Thanh niên Sài Gòn lần đầu ra Hà Nội sốc vì lương thấp, thuê nhà đắt
Có lẽ đối với bất cứ ai cũng vậy, việc chuyển đến sống ở một thành phố mới đều mang lại cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ. Giống như trường hợp của thanh niên Sài thành dưới đây chẳng hạn.
Vì đã quen với nếp sống tại thành phố Hồ Chí Minh 20 năm nên anh chàng đã cảm thấy rất ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống ở Hà Nội.
Cuộc sống Hà Nội khác hẳn với Sài Gòn khiến thanh niên bỡ ngỡ. (Ảnh: FB T.A28)
Có thể thấy giữa Sài Gòn và Hà Nội có những sự khác biệt rất lớn. Người ta thường nghĩ tới Sài Gòn là vùng đất trẻ trung, năng động, sống phóng khoáng còn nhịp sống ở Hà Nội thường chập rãi và thiên về chuẩn mực nhiều hơn. Ở hai môi trường này việc thích nghi của con người cũng có những khác biệt.
Mới đây, một thanh niên sống 20 năm ở Sài Gòn có dịp ra thăm Hà Nội đã đăng bài “review” theo góc nhìn của cá nhân mình. Cụ thể, bên cạnh sự hào hứng khi được trải nghiệm một thành phố mới, người này cũng tỏ rõ sự ngạc nhiên của bản thân khi tiền lương của một nhân viên văn phòng bình thường thấp hơn nhưng mọi chi phí ở nơi đây lại đắt đỏ rõ rệt.
Thanh niên này chia sẻ: “Tôi ở Sài Gòn gần 20 năm, ra Hà Nội sống tui bị “shock”… Nói về khoản lương lậu thì ngoài này thấp kinh khủng (đa số chứ không phải toàn bộ). Văn phòng tầm 6-8 triệu đồng/ tháng. Trừ 1 số công ty đặc thù hoặc nhân viên kinh doanh có hoa hồng thì còn khá hơn 1 chút.
Lương thấp mà đồ ăn cái gì cũng đắt. Cơm bình dân 25 nghìn đồng thì nuốt không nổi, bún miến thì phải 40-50 nghìn đồng thì may ra mới nuốt trôi được, ở ngoài này ra đường là mất tiền, cốc trà đá cũng 3 nghìn đồng cốc bé xíu. À còn cái thuê nhà cũng đắt nữa…
Chẳng hiểu sao lại chê trong Nam ăn xài hoang phí không tiết kiệm được. Trong Sài Gòn, lương 20 triệu đồng, có xài 15 triệu đồng/ tháng thì vẫn dư ra được 5 triệu đồng mà đồ ăn còn rẻ nữa.”
Các quán trà chanh ở Hà Nội cũng là một địa điểm được nhiều bạn trẻ tìm đến. (Ảnh minh hoạ: Homeaz)
Sau khi những dòng tâm sự được thanh niên này đăng tải trong một hội nhóm trên mạng xã hội đã rất nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Bằng kinh nghiệm đã từng trải nghiệm ở cả hai thành phố lớn này, không ít cư dân mạng đã bình luận “góp vui”.
Video đang HOT
Cũng chính từ đây mà nổ ra tranh cãi khi 9 người 10 ý, người đồng tình với suy nghĩ của thanh niên trên, người lại có cả những phản biện gay gắt khi tỏ ra không đồng ý.
- “Sau khi ra Hà Nội cảm thấy bỡ ngỡ, đến khi quen rồi quay lại Sài Gòn có khi nào lại shock tiếp không ta.”
- “Môi trường này tốt để học tính tiết kiệm với phấn đấu hơn Sài Gòn ấy. Mình chuyên đi làm nhà hàng, ra Hà Nội phục vụ khó bo, áp lực, vâng vâng nên cũng tập mình nhiều thứ hơn trong Sài Gòn. Sau một thời gian làm giám sát ở nhà hàng ngoài đấy mình cũng khá tự tin để về Sài Gòn làm quản lí.”
- “Tui chưa đi Hà Nội, chắc sau này nên du lịch 1 chuyến ra Bắc. Còn ở trong Nam thì chắc chắn có nhiều món ăn tui thích rồi!”
- “Dù ở đâu, thành thị hay nông thôn, cứ nhiều tiền đi thì ở đâu cũng dễ sống hết! Nhiều tiền ở đâu dùng mọi thứ thoải mái thì cũng yêu ở đó thôi, còn đừng mang Hà Nội với Sài Gòn ra so đo làm gì mỗi người sống 1 kiểu, 1 cảm xúc khác nhau, ăn uống sinh ra ở đâu thì khẩu vị ở đó hợp với mình.”
- “Nói mức sống Hà Nội đắt đỏ thì được chứ mang đồ ăn ra kêu 25.000 đồng khó nuốt, 50.000 đồng cố nuốt được như kiểu nói thức ăn Hà Nội tệ lắm vậy. Đồ Nam toàn bỏ đường thì người Bắc cũng dễ nuốt lắm không bằng. Nhìn vào những người tôi biết thì giới trẻ đa phần ở Bắc không kiếm được việc hoặc lương quá thấp mới vào Nam, còn giới trung niên 40 tuổi mới vào Nam thì đúng là hầu hết toàn đi trốn nợ.”
- “Mình ở Huế ra hà nội sống 5 năm rồi vẫn thấy dễ sống.”
- “Ờ công nhận lên Hà Nội với vào Sài Gòn mới thấy Sài Gòn nó rẻ mà đồ ăn nó cũng ngon, ra đường vào mùa hè cũng đông mà kiểu không ngột ngạt như ở Hà Nội.”
Hàng trà đá vỉa hè ở Hà Nội lúc nào cũng đông khách. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Thực tế cho thấy, góc “review” của thanh niên Sài Gòn trên đây không phải quá vô lý đâu nhé. Nhiều người hiện đang sinh sống tại Hà Nội cũng phải công nhận rằng, Thủ đô là mảnh đất “tiêu tốn khá nhiều tiền nhưng nguồn thu lại không được cao cho lắm”.
Theo báo cáo Chỉ số Giá sinh hoạt theo không gian của Tổng cục Thống kê, xếp hạng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước với chỉ số SCOLI là 100%. TP.Hồ Chí Minh xếp sau với 99,05%.
Thế nhưng về thu nhập cá nhân thì TP.Hồ Chí Minh có mức lương cao nhất hầu hết các vị trí. Theo báo Lao Động Trẻ, khu vực TP.Hồ Chí Minh các ứng viên đang giữ mức lương cao hơn các thành phố khác ở hầu hết các vị trí. Hà Nội giữ mức lương cao thứ hai trên toàn quốc.
Người Hà Nội có những thói quen khó bỏ trong sinh hoạt đời thường. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Sống ở những thành phố lớn quả thực chẳng dễ dàng, đặc biệt là những thành phố có chi phí đắt đỏ bậc nhất Việt Nam như Hà Nội và Sài Gòn. Bạn nghĩ sao về tâm sự của thanh niên lần đầu ra Hà Nội trên? Hãy chia sẻ quan điểm của mình cùng YAN ngay nhé!
Cười bò trước những lời căn dặn của thầy cô: Hài hước, đu trend không ai bằng
Lời dặn dò nghe qua vô cùng hài hước nhưng kì thực lại cực kì nghiêm túc của thầy đã khiến đám trò ở dưới bảo nhau: 'Thầy mình hay nhân viên kinh doanh đây?'
Phàm là học trò, chuyện quay ngang quay ngửa, hỏi bài nhau, trao đổi trong giờ thi kể cả khi đó là điều tối kị cũng là điều 'thường ngày ở huyện'. Mặc dù đã đưa ra rất nhiều phương án để hạn chế trao đổi bài, đảm bảo tính công bằng và minh bạch cao nhất cho mỗi bài kiểm tra, thế nhưng, các thầy cô vẫn không khỏi bất lực trước tình trạng này. Nhắc nhở có, cảnh báo có, thẳng tay trừ điểm cũng có, ấy thế mà đâu vẫn lại vào đó.
Để nâng cao ý thức tự giác của học sinh cũng như thông báo cho cả lớp hiểu về những hậu quả xảy ra nếu gian lận thi cử trong bài kiểm tra, thầy giáo đã dành hẳn một slide trong bài giảng của mình với nội dung như sau:
' Trượng phu, nghĩa hiệp cho bạn chép bài, được SALE OFF 50% số điểm'
'Liếc mắt đưa tình, thì thầm mùa xuân, bỗng dưng yêu sách/ vở đột xuất sẽ bị nghiêm cấm trong thời gian làm bài '.
Lời căn dặn của thầy trước khi trò làm bài kiểm tra
Đọc qua, chúng ta có thể hiểu rằng, việc cho bạn chép bài sẽ khiến ta bị trừ một nửa tổng số điểm đạt được. Các hành vi trao đổi bài, nhìn bài bạn bên cạnh, quay cóp bị nghiêm cấm, ai vi phạm sẽ nhận hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, thay vì nói thẳng những nội dung trên, thầy giáo lại biến tấu chúng theo phong cách cực kì khác biệt. Điều này khiến đám học trò ngồi dưới chỉ biết phì cười, cứ ngỡ thầy giáo đang hóa thành... nhân viên kinh doanh với những cụm từ đầy tính 'buôn bán', quên hết cả bài kiểm tra trước mắt. ' Khi thầy ước ao làm nhân viên kinh doanh nhưng cha mẹ định hướng theo nghề giáo là đây ' - Bạn G.G bình luận.
Hay như cô giáo dưới đây đã nhanh chóng bắt trend 'trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ' để nhắc nhắc nhở học trò của mình cần tự giác khi học môn Toán. Sự lo lắng đầy dễ thương của cô đã tặng cho học trò một tràng cười quên sầu, dù thơ có hơi... ngang.
Câu nhắc nhở siêu đáng yêu khiến học trò bớt áp lực hơn với môn Toán
Ở một diễn biến khác, thầy giáo không bỏ qua trend 'Thương em' mà áp dụng ngay vào lời căn dặn học trò
Trông thầy mệt lắm rồi, lớp tự giác đi nào
' Chưa biết hiệu quả của lời căn rặn này ra sao, nhưng xem chừng thầy cô cũng có vẻ mệt với lớp lắm rồi đây. Nói nặng không được đành phải mềm mỏng, nhưng sao vẫn thấy thầy cô hài hước ghê ' - Bạn A.Q nói.
Ảnh: Tổng hợp
Kiểm tra điện thoại phát hiện chồng ngoại tình, chị vợ nhẹ nhàng gửi mail tới toàn công ty khiến gã trai hư muối mặt Dù được phần đông dân mạng ủng hộ, không ít người cho rằng sát Tết mà chị vợ "hất đổ bát cơm" của chồng như thế là dại. Người phụ nữ dù mạnh mẽ tới đâu cũng khó lòng giữ bình tĩnh được khi phát hiện chồng ngoại tình. Tuy nhiên, người khôn ngoan thì sẽ tìm cách xử lý khiến bạn đời...