương và thưởng thức các món chay. Chùa Long Sơn còn có những tên gọi khác như Chùa Phật trắng (Phật lớn), Kim Thân Phật tổ, Đăng Long tự... Đây là ngôi chùa nổi tiếng, nằm trong danh sách...