Thanh Oai: Nhà xưởng vững chãi trên đất nông nghiệp
Từ tháng 4 đến tháng 7/2012 Báo VietNamNet liên tục nhận được đơn tố cáo khẩn cấp của bạn đọc Lê Trọng Hệ (thôn Văn Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) về việc xây dựng sai phép tại địa phương và đề nghị báo can thiệp phản ánh.
Xây dựng hàng trăm m2 nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Theo đơn, ông Hệ tố giác gia đình nhà ông Lê Huy Trụ và bà Tào Thị Mai đã ngang nhiên xây xưởng sản xuất và nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp, lấn chiến ao mương của làng và sản xuất đồ da gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Thực tế tại địa phương, chúng tôi đã chứng kiến khu nhà xưởng đồ sộ xây dựng ngay cạnh khu đất ruộng mà người dân mới cấy xong.
Tại sao một xưởng sản xuất đồ da lớn như vậy được xây dựng trên đất nông nghiệp mà chính quyền huyện Thanh Oai lại không có biện pháp ngăn chặn, xử lý từ đầu?
Nhiều người dân trong làng (đề nghị giấu tên) khi được hỏi rất bức xúc về việc xưởng sản xuất nhà ông Trụ, bà Mai gây mùi hôi, khét cho làng xóm vào thời gian trước. Người dân hiền lành ở vùng quê này còn đã phải mặc nhiên chấp nhận “Đã đành sản xuất công nghiệp thì phải gây ô nhiễm môi trường”.
Gặp trực tiếp người đứng đơn, ông Hệ còn bức xúc cho biết thêm: Doanh nghiệp trên xây dựng nhà xưởng để sản xuất đồ da. Có thời gian, họ mang rác thải ra giữa đồng và đốt. Sau khi có đơn thư phản ánh của tôi thì phế thải sản xuất của công ty được một đơn vị khác đến thu gom và mang đi.
Video đang HOT
Trong một động thái gần đây của doanh nghiệp trên, họ đã thuê người dọn sạch các ao mương quanh nhà máy…Theo ông hệ, việc làm này “có thể để đối phó với một đợt kiểm tra”.
Ông Hệ cho biết, các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến bức xúc của người dân vì anh đã gửi đơn từ ngày 20/2/2012, sau đó là nhiều lần gửi đơn kiến nghị tiếp theo nhưng chưa được các cơ quan chức năng trả lời.
Không có gì khó khăn nhưng…
Đầu tháng 5/2012 chúng tôi có về địa phương, sau khi đi thực tế không gặp được trực tiếp người đi tố cáo, chúng tôi đã đến gặp chính quyền xã Tam Hưng. Lãnh đạo địa phương đi vắng, nhân viên văn phòng của xã đã “hẹn” nhưng không hề có thông tin lại với phóng viên.
Một số rác thải của xưởng sản xuất nhà ông Lê Huy Trụ (Ảnh do người tố cáo cung cấp)
Trong tháng 7, khi nhận được đơn thư phản ánh liên tiếp của ông Hệ, chúng tôi quyết định trở lại địa phương tìm hiểu thông tin. Ông Bùi Xuân Chiến -Đại diện Thanh tra huyện Thanh Oai cho biết thông tin: Đơn tố cáo của ông Lê Trọng Hệ huyện đã nhận được và vào ngày 18/4 huyện đã có quyết định giao cho Thanh Tra huyện, thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung đơn. Quá trình xác minh đã xong, chúng tôi chờ phiên họp gần nhất của Huyện sẽ đưa ra và trả lời công dân sau đó.
Nói về nội dung tố cáo xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, ông Xuân cho biết về cơ bản là đúng. Khi chúng tôi hỏi các thông tin liên quan thì ông cho rằng ngoài nội dung trao đổi trong buổi làm việc nên từ chối cung cấp.
Ông Xuân viện dẫn: Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân là 60 ngày (trừ các ngày nghỉ, lễ) từ ngày nhận quyết định thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày (trừ các ngày nghỉ, lễ).
Khi chúng tôi hỏi, quá trình xác minh đơn tố cáo của ông Hệ có gì phức tạp không? Ông Xuân khẳng định “không có gì khó khăn phức tạp cả”!
Thừa nhận quá trình xác minh đơn thư của ông Lê Trọng Hệ không có gì khó khăn, phức tạp. Nhưng Huyện Thanh Oai đã để đến hơn 3 tháng chưa có kết luận với nội dung tố cáo của ông Hệ. Nghi ngờ có dấu hiệu bao che như đơn thư phản ánh của ông Lê Trọng Hệ là có cơ sở.
Báo VietNamNet sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin vụ việc trên để bạn đọc quan tâm được rõ.
Theo VietNamNet
Cát tặc "nuốt" đất nông nghiệp
Nhiều tháng nay, tại ngã ba sông Luộc và sông Hồng nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra với quy mô lớn, hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến đất sản xuất của bà con nơi đây.
Nhan nhản tàu hút cát
Để chứng kiến cảnh cát tặc hoành hành, chúng tôi lên thuyền tại xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Gần 6 giờ sáng, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là hàng chục con thuyền lớn nhỏ với đầy đủ các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai thác cát tiến vào thả các ống nước xuống sông để "ăn hàng".
Tàu hút cát trái phép hoành hành tại ngã ba sông Luộc
Trên con tàu HY 0564, đội quân cát tặc tất bật vận hành máy móc hút, san gạt cát trên tàu. Đặc biệt, những cỗ máy khổng lồ thả vòi rồng xuống sát bờ sông nên việc khai thác cũng diễn ra một cách chóng vánh; chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát. Một "thổ công" ở đây cho biết, khu vực này là địa phận giáp ranh giữa 3 tỉnh nên các đối tượng thường lợi dụng điểm này trốn tránh các cơ quan pháp luật.
Cách đó không xa, nhiều km ngoài đê sông Luộc trên địa bàn xã Điệp Nông (Hưng Hà, Thái Bình) bị sạt lở nghiêm trọng do nạn khai thác cát bừa bãi. Ông Nguyễn Văn Hường - một hộ dân có ruộng bị ảnh hưởng ở đây lắc đầu: "Lòng sông bị khoét sâu đến hơn chục mét; mỗi khi thủy triều lên, tàu chạy trên sông khiến sóng đánh vào bờ, từng tảng đất lở ùm ùm xuống sông. Chúng tôi lo ngại sắp tới đất canh tác của người dân chúng tôi bị trôi tuột hết".
Chính quyền huyện: Tiền hậu bất nhất
Cũng bởi địa phận giáp ranh nên ngã ba sông Luộc rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc". Lãnh đạo địa phương có sự bất nhất khi trả lời phóng viên về cùng một vấn đề. Ông Vũ Hồng Thái - Chánh Thanh tra huyện Tiên Lữ cho biết: Hoạt động cát tặc thường diễn ra vào ban đêm nhưng khoảng mấy giờ thì ông không để ý. Ông Nguyễn Văn Huyên - Trưởng phòng NNPTNT huyện thì cho rằng, tại ngã ba sông Luộc không có việc khai thác cát trực tiếp mà chỉ là trung chuyển từ nơi khác về.
Còn ông Đỗ Mạnh Trung - Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều (thuộc Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên) khẳng định: Không có tình trạng khai thác cát trên địa bàn sông Luộc thuộc huyện Tiên Lữ vì tỉnh chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ, Đoàn Thế Bào lại cho rằng, việc khai thác cát chỉ diễn ra ở một số xã trên địa bàn huyện như Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Cương Chính... Ban Thường vụ Huyện uỷ đã có ý kiến chỉ đạo xuống UBND huyện, giao thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khai thác cát trên địa bàn huyện. Với thực trạng cát tặc hoành hành như đã phản ánh, ông Bào hứa sẽ kiểm tra ngay.
Tuy nhiên, để chấm dứt triệt để tình trạng khai thác cát tại khu vực ngã ba sông Luộc cần có sự phối hợp xử lý từ nhiều cơ quan chức năng.
Theo Dân Việt
Vụ hai nạn nhân bị điện giật chết: Có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng? Nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai nạn nhân bước đầu được xác định là do bị điện giật. Vụ việc đã khiến cho dư luận có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề quản lý điện của địa phương. Trao đổi với PV Đường dây nóng 0988811123 báo PL&XH về vụ việc hai ông bà bị điện giật chết tại nghĩa...