Thanh niên xung phong sẽ phục vụ xe buýt để chống móc túi
Nhằm bảo an ninh, ngăn chặn việc móc túi, tránh phân biệt đối xử với hành khách… TP HCM thuê lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) phục vụ trên xe buýt.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, từ ngày 1/11 sẽ thực hiện thí điểm thuê lực lượng TNXP thành phố làm nhân viên bán vé, phục vụ trên xe buýt tuyến 152 (Khu dân cư Trung Sơn – Sân bay Tân Sơn Nhất). Việc thuê lực lượng TNXP được thực hiện bằng hình thức hợp đồng cung ứng dịch vụ giữ gìn an ninh trật tự và dịch vụ trên xe buýt.
Việc này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt thành phố, giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát doanh thu thực tế trên tuyến xe buýt và tránh phân biệt đối xử với hành khách. Đồng thời, lực lượng này có thể ngăn chặn việc móc túi đảm bảo an ninh cho hành khách trên xe buýt.
Lợi dụng các tuyến đông khách, kẻ xấu thường giở trò móc túi. Ảnh: Hoàng Hà
Sau thời gian thí điểm 3 tháng, Sở Giao thông Vận tải TP HCM giao Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng phối hợp với Công ty Xe khách Sài Gòn và Lực lượng TNXP thành phố đánh giá, đề xuất nhân rộng mô hình trên nếu thành công.
Video đang HOT
Cũng theo Sở GTVT để thu hút người dân sử dụng xe buýt, Sở đang nghiên cứu mở tuyến xe buýt nhanh trên các tuyến đường Phạm Văn Đồng, xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt… Các xe này chỉ chạy riêng một làn đường ưu tiên nhằm rút ngắn thời gian chuyến đi.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt gắn `với quy hoạch, bố trí phương tiện phù hợp nhu cầu thực tế và điều chỉnh số chuyến xe hoạt động trong ngày đối với các tuyến đông người đi. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, Sở sẽ nghiên cứu xây thêm trạm có mái che mưa nắng, thiết kế đường lên xe dành cho người khuyết tật ngồi xe lăn, thí điểm giữ xe 2 bánh phục vụ hành khách đi xe buýt…
TP HCM hiện có gần 2.800 xe buýt hoạt động trên 107 tuyến có trợ giá và khoảng 400 xe hoạt động trên 32 tuyến không trợ giá. Thời gian qua, ngành giao thông thành phố đã thực hiện nhiều chương trình để thu hút người dân sử dụng loại hình vận chuyển hành khách công cộng này.
Mới đây nhất, các đơn vị vận tải xe buýt đều đã thống nhất chủ trương lắp đặt camera trên xe buýt. Việc thực hiện sẽ bắt đầu những tháng tới và dự kiến hoàn tất trong năm sau. Riêng các xe mới thuộc đề án 1.680 xe buýt của thành phố hoặc đơn vị xe buýt tự đầu tư đều buộc phải lắp đặt camera.
Tuy nhiên, xe buýt hiện vẫn chưa thực sự trở thành phương tiện đi lại phổ biến của người dân, thậm chí nhiều người vẫn còn “ngán” và xem xe buýt là “hung thần”. Các than phiền của người đi xe buýt hiện nay là nạn móc túi, quấy rối tình dục trên xe buýt, phân biệt đối xử với hành khách, bỏ trạm không đón khách, văn hóa ứng xử kém, dịch vụ xe buýt chưa tốt…
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM chi hơn 74 tỷ đồng chỉnh trang công viên Gia Định
Công viên Gia Định được xây thêm đường đi dạo, trồng bổ sung cây, làm mới hồ cảnh quan, lắp camera, nhà vệ sinh... đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa duyệt đề án cải tạo, chỉnh trang công viên Gia Định (quận Gò Vấp) trên diện tích hơn 15 hecta nhằm tạo mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường, tạo cảnh quan cho tuyến đường Phạm Văn Đồng đi ngang qua. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
Công viên Gia Định sẽ được cải tạo, chỉnh trang nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân. Ảnh: Hữu Công
Những hạng mục chính được cải tạo, chỉnh trang gồm: thiết kế đường đi dạo theo các khu, xây mới hệ thống đường trục kết nối, đường Kênh Nhật Bản; trồng bổ sung các loại cây, cỏ tạo cảnh quan, bóng mát; xây dựng, lắp đặt, cải tạo hệ thống cấp điện chiếu sáng, cấp - thoát nước, thông tin liên lạc, lắp đặt camera an ninh; xây dựng nhà vệ sinh, chòi nghỉ, chòi bảo vệ, bãi đậu xe; làm mới hồ cảnh quan và bố trí hệ thống tưới nước tự động.
Sau khi xong phần hạ tầng, đơn vị thực hiện sẽ huy động nguồn vốn xã hội hóa để hoàn chỉnh các công trình giai đoạn sau như: trạm xử lý nước thải (lấy từ nguồn nước Kênh Nhật Bản) để tái cấp nước cho hồ cảnh quan kết hợp phục vụ tưới cây; cầu vượt bộ hành, hầm chui, bãi xe ngầm theo quy hoạch được duyệt và các bãi xe sẽ được thiết kế xây dựng nhiều tầng...
Công viên Gia Định trước năm 1975 được quy hoạch, xây dựng làm sân golf nhưng sau đó bị bỏ hoang. Đến năm 1978, UBND TP HCM quyết định giao toàn bộ cho Sở Quản lý Công trình Công cộng (nay là Sở GTVT) để xây thành công viên, lấy tên là Gia Định.
Diện tích ban đầu của công viên khá lớn nhưng sau đó bị thu hẹp dần, đến năm 2005 còn khoảng 32 ha. Công viên Gia Định nằm ở vị tiếp giáp quận Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp, được xem là "lá phổi xanh" của thành phố. Hiện, nơi này có khoảng 1.000 cây xanh và hơn 63.000 m2 thảm cỏ. Trong công viên còn có khu trò chơi trẻ em rộng khoảng 4.000 m2 phục vụ miễn phí cho các bé dưới 11 tuổi.
Một đoạn đường dài 650 m, rộng 20 m cắt ngang qua công viên Gia Định nối đường Hồng Hà với Ngã năm Nguyễn Thái Sơn dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất (thuộc dự án đường Phạm Văn Đồng dài 14 km) đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm sau để nối xuyên suốt sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1A.
Hữu Công
Theo VNE
Đề xuất xén vỉa hè để giảm ùn tắc ở Sài Gòn Ngoài việc tăng cường CSGT, xây cầu vượt, lắp camera... ngành giao thông TP HCM muốn xén bớt vỉa hè tại các "điểm nóng" để đường rộng, tránh ùn tắc. Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc ở giao lộ Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), Khu quan ly giao thông đô thi sô 3 vừa đê xuât Sở...