Thanh niên tình nguyện cần được trang bị kỹ năng thoát nạn
Sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình.
Sau tai nạn khiến 3 nữ sinh Đại học Ngoại Thương Hà Nội thiệt mạng, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhanh chóng rà soát các hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh ở các vùng sâu vùng xa.
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Trần Anh Tuấn phân tích, khi triển khai chiến dịch mùa hè tình nguyện, Thành đoàn và các đoàn trường đều nắm rõ hoạt động tình nguyện luôn tiềm ẩn nguy cơ.
Thanh niên tình nguyện đối mặt với nhiều hiểm nguy ở nơi vùng sâu, vùng xa.
Cụ thể, tháng 7-8 là mùa mưa lũ, hoạt động tình nguyện chủ yếu diễn ra ở vùng sâu, vùng xa có địa bàn hiểm trở trong khi các đoàn viên thanh niên tình nguyện còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng thoát hiểm. Chính vì vậy, công tác tập huấn đã được tổ chức trước khi các em lên đường. Tuy nhiên, tai nạn của 3 sinh viên là do di chuyển trên đường, lũ về bất ngờ nên không phản ứng kịp.
Video đang HOT
Đây được cho là tai nạn hy hữu, tuy nhiên cũng cho thấy vấn đề cần thiết là sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình.
Gần 20 năm tham gia làm công tác tình nguyện chị Nguyễn Thu Huyền, Phó Chủ nhiệm CLB Giọt Hồng Xứ Tuyên chia sẻ, người tham gia tình nguyện có rất nhiều nguy hiểm rình rập. Trong đó, có vấn đề tai nạn giao thông trên đường đi; thời tiết, khí hậu thay đổi tại các điểm công tác tình nguyện. Cho nên nếu đã đi xa, tình nguyện viên cần phải có bảo hiểm cá nhân.
Người trưởng đoàn có vai trò quan trọng nắm bắt, tìm hiểu sâu, tìm hiểu kỹ, nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến đi của đoàn tình nguyện để phòng tránh, giảm thiểu tai nạn.
Mỗi chuyến đi tình nguyện cần có đội y tế đi cùng. Bởi đi tham gia tình nguyện không tránh khỏi những trường hợp bất ngờ xảy ra như: Tình nguyện viên bị ngộ độc ăn phải quả lạ trên đồi núi, bị lũ cuốn, tai nạn giao thông hoặc bị ốm, sốt rét trên đường đi công tác.
Chị Huyền chia sẻ: “Nguyên tắc quan trọng nhất với các thành viên tham gia tình nguyện là tuyệt đối không được tách đoàn đi riêng, tự biết cách bảo vệ mình.
Bởi bản thân từ nơi khác đến không thông thuộc địa hình, không lường trước được những nguy hiểm như nước sâu, lũ cuốn… trong khi không phải thành viên nào cũng biết bơi.
Trường hợp cả đoàn muốn nghỉ ngơi tắm giặt, cần có người bản địa chỉ dẫn xem những nơi đó có an toàn hay không để cả đội tình nguyện nắm được. Điều cần thiết khi tham gia tình nguyện các bạn phải biết bơi. Các bạn cũng cần phải có những kỹ năng sơ cứu người đuối nước như nắm tay, ôm trực diện người đuối nước…” ./.
Theo_VOV
Bữa cơm ngon nhất trong ngôi nhà người Mông
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Làm báo mảng dân tộc miền núi là gắn liền với những chuyến đi về vùng sâu, vùng xa. Khi đi vùng cao, lúc nào chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần xin ngủ nhờ, nghỉ nhờ vì đường sá xa xôi, khó đi. Gặp khó khăn chỉ biết dựa vào nhà dân. Tôi nhớ chuyến công tác cùng một đồng nghiệp ở vùng cao huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
Đó là một ngày mùa đông rét thấu xương, với chiếc xe máy, chúng tôi đi qua các xã vùng cao để tìm hiểu về tình trạng thiếu nước ở vùng đất này. Càng đi, sương mù càng dày đặc và mưa nặng hạt. Dù đã cẩn thận đeo găng tay len mà hai bàn tay tôi vẫn cước lên đỏ tím, chiếc khẩu trang ướt sũng nước mưa làm da mặt tê buốt như không còn cảm giác.
Chuyến đi tác nghiệp về gương nông dân sản xuất giỏi ở xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Khó khăn chồng lên khó khăn khi đoạn đường trước mặt lầy lội, bùn ngập đến nửa bánh. Đi như thế này có khi tối chúng tôi mới tới được trung tâm xã, nhìn đoạn đường trơn như mỡ phía trước và bầu trời tối sầm, tôi cũng nản.
Chúng tôi đi một đoạn thì thấy một ngôi nhà đơn lẻ nằm sát đường có ánh điện leo lét. Mừng quá chúng tôi gõ cửa và trình bày lý do. Không ngần ngại, bác chủ nhà là người dân tộc Mông xởi lởi mời chúng tôi vào nhà. Nước ở vùng cao này vốn dĩ là một thứ quý hơn vàng nhưng bác chủ nhà cũng múc ra mấy thau nước để chúng tôi rửa tay chân.
Rửa xong, chúng tôi đã thấy trên bàn bày ra một thẩu mèn mén, một bát rau luộc và một bát thịt lợn được cắt to bằng bàn tay nấu lõng bõng nước. Bác bảo: "Hôm nay vừa đi khiêng hộ tivi cho người ta nên mới có thịt lợn để ăn đấy. Nhà báo ăn cơm rồi ra gần bếp lửa nghỉ ngơi cho ấm, sáng mai lên đường làm việc".
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Đây có lẽ là bữa cơm ngon nhất mà tôi vẫn nhớ mãi. Ăn xong, chúng tôi chia nhau ra nằm ngủ bên bếp lửa. Sớm mai, tôi cũng đưa cho bác một ít tiền để trả tiền ăn và ngủ, nhưng bác lắc đầu quầy quậy, xua tay và còn bảo nếu sau có quay lại cứ vào nhà bác mà nghỉ.
Không biết bao nhiêu lần trong nghề của mình, tôi đã phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người dân. Có lẽ chính tình cảm chân thật và sự hào phóng, tốt bụng của họ đã làm tôi ngày càng gắn bó với nghề nghiệp của mình, càng yêu hơn những chuyến đi về vùng cao với hy vọng những bài báo của mình sẽ giúp nói lên tiếng nói, nguyện vọng của họ.
Theo Danviet
Nữ sinh Ngoại thương bị lũ cuốn: "Tình nguyện xong con sẽ về nhà..." Trước sự ra đi đột ngột của nữ sinh Nghệ An bị lũ cuốn trôi, thầy cô, bạn bè và người thân vô cùng đau buồn, tiếc thương cho cô gái xinh đẹp, giỏi giang. Khi nghe tin em Phan Thị Hải (19 tuổi) sinh viên năm 2, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, đi tình nguyện bị lũ cuốn hy sinh, cả...