Thanh niên phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay
Đầu năm 2021, Xã đoàn Vĩnh Châu phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Châu Đốc ( tỉnh An Giang) hoàn tất các thủ tục và giải ngân vốn vay 50 triệu đồng, hỗ trợ mô hình canh tác vườn cây ăn trái của thanh niên khởi nghiệp ở địa phương.
Theo Phó Bí thư Xã đoàn Vĩnh Châu Ngô Thị Thùy Trang, thực tế sản xuất cho thấy, đây là mô hình canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoàn toàn có thể thanh toán nợ vay. Xuất phát từ nhu cầu cần vốn đầu tư thêm để mở rộng sản xuất, Xã đoàn Vĩnh Châu và Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Châu Đốc đã khảo sát thực tế, hoàn thành thủ tục giải ngân, hỗ trợ mô hình phát triển.
Được nhận số vốn 50 triệu đồng từ chương trình vay trả chậm với hình thức trả lãi và gửi tiết kiệm, anh Hà Vũ Linh (xã Vĩnh Châu) có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Trên diện tích 4.000m2 đất của gia đình, anh Linh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang lên liếp lập vườn, trồng xen canh nhiều loại cây ăn trái, như: mít Thái, thanh nhãn, cà na, dừa…
Sau 1 năm chăm sóc, vườn cây ăn trái của anh Linh đã cho thu hoạch đợt đầu tiên, giá cả ổn định. Với lợi nhuận từ đợt thu hoạch trái cây trong vườn, anh Linh thanh toán lãi suất và gửi tiết kiệm để có thể giảm nợ vay.
Anh Linh cho biết, trước khi lập vườn trồng cây ăn trái, anh đã học hỏi kinh nghiệm từ những nhà vườn, lên mạng tìm hiểu thông tin, kỹ thuật canh tác các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, học tập thì chỉ dừng lại ở chăm sóc cơ bản, còn kỹ thuật kích ra hoa, đậu trái hay xử lý sâu, bệnh cần kinh nghiệm thực tế. Bởi vậy, ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng anh không nản lòng mà dành nhiều thời gian thăm vườn, chăm bón và theo dõi sự thay đổi, phát triển của vườn cây để đúc kết kinh nghiệm cho riêng mình.
Vườn của anh Linh được trồng xen canh nhiều loại cây ăn trái
Video đang HOT
Trong vườn của anh Linh, mít Thái, thanh nhãn là 2 loại cây trồng chính, còn cà na và dừa chỉ trồng xen canh một ít. Nhờ xen canh nhiều loại cây trồng mà hầu như vườn có trái cây bán thường xuyên. Mấy tháng trước, anh vừa xuất bán đợt thanh nhãn, mùa này có cà na và dừa, còn mít Thái đang chuẩn bị thu hoạch.
“Tốn kém nhất là chi phí chuyển đổi từ đất ruộng sang lập vườn trồng cây ăn trái. Ngoài tiền công lên liếp thì kinh phí đầu tư cây giống khá lớn. Mít Thái thường không có tuổi thọ cao nên muốn đạt hiệu quả kinh tế, phải biết cách chăm sóc, cắt tỉa, dọn cành sau thu hoạch, cung cấp dinh dưỡng… Mỗi cây mít chỉ nên để 1-3 trái, như vậy cây mới đủ sức nuôi trái lớn, từ đó giá bán sẽ cao hơn” – anh Linh chia sẻ.
Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, từ số vốn vay ngân hàng, anh Linh tiếp tục mở rộng đầu tư, chuyển đổi đất ruộng sang lập vườn trồng thêm các loại cây ăn trái.
Từ tháng 6-2020, Xã đoàn Vĩnh Châu cho ra mắt Câu lạc bộ (CLB) thanh niên làm kinh tế, tập hợp các đoàn viên, thanh niên ở địa phương có độ tuổi gần bằng nhau và có đam mê làm kinh tế, nung nấu ý tưởng khởi nghiệp từ lợi thế nông nghiệp. Xã đoàn đóng vai trò làm cầu nối để các bạn cùng nhau chia sẻ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
“CLB quy tụ các thành viên đang sở hữu các mô hình nông nghiệp đã ghi nhận được hiệu quả kinh tế ở địa phương. Điển hình, như: mô hình trồng dưa lưới, mô hình trồng mít Thái, mô hình trồng nhãn, mô hình trồng xoài… Trong đó, có một thanh niên trong CLB đã xây dựng được thương hiệu riêng cho vườn dưa lưới của mình, mở một cửa hàng trái cây ở TP. Châu Đốc, chuyên cung cấp dưa lưới an toàn từ vườn nhà” – Phó Bí thư Xã đoàn Vĩnh Châu Ngô Thị Thùy Trang thông tin.
Bằng sự hỗ trợ thiết thực, Xã đoàn Vĩnh Châu đã giúp thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay, tạo sân chơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cho các bạn trẻ có cùng đam mê, sở thích. Qua đó, giúp thanh niên trên địa bàn xã có thêm động lực hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp. Sự hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp phát triển kinh tế gia đình, tạo thu nhập ổn định, gắn bó với quê hương mà còn giúp kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo hướng tích hợp các chương trình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1630/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
Giao dịch cho vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ảnh Tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH).
Cụ thể, tiếp tục tập trung các nguồn vốn TDCSXH có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Ngân hàng Chính sách xã hội; ưu tiên các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững; tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng Nhà nước, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các tổ chức, cá nhân khác.
Bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn TDCSXH theo hướng tích hợp các chương trình TDCSXH trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030.
Cân đối, bố trí bảo đảm đủ vốn điều lệ, nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng Chính sách xã hội hằng năm theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án TDCSXH đã được ban hành; kịp thời cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Các địa phương tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm bổ sung nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn TDCSXH; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn các địa phương. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.
Đẩy mạnh việc gắn kết chính sách TDCSXH với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH.
Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn TDCSXH; chỉ đạo, thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện chính sách tín dụng; tăng cường công tác tuyên truyền về TDCSXH của Nhà nước đối với người dân.
Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng. Nhiệm vụ và giải pháp khác của Kế hoạch là triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả các chương trình tín dụng.
Cụ thể, nghiên cứu, ban hành Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở nghiên cứu xây dựng, ban hành, hoàn thiện các quy định liên quan; triển khai tích cực các cơ chế, chính sách, biện pháp để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu được xác định trong Chiến lược ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý TDCSXH đặc thù; chủ động đề xuất, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư.
Rà soát, cơ cấu lại các chương trình TDCSXH đang thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với yêu cầu, sự cần thiết; phù hợp với khả năng nguồn lực vốn, bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp của Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của Điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức tập huấn, phổ biến quy trình nghiệp vụ theo các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, của các bộ, ngành có liên quan đến cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị.
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là cán bộ làm công tác TDCSXH ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và biên giới, hải đảo.
Có giải pháp chủ động thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Chú trọng chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng, tiến tới hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Thường xuyên quan tâm phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị nhận ủy thác để phát hiện tồn tại, có kiến nghị, chấn chỉnh và xử lý kịp thời; hướng dẫn các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp, các tổ tiết kiệm và vay vốn về quy trình, nghiệp vụ tín dụng chính sách để phối hợp triển khai tại cơ sở.
Đoàn cán bộ y tế Sơn La tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP Hồ Chí Minh Ngày 26/8, Sở Y tế tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ xuất quân Đoàn cán bộ y tế tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn cán bộ y tế tỉnh Sơn La tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, chiều 26/8. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại...