Thành phố băng trong lòng Trung Quốc
Với thời tiết lạnh gần âm 17 độ C, thành phố băng ở Cáp Nhĩ Tân thu hút lượng lớn du khách qua lễ hội băng đăng, thường được tổ chức vào ngày 5/1 hàng năm và kéo dài suốt một tháng.
Cáp Nhĩ Tân là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, nằm ở phía đông bắc Trung Quốc. Dân số nơi đây khá đông, lên tới trên 10 triệu người với diện tích hơn 53.000 km2 vào năm 2010.
Dưới thời Mãn Châu, Cáp Nhĩ Tân từng là nơi sấy lưới đánh cá ở thôn quê nhỏ bé nhưng nay trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, đồng thời là thành phố lớn tại vùng Đông Bắc Á. Thành phố này ban đầu vô cùng thịnh vượng nhờ sự sinh sống, hoạt động của những người nhập cư đến từ nước Nga.
Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân rực sáng trong đêm. Ảnh: Ngoisao
Nằm ở phương Bắc, hằng năm, Cáp Nhĩ Tân thường phải chịu những đợt gió lạnh thổi về từ Siberia. Vào mùa hè, thời tiết nơi đây mát mẻ với nhiệt độ trung bình khoảng 21,2 độ C nhưng sang đông lại xuống gần âm 17 độ C, đôi khi còn tới âm 38 độ C.
Chính sự khắc nghiệt về thời tiết này lại trở thành điều kiện thuận lợi để Cáp Nhĩ Tân tổ chức lễ hội băng đăng – một trong bốn sự kiện băng tuyết lớn nhất thế giới. Lịch trình thường bắt đầu vào ngày 5/1 hàng năm và kéo dài tới một tháng. Tuy vậy, ban tổ chức lễ hội vẫn phải xem xét tình hình thời tiết để điều chỉnh thời điểm mở cửa phù hợp.
Đến thăm lễ hội, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng và vui chơi trong các công trình hoàn toàn bằng băng. Ảnh: Ngoisao
Vật liệu dựng nên thành phố băng thường lấy từ sông Tùng Hoa, được người nghệ nhân dùng cưa cắt thành từng khối. Sau đó, vận dụng các kỹ thuật điêu khắc, họ tạc nên tác phẩm khổng lồ, mô phỏng những kỳ quan thế giới hay công trình nổi tiếng của Trung Quốc. Các câu chuyện cổ tích cũng được tái hiện khéo léo qua những tảng băng cùng ánh đèn màu rực rỡ.
Công nghệ trang trí tác phẩm cũng rất đa dạng, áp dụng từ phương thức hiện đại như dùng đèn laze đến cách truyền thống là đèn lồng băng. Suốt thời điểm diễn ra sự kiện, các buổi biểu diễn đèn băng cũng được thực hiện trong công viên thành phố cùng những hoạt động mùa đông như trượt tuyết hay bơi lội trên sông Tùng Hoa.
Một số tác phẩm cũng phải được chuẩn bị từ năm trước như công trình và tượng đài theo nhiều phong cách, kiến trúc khác nhau hay hình ảnh động vật, con người. Đây được coi là hoạt động hấp dẫn nhất trong mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân và thường thu hút lượng du khách khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới về thưởng thức.
Năm 2007, Cáp Nhĩ Tân tổ chức lễ hội băng đăng mang chủ đề Canada nhằm tưởng niệm một bác sĩ có tên Norman Bethune còn dựng bức tượng cao tới 8,5m, dài 250m và sử dụng 13.000 mét khối tuyết. Tác phẩm này sau đó được ghi vào sách kỷ lục Guiness cho hạng mục “tượng tuyết lớn nhất thế giới”.
Theo VNE
Những địa điểm đẹp như chốn thần tiên trong Tây Du Ký
Bộ phim Tây Du Ký phiên bản năm 1986 đã làm say đắm không biết bao nhiêu thế hệ. Thành công của bộ phim một phần là nhờ những ngoại cảnh hùng vĩ và độc đáo.
Đạo diễn Dương Khiết cùng các cộng sự đã trèo đèo lội suối đi khắp Trung Quốc để chọn những nơi phù hợp nhất với từng tập phim, trong đó có nhiều địa danh nổi tiếng như Sư Tử Lâm, Trương Gia Giới, Hỏa Diệm Sơn... Đoàn làm phim đã phải trải qua những vất vả, khó nhọc trong hành trình quay phim dọc Trung Quốc để đem lại những thước phim huyền thoại.
Video đang HOT
1. Nơi Tôn Ngộ Không xuất thế:
Khối đá hình người nằm sát mép nước rất phù hợp với tập phim. Ảnh: Giaoduc.net
Theo nguyên tác, nơi Thạch Hầu ra đời có sóng dữ và bờ đá hiểm trở, do đó nữ đạo diễn Dương Khiết đã chọn sông Bắc Đới ở tỉnh Phúc Kiến.
Thạch Hầu ra đời. Ảnh: Giaoduc.net
Đặc biệt hơn, nơi đây còn có một tảng đá hình người cạnh bãi biển rất hợp với ý đồ của đạo diễn. Tại đây đã diễn ra cảnh quay Thạch Hầu ra đời.
2. Hoa Quả Sơn:
Thủy Liêm Động được lấy bối cảnh là thác Hoàng Quả Thụ ở Quý Châu. Dòng thác trắng xóa hùng vĩ đổ xuống tạo ra cầu vồng tuyệt đẹp đã góp phần tạo ra không khí tuyệt vời cho cảnh quay.
Thác nước ở Thủy Liêm Động trong phim. Ảnh: Phim Tây Du Ký
"Tôn Ngộ Không" quay lại thăm chốn xưa.
Thác Hoàng Quả Thụ ngày nay là một điểm du lịch hút khách. Ảnh: Chinatour
Những địa điểm khác được chọn để quay các cảnh cuộc sống của bầy khỉ bao gồm đảo Đông Sơn ở Phúc Kiến, vườn bách thảo Lô Sơn ở Giang Tây, Trương Gia Giới ở Hồ Nam, vườn dừa Văn Xương ở Hải Nam, Hoàng Quả Thụ ở Quý Châu, Thất Vương Phần và chùa Giới Đài ở Bắc Kinh.
Quay cảnh Hoa Quả Sơn phía trên thác Hoàng Quả Thụ. Ảnh: Giaoduc.net
Rừng dừa Vân Xương ở Hải Nam, nơi quay cảnh bầy khỉ đi hái lượm. Ảnh: Tuvientuongvan
Ngai báu của Hầu vương nằm ngoài chùa Giới Đài ở Bắc Kinh. Ảnh: Tuvientuongvan
3. Chùa Tiểu Lôi Âm:
Ngôi chùa nằm tại Cửu Hoa Sơn, tỉnh An Huy được chọn làm nơi quay tập phim "Ngộ nhập Tiểu Lôi Âm", khi thầy trò Đường Tăng gặp Hạnh Tiên và yêu quái Hoàng Mi. Không gian cổ kính của ngôi chùa và đại điện rộng lớn rất thích hợp với cảnh quay.
Chùa Tiểu Lôi Âm ngày nay. Ảnh: Tuvientuongvan
4. Tây Lương nữ quốc:
Phần lớn những cảnh quay trong tập phim đẹp đẽ và buồn bã này được quay ở hoa viên Sư Tử Lâm, Tô Châu.
Khung cảnh Sư Tử Lâm ngày nay. Ảnh: Chinatour
Toàn bộ những vọng lâu, thủy đình, nhà hồng gác tía có sẵn trong hoa viên đều được "phù phép" thành cung điện và tẩm cung Nữ Nhi quốc.
Cuộc sống trong mơ của Nữ vương. Ảnh: tuvientuongvan
5. Hỏa Diệm Sơn:
Cảnh vật ở Hỏa Diệm Sơn không khác gì sao Hỏa với một biển cát đỏ mênh mông khổng lồ, những vách núi cằn cỗi hoang hóa. Không một cây cỏ nào có thể tồn tại trên mảnh đất được coi là "vực lửa châu Á" này.
Cảnh quay ở Hỏa Diệm Sơn. Ảnh: Phim Sina.com
Địa điểm được đoàn Tây Dy Ký chọn quay ngoại cảnh cho tập 17 - "Ba lần lấy quạt Ba Tiêu" là khu vực có những dãy đồi cát đá xếp chồng như kim tự tháp khổng lồ.
Thầy trò Đường Tăng hỏi đường ở Cao Xương cổ thành. Ảnh: 24h.com
Ngày nay những cồn cát vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ. Ảnh: Advantour
6. Hang ổ của Bạch Cốt Tinh:
Bối cảnh của tập 10 - "Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" được quay ở công viên quốc gia Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam. Những núi đá dựng đứng, những cánh rừng nguyên sơ cùng với sương mù đem lại cho khu vực này vẻ âm u đúng như trong truyện.
Cảnh quay ở Trương Gia Giới trong phim. Ảnh: Phim Tây Du Ký.
Ngày nay, đây là một trong những điểm đến hút khách nhất Trung Quốc. Ảnh: Chinatour
Theo Zing
97.000 tượng Phật được khắc vào đá ở Long Môn thạch động Di tích này bao gồm 1.352 hang động, 785 hốc, 3.680 bia đá, 40 ngôi chùa, cùng hơn 97.000 tượng Phật, Bồ tát và La hán đủ kích cỡ khắc trực tiếp vào vách núi. Nằm cách thành cổ Lạc Dương 12 km về phía nam tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Long Môn thạch động là một trong ba địa điểm điêu...