‘Thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ’
“Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với thanh niên, sáng nay.
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đối thoại với các đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn
- Đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa): Đào tạo đại học còn tương đối tràn lan, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội, sinh viên gặp khó khăn khi xin việc, tạo điều kiện cho những tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ, công chức. Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đây là một vấn đề lớn, khó, cũng đang đặt ra với cả xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định, nền kinh tế đang thiếu cả thầy cả thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. Dân số cả nước hiện là 88 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước đang trong giai đoạn dân số vàng, tức là 2 người trong độ tuổi lao động gánh 1 người phụ thuộc, bắt đầu từ năm 2007, dự báo kéo dài 30 – 35 năm.
Trong số 60 triệu người đó, đến 2012 số lao động qua đào tạo các cấp là mới chiếm 46%. Nhưng trong số 46%, có 8% từ đại học trở lên, trong khi các nước phát triển triển hầu hết là những người lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, và trong số lao động được đào tạo thì tỷ lệ từ đại học trở lệ khá cao, như Malaysia là 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. Mặt khác, nếu tính số sinh viên trên 1 vạn dân thì năm 2011 Việt Nam mới có 250 sinh viên từ cao đẳng trở lên, trong khi tỷ lệ của Thái Lan từ năm 2005 là 374, Hàn Quốc 674, Nhật Bản 316, Pháp 359, Anh 380, Úc 504, Hungary 432, Chile 407…
Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 – 4 – 10. Tôi muốn nói, Việt Nam đang thiếu cả thày, cả thợ, cơ cấu chưa hợp lý. Do đó, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, dạy nghề đến 2020, chiến lược và quy hoạch phát riển nguồn nhân lực. Mới đây, Hội nghị Trung ương có kết luận chỉ đạo về vấn đề này, với tinh thần làm sao nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhanh bền vững các loại hình đào tạo.
Chúng tôi đặt ra quyết tâm, mục tiêu là không để bạn nào, em nào thi đỗ cao đẳng, đại học bỏ học, không có tiền đóng học phí. Chúng ta đang rất cần đội ngũ này nhưng mặt khác cũng đang rất cần công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Vậy thì, những bạn, những em chưa đủ điều kiện vào ngay CĐ, ĐH, con đường học trung cấp, học nghề cũng rất tốt. Rất nhiều cán bộ quản lý giỏi, doanh nhân giỏi thành đạt, nhiều nhà văn hóa, khoa học, tướng lĩnh cũng trưởng thành từ con đường vừa học vừa làm, học trong thực tiễn công tác, học liên thông, tại chức…
Vấn đề đặt ra là phải học thật, tài năng thật, năng lực thật. Tôi muốn chia sẻ điều nữa là dù con đường nào thì sự thành đạt, thành công của mỗi bạn trẻ thì nhân tố quyết định là phải có hoài bão, ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sống có nghĩa tình, trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc.
Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn
- PGS TS Bùi Thế Duy, Phó giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: Là lưu học sinh vê trong nước làm viêc, tôi muôn quan tâm đên viêc kêu gọi bạn bè, học sinh của mình vê nước công hiên. Ngoài trở ngại vê chê đô thu nhâp còn khó khăn, lưu học sinh còn lo ngại vê nước có được trọng dụng đê giao viêc hay chỉ “đê trưng bày, cât vào ngăn tủ”. Xin Thủ tướng chia sẻ với thanh niên vê vân đê này?
Video đang HOT
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng và Nhà nước rât quan tâm đên vân đê này. Đât nước đang cân đôi ngũ nguôn nhân lực chât lượng cao, cân cả thây, cả thợ có trình đô, kiên thức, kỹ năng thực sự. Chúng ta vừa tâp trung sức đê phát triên giáo dục đào tạo các câp học, vừa nâng cao chât lượng, tăng quy mô hợp lý đê đáp ứng yêu câu nguôn nhân lực cho phát triên đât nước.
Trong khi đó, Đảng, Nhà nước cũng rât quan tâm đên hơn 4 triệu người Viêt Nam đang sinh sông, học tâp ở nước ngoài, trong đó có khoảng 100.000 học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Chính phủ đã có nhiêu chính sách khuyên khích đê đông bào đang định cư ở nước ngoài, thanh niên đang học tâp ở nước ngoài vê góp phân xây dựng đât nước.
Trong thực tê, có những điêu kiên vân chưa thỏa mãn nhu câu của môt sô trí thức được đào tạo cao, sâu, ở môt sô chuyên ngành. Đây là điêu kiên mà Chính phủ đã thây, và sẽ tạo điêu kiên thuân lợi đê mọi người, đặc biêt là những trí thức sau khi học tâp ở nước ngoài vê nước làm viêc, vừa cho bản thân, cho gia đình mình vừa đóng góp cho đât nước. Chính phủ đang rà soát, bô sung cơ chê, chính sách.
Nhưng mặt khác, tôi cũng mong rằng mọi công dân, đông bào, sinh viên đang học tâp ở nước ngoài cũng chia sẻ với đât nước, với Tô quôc mình. Tuy đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt qua tình trạng kém phát triên, đứng vào nhóm các nước đang phát triên có thu nhâp trung bình, nhưng vân còn nhiêu khó khăn do hâu quả chiên tranh, khó khăn trong phát triên kinh tê xã hôi. Rât mong các bạn hiêu, chia sẻ khó khăn của đât nước đê góp phân xây dựng, phát triên Tô quôc.
- Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn: Thủ tướng đã cho phép Đoàn Thanh niên xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, tổng số nguồn vốn ngân sách đầu tư là 733 tỷ đồng. Hiện, việc triển khai đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên năm 2015 rất khó hoàn thành xây dựng 10 Trung tâm này. Xin Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc xây dựng các trung tâm, tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn, và hoan nghênh phần việc này. Chính phủ đã đồng ý, kế hoạch đã phê duyệt, kinh phí đã bố trí nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, kinh phí chưa được bố trí kịp tiến độ. Tôi sẽ quan tâm, kiểm tra đôn đốc, bố trí đủ ngân sách xây dựng theo kế hoạch đã được duyệt. Rất mong Trung ương Đoàn quản lý, hoạt động tốt, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên.
Khi làm việc, tôi đã đề nghị trong hướng nghiệp và dạy nghề, Đoàn nên tập trung vào nội dung hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Vấn đề dạy nghề, nên ở mức phù hợp với điều kiện của Đoàn. Các trường dạy nghề đã được Chính phủ giao cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội và một số bộ, ngành khác tổ chức, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Vì vậy, nội dung quan trọng nhất, Đoàn nên hình thành các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm. Điều đó rất thiết thực.
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.
- Đại biểu Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Thành đoànHà Nội: Thủ tướng gửi gắm thông điệp gì với tuổi trẻ cả nước trước thềm nhiệm kỳ Trung ương Đoàn mới?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Qua theo dõi tình hình chung của đất nước, của thanh niên và qua Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần này, tôi thật sự tự hào và vui mừng nhận thấy thanh niên ngày nay có nhận thức tốt, có kiến thức, bản lĩnh và nhiều suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề của đất nước, dân tộc, quốc tế và thời đại. Những vấn đề các bạn đưa ra không chỉ là nguyện vọng mong muốn chính đáng, những băn khoăn, trăn trở, mà còn là những ý tưởng, gợi mở rất đáng quan tâm để chúng tôi cân nhắc trong quá trình lãnh đạo, điều hành kinh tế – xã hội của đất nước. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của các bạn thanh niên, của thế hệ trẻ chúng ta.
Trước hết, nói về niềm tin và lý tưởng của thanh niên. Chúng ta khẳng định rằng, đại bộ phận thanh niên ngày nay có mục tiêu, lý tưởng đúng đắn và có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc, dân tộc và tin tưởng vào sự lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước và cả dân tộc luôn tin cậy ở thanh niên và thanh niên luôn gắn bó với Đảng, Nhà nước và dân tộc. Mối quan hệ gắn bó mật thiết máu thịt này đã trở thành truyền thống tốt đẹp và đã được thử thách qua thời gian, năm tháng, qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên và tuổi trẻ cả nước cần nỗ lực phấn đấu đưa khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần này vào cuộc sống đó là: Xây hoài bão lớn, rèn đức luyện tài, đoàn kết sáng tạo, xung kích đồng hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải thực hiện thật tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, tích cực, nghiêm túc tự giáo dục, tự rèn luyện mình với tinh thần “xây” cái hay, cái đẹp để có thói quen tốt, thói quen đẹp; “chống” thói hư, tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần để cùng cả dân tộc ta xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Thứ hai, về chăm lo việc học tập, phát huy sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Phải khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay và đối với nước ta, khoa học công nghệ là chìa khóa để hội nhập và phát triển nhanh, bền vững. Chúng ta quyết tâm thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, vai trò, vị trí và đóng góp của thanh niên rất to lớn, rất quyết định.
Đảng và Nhà nước luôn xác định và nhất quán thực hiện chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hoá hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khuyến khích các hoạt động sáng tạo, có chính sách hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, trọng dụng “hiền tài” cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh thiếu niên cần nhận thức rõ chủ trương đặc biệt quan trọng này trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải luôn là mũi nhọn xung kích tiến quân vào khoa học, công nghệ, phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học một cách chuyên cần, chú trọng đổi mới phương pháp, tận dụng thành tựu của những người đi trước và tích cực tham gia phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, và Đoàn cũng phải là chỗ dựa thực sự cho các hoạt động sáng tạo, là “vườn ươm” các mầm non sáng tạo.
Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ năng động, sáng tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, một bộ phận không nhỏ thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tôi đề nghị Trung ương Đoàn chủ động sâu sát với thanh niên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trở ngại của thanh niên, những bất cập trong của cơ chế chính sách, phối hợp với các cơ quan liên quan kiến nghị các giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng tạo nhiều việc làm ở nông thôn để thanh niên vượt khó, làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra với trình độ tư duy, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao.
Đảng, Nhà nước khẳng định thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tạo cho mọi người bình đẳng về cơ hội được học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên chúng ta nỗ lực tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên cần tham gia tích cực thông qua hệ thống dạy nghề và dịch vụ việc làm cho thanh niên, chú trọng khâu tuyên truyền, hướng nghiệp, vận động thanh niên đến với những ngành nghề phù hợp với bản thân, với điều kiện địa phương và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.
Đối với mỗi thanh niên, tôi mong muốn các bạn tham gia với trách nhiệm cao nhất trong việc học tập văn hóa, học nghề và nỗ lực lập nghiệp cho chính bản thân mình để mỗi thanh niên phải thực sự giỏi ít nhất một nghề hoặc một lĩnh vực, đó cũng là trực tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia ở tất cả các cấp độ (sản phẩm, ngành, quốc gia), phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thông qua đó cải thiện cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh niên. Đây đang là vấn đề thời sự, là nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ. Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa – thể thao, vui chơi giải trí cho xã hội nói chung và thanh niên nói riêng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; đang chỉ đạo triển khai nghiên cứu, bố trí ngân sách để tiếp tục xây dựng các Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Trung tâm dã ngoại, các Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa dành cho thanh thiếu niên.
Đoàn Thanh niên và các tổ chức thanh niên cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong việc xã hội hóa xây dựng và tổ chức các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thanh thiếu niên; làm nòng cốt trong tổ chức các phong trào, chương trình văn hóa văn nghệ… lành mạnh để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của giới trẻ.
Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế – xã hội của thanh niên. Qua 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được thành tự to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta đã đạt mức tăng trưởng khá cao trong suốt cả thời kỳ (bình quân khoảng 7% năm); đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đứng vào hàng các nước đang phát triển có thu nhập trung bình (GDP năm 2012 đạt 1.600 USD). Nước ta cũng đã hoàn thành trước thời hạn hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đề ra cho năm 2015; ngày càng chủ động, tích cực hội nhập đời sống kinh tế xã hội của thế giới; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong thành tựu chung này có phần đóng góp to lớn của thanh niên.
Tôi rất vui mừng thấy thanh niên đã trình bày những ý kiến, nhận thức riêng của mình đầy tâm huyết về những nội dung, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tổ quốc và tự xác định nguyện vọng và trách nhiệm tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình này. Chính phủ rất trân trọng trước những ý tưởng, hiến kế của các bạn thanh niên, trí thức trẻ, sinh viên. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặt đúng vị trí vai trò của lực lượng thanh niên. Tôi mong các bạn tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của các thế hệ trước đây, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước; đó cũng là cách thiết thực nhất để đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, về những yêu cầu đặt ra đối với thanh niên trong quá trình hội nhập và phát triển. Ngoài những điều cụ thể đã nêu trên, tôi nghĩ rằng, yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có kiến thức và kỹ năng tốt, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, dù ở lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc gì hãy phấn đấu làm tốt nhất, với sáng kiến và nỗ lực cao nhất để phấn đấu trở thành những cán bộ quản lý trẻ giỏi, công chức trẻ giỏi, nhà khoa học và nhà văn hóa trẻ giỏi, doanh nhân trẻ giỏi, chiến sỹ trẻ giỏi… tất cả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ bảy, nhiệm vụ của đất nước trong năm 2013 cũng như những năm tới rất nặng nề. Rất mong các bạn đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên cùng chia sẻ, cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, xung kích đi đầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cải thiện tốt hơn đời sống mọi người dân; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.
Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước đất nước, trước dân tộc và trước thế hệ trẻ, Chính phủ sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo để thế hệ trẻ, thanh niên được phát triển toàn diện hơn, được học tập đào tạo tốt hơn, vui chơi giải trí lành mạnh hơn, để có việc làm và thu nhập tốt hơn, để có môi trường sống ngày càng văn minh tiến bộ công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.
Theo VNE
Tỉ phú Trung Quốc tặng xe hơi để giáo dục lòng yêu nước
Một tỉ phú Trung Quốc "nổi tiếng tốt bụng" đã cam kết tặng những chiếc xe hơi nội địa cho 43 người có xe hơi Nhật bị phá hủy trong những cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản hồi tháng rồi, trong nỗ lực "giáo dục" người dân nước này về cách bày tỏ lòng yêu nước, theo tin tức từ AFP ngày 11.10.
Trong những cuộc biểu tình chống Nhật rầm rộ khắp Trung Quốc hồi tháng rồi có liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo SekakuĐiếu Ngư giữa Trung Quốc - Nhật Bản, những người biểu tình Trung Quốc đã đập phá nhiều xe hơi thương hiệu Nhật, .
Tỉ phú Trần Quang Tiêu, trong một bộ trang phục sang trọng xuất hiện trên truyền hình quốc gia Trung Quốc, cùng với hàng chục chiếc xe hơi hiệu Geely do Trung Quốc sản xuất mà ông đã bỏ tiền túi (tổng cộng 5 triệu nhân dân tệ, tương đương 794.000 USD) ra mua, tuyên bố sẽ tặng xe cho những người bị thiệt hại.
Theo AFP, 43 người ở Trung Quốc có xe hơi Nhật bị phá hoại trong mấy vụ biểu tình có thể lấy xe hơi Geely của ông Trần mua tặng.
"Tôi tiến hành sự kiện đổi xe này để nhắc nhở cho người dân Trung Quốc biết rằng lòng yêu nước phải được thể hiện một cách thông minh, hợp lý và có kỷ luật chứ không phải phá hoại", ông Trần cho biết.
Tỉ phú Trần Quang Tiêu - Ảnh: AFP
AFP dẫn nguồn các số liệu cho thấy số lượng xe hơi Nhật bán ra tại thị trường Trung Quốc giảm sút mạnh sau những cuộc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.
Tỉ phú Trần, nằm trong danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc, có tổng tài sản trên 4,6 tỉ nhân dân tệ (740 triệu USD), nổi tiếng vì thích làm từ thiện. Ông này từng biếu tiền mặt, 3.000 con heo và cừu cho những nạn nhân của vụ động đất ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hồi năm 2008.
Theo AFP, ông Trần từng cam kết hiến hết tài sản làm từ thiện sau khi qua đời.
Tờ New York Times ngày 10.10 có bài viết mang tựa đề "Vỡ đầu là một biểu tượng man rợ của lòng yêu nước sục sôi", kể về câu chuyện một đàn ông Trung Quốc 51 tuổi bị người biểu tình đánh chấn thương sọ não phải nằm viện nhiều tuần liền. Lý do ông bị tấn công là vì ông... chạy xe hơi Nhật.
Theo TNO
Thời báo Hoàn cầu bị tố "mua bán lòng yêu nước" Tờ Thời báo Hoàn cầu bị phê phán thổi bùng chủ nghĩa dân tộc Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) ngày 6/9, tờ Thanh niên Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, hôm 5/9 đã đăng bài bình luận có tựa đề "Truyền thông đừng đem lòng yêu nước ra để mua bán," trong đó phê...