Thanh Oai dồn lực để về đích nông thôn mới năm 2020
Hướng tới mục tiêu năm 2020 có 100% xã về đích nông thôn mới (NTM) và huyện cũng đạt huyện NTM, Thanh Oai (Hà Nội) đang nỗ lực cải thiện và đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Được vay vốn, nhiều hộ khấm khá
Với sự quan tâm của lãnh đạo TP, lãnh đạo huyện và các tổ chức tín dụng, thời gian qua huyện Thanh Oai đã tạo điều kiện cho người nghèo ở các xã được vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, nhờ đó nhiều lao động có thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống.
Nhờ trồng cam Canh, nhiều hộ nông dân xã Kim An đã có thu nhập cao. Ảnh: Lê Tâm
Tại xa Mỹ Hưng, để vươn lên trở thành 1 trong 3 xa đu điêu kiên đat chuân NTM năm 2018 cua huyên Thanh Oai, xa không chi tao điêu kiên cho cac hô ngheo vay vôn ưu đai ma con vân đông cac tô chưc đoan thê hô trơ giup đơ cac hô ngheo phat triên kinh tê, vươn lên trong cuôc sông.
Năm 2012, toan xa có 71 hô nghèo, chiêm tỉ lê trên 4%, đên cuôi năm 2018, sau khi tiên hanh tông điêu tra hô ngheo, cân ngheo thi sô hô ngheo theo tiêu chí đa chiêu cua xa chỉ còn 17/1.768 hô, chiếm 0,96%.
Ông Trịnh Minh Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng cho biết, để giúp bà con trong xã nâng cao đời sống, hàng năm xã đều tổ chức phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề. Trong 8 năm qua, các hộ đã được vay gần 14 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Tương tự, tại xã Kim An, để thực hiện hiệu quả Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, các ban ngành đoàn thể được phân công trợ giúp người nghèo.
Video đang HOT
Đặc biệt là chương trình cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách xã hội được triển khai hàng năm, tạo vốn để người dân phát triển kinh tế. Kết quả từ năm 2011 đến nay, các chương trình tổng dư nợ là 15,4 tỷ đồng, trong đó, vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn đạt 7,4 tỷ đồng, vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường 7,5 tỷ đồng, vốn vay xây dựng nhà ở…, với tổng dư nợ 15,4 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2-3 lần
Có dịp về thăm Thanh Oai, điều dễ nhận thấy là thời gian đi từ trung tâm Thủ đô về huyện đã được rút ngắn hơn trước rất nhiều. Các tuyến đường trục xã, liên xã và từ trung tâm xã đến huyện đều được cứng hóa, nhân dân đi lại thuận tiện.
Chia sẻ về kết quả đạt được trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển cho hay: “Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 12%; công nghiệp – xây dựng 55,2%; thương mại, dịch vụ 32,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 40,8 triệu đồng”.
Nhờ xây dựng NTM, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.260ha trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như 700ha nuôi trồng thủy sản, 110ha rau màu, 394ha trồng cây ăn quả, 7ha trang trại tổng hợp…, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp từ 2-3 lần so với trước đây.
Tiêu biểu, trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình liên kết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như mô hình cây ăn quả áp dụng VietGAP tại xã Kim An; chuỗi trứng vịt Liên Châu; chuỗi thực phẩm an toàn A-Z với quy mô 4.000 con lợn được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh…
Theo Danviet
Hà Nội: Trồng cam, hoa lan nhà nông bỏ túi 700 triệu đến 1,6 tỷ
Đến nay, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong số 6 xã chưa đạt thì 5 xã đạt từ 14 - 15 tiêu chí, 1 xã đạt 11 tiêu chí. Với những quyết tâm cao nhất, năm nay địa phương phấn đấu có thêm 3 xã Xuân Dương, Kim Thư, Mỹ Hưng đạt chuẩn.
Nhiều điểm sáng
Xuân Dương là 1 trong 3 xã của Thanh Oai phấn đấu về đích NTM trong năm nay. Hiện, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Bí thư Đảng ủy xã Phùng Văn Tuyến cho biết, năm 2017, xã có 2 hộ dân hiến đất cho địa phương mở rộng đường sá với diện tích hơn 200m2, ngoài ra, xã còn vận động người dân đóng góp, xây dựng 4 tuyến đường với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Mô hình nuôi lợn an toàn tại một số xã của huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Trên địa bàn xã không có chợ, trung tâm thương mại lại ở xa nên việc xây dựng chợ cần kinh phí lớn, đây chính là nút thắt trong quá trình xây dựng NTM của Xuân Dương. Để gỡ khó, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân đầu tư mở cửa hàng tiện ích.
Đến nay, 3 thôn đã có cửa hàng tiện ích phục vụ nhu cầu của người dân. Đối với tiêu chí văn hóa, Xuân Dương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, tiếp tục xây dựng quy ước, công ước; tổ chức các hội nghị gia đình văn hóa, làng văn hóa đến từng nhà...
Còn tại xã Liên Châu - 1 trong 4 xã về đích trong năm 2017, bộ mặt làng quê nơi đây ngày càng thay đổi. Được biết, năm 2012, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã Liên Châu chỉ đạt 2/19 tiêu chí. Chỉ sau 5 năm, bộ mặt của Liên Châu đã thay đổi hoàn toàn với sự cải thiện to lớn trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân.
Về cơ sở giao thông, 100% các tuyến đường liên xã, liên thôn và đường làng, ngõ xóm đều đã được bê tông hóa rộng rãi, sạch đẹp. Hệ thống thủy lợi nội đồng cũng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của nhân dân tự nguyện đóng góp 4,3ha đất nông nghiệp làm hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng và hơn 3.300 ngày công rải đá các trục đường.
Huyện Thanh Oai:
Hết năm 2018, thu nhập bình quân đạt 40,5 triệu đồng/người/năm.
Đến năm 2020, 100% xã đạt chuẩn NTM.
Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Liên Châu được thể hiện ở việc thu nhập bình quân đầu người của xã trong năm 2017 đạt 38,3 triệu đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương cũng giảm chỉ còn 1,9%.
Nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao
Bà Lê Thị Hà - Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, bên cạnh việc hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, xã; đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà văn hóa, trường học (trong đó có 65 nhà văn hóa đạt chuẩn, 10 xã có 3 cấp trường đạt chuẩn), huyện còn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi hơn 1.000ha sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.
Trên địa bàn huyện bước đầu hình thành một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, 700ha đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, 110ha rau màu, 394ha trồng cây ăn quả, 5ha trang trại tổng hợp... Nhiều mô hình cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa.
Đơn cử, mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp thủy cầm cho giá trị thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm tại các xã Liên Châu, Tân Ước, Hồng Dương... Hay mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở xã Kim An và Thanh Mai cho thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng hoa lan cấy mô ở xã Thanh Cao với diện tích 2.200m2, thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm.
"Thời gian tới, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mô hình canh tác, mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bảo đảm đúng quy hoạch; hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả; đẩy mạnh việc sản xuất theo chuỗi liên kết với các vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và bảo đảm chất lượng, chú trọng các xã phấn đấu về đích và các trường đạt chuẩn quốc gia năm nay. Thanh Oai cũng sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch làng nghề kết hợp các di tích lịch sử, gắn với bảo đảm cảnh quan môi trường" - bà Hà cho biết.
Theo Danviet
Hàng trăm giáo viên ở Hà Nội có nguy cơ mất việc: Lãnh đạo ký thừa, sao "đổ đầu" giáo viên? "Biết không được bổ sung biên chế, tại sao lãnh đạo huyện UBND Thanh Oai vẫn ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên trong những năm qua. Lãnh đạo ký thừa, tại sao giờ lại đổ đầu giáo viên như thế?" - một trong số gần 300 giáo viên ở Thanh Oai (Hà Nội) có nguy cơ sắp mất việc đặt câu...