Thanh niên mọc sừng sau gáy vì dùng smartphone quá nhiều?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sunshine Coast ở bang Queensland, Australia, phát hiện một số thanh niên mọc sừng ở sau đầu với nguyên nhân có thể do nghiện điện thoại thông minh.
Công nghệ di động đã thay đổi cuộc sống từ cách chúng ta đọc, làm việc, giao tiếp, mua sắm và thậm chí là hẹn hò. Nhưng đó là điều đã biết, điều chúng ta chưa nắm bắt được là cách những cỗ máy nhỏ bé đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ xương con người. Không chỉ thay đổi những hành vi của chúng ta, smartphone còn đang thay đổi cả cơ thể của chúng ta.
Mọc sừng sau gáy
Nghiên cứu mới về cơ chế sinh học cho thấy những người trẻ tuổi đang phát triển một gai xương ở phía sau hộp sọ – gây ra bởi việc đầu nghiêng về phía trước quá nhiều, làm dịch chuyển trọng lượng từ cột sống đến các cơ phía sau đầu.
Sự thay đổi trọng lượng này dẫn tới sự tích tụ và phát triển của khối xương nhỏ, giống với cách mà da người dày lên để phản ứng với việc bị mài mòn hoặc áp lực (các vết chai).
Kết quả là một cái sừng, hoặc thứ tương tự như vậy, mọc ra từ phía sau hộp sọ, ngay trên phần gáy.
Theo Washington Post, trong nghiên cứu khoa học mới đây, hai chuyên gia tại Đại học Sunshine Coast ở bang Queensland, Australia, phỏng đoán việc những người trẻ mọc sừng như vậy có nguyên nhân bắt nguồn từ tư thế khi sử dụng những thiết bị công nghệ hiện đại. Theo hai chuyên gia này, điện thoại thông minh và các thiết bị cầm tay khác khiến con người phải cúi đầu về phía trước để sử dụng.
Hai nhà nghiên cứu cho biết khám phá của họ là tài liệu khoa học đầu tiên về sự thay đổi sinh học của cơ thể và bộ xương người để thích ứng với ảnh hưởng của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về hội chứng “cổ đau vì nhắn tin” và các bác sĩ cũng cảnh báo về việc “ngón tay bị cong do nhắn tin”, vốn không được định nghĩa là trạng thái bệnh lý nhưng tương đồng với hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome). Các nghiên cứu trước đây chưa từng phát hiện việc sử dụng điện thoại có liên quan đến thay đổi trong cấu trúc xương của cơ thể.
“Câu hỏi quan trọng là tương lai ẩn chứa điều gì cho những người trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi, khi rõ ràng là có sự phát triển của một tiến trình thoái hóa ngay trong giai đoạn đầu cuộc đời của họ”, hai tác giả nghiên cứu đặt câu hỏi trong báo cáo, được xuất bản trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Video đang HOT
Nghiên cứu này được hoàn thành từ năm ngoái nhưng trở nên nổi tiếng vào tuần qua sau khi đài BBC phát chương trình có tên “Cuộc sống hiện đại thay đổi bộ xương con người như thế nào”.
Kể từ đó, báo cáo khoa học này thu hút sự chú ý của truyền thông Australia, và họ đặt đủ thứ tên cho “hội chứng” này: “sừng trên đầu”, “xương điện thoại”, “gai điện thoại” hay “khối u kỳ lạ”.
David Shahar, một trong những tác giả của nghiên cứu, người vừa hoàn thành bằng tiến sĩ về cơ chế sinh học (biomechanics) tại Đại học Sunshine Coast, cho rằng tên gọi của chiếc xương mọc thêm này không quan trọng, điều đáng chú ý là đó có thể là dấu hiệu của sự biến dạng nghiêm trọng trong tư thế tự nhiên và có thể gây ra đau mãn tính ở sau đầu và gáy.
Một phần của những gì nổi bật về phát hiện này, theo ông Shahar, là kích thước của những cái xương mọc ra được coi là lớn nếu chúng dài từ 3 đến 5 mm. Những trường hợp vượt trội được đưa vào nghiên cứu khi xương mọc ra dài hơn 10 mm.
Và sự nguy hiểm không chỉ nằm ở mỗi chiếc “sừng”, theo ông Mark Sayers, phó giáo sư cơ chế sinh học tại Đại học Sunshine Coast, người giám sát và là đồng tác giả nghiên cứu. Ông Sayers cho rằng chiếc sừng có thể là một phần của vấn đề đang diễn ra ở nơi khác trên cơ thể, dấu hiệu của việc các cơ ở đầu và cổ đang không kết nối với nhau hợp lý.
Do sử dụng smartphone?
Đề tài của hai nhà nghiên cứu bắt đầu từ 3 năm trước với một loạt những hình ảnh chụp X quang về vùng đầu và cổ của những đối tượng ở bang Queensland. Những hình ảnh cho thấy một phần của hộp sọ, bao gồm cả đáy gai nhô bên ngoài vùng chẩm (enthesophytes), được hình thành ở phía sau đầu.
Trái với sự hiểu biết thông thường về các cấu trúc sừng, được cho là hiếm khi mọc lên và chủ yếu xảy ra ở những người lớn tuổi bị căng cơ kéo dài, Shahar nhận thấy hiện tượng này xuất hiện nổi bật trên bản chụp X quang của những người trẻ, bao gồm cả những người không có triệu chứng căng cơ rõ ràng.
Báo cáo đầu tiên của hai nhà khoa học, đăng trên tạp chí giải phẫu Journal of Anatomy năm 2016, liệt kê một mẫu gồm 218 hình chụp X quang của các đối tượng từ 18 đến 30 tuổi, với việc mọc xương ở sau gáy diễn ra với 41% trong nhóm này và phổ biến hơn ở nam giới.
Một nghiên cứu khác, được xuất bản trên ấn phẩm Clinical Biomechanics vào mùa xuân năm 2018, mô tả lại trường hợp của 4 thiếu niên để tranh luận rằng việc mọc sừng sau đầu không phải là do yếu tố di truyền hoặc viêm, mà thay vào đó là do tải trọng cơ học lên các cơ ở hộp sọ và cổ.
Sau nghiên cứu năm 2016, hai nhà khoa học đã mở rộng mẫu nghiên cứu đến 1.200 bản chụp X quang của những người từ 18 đến 86 tuổi. Shahar và Sayers thấy rằng kích thước của những chiếc xương mọc ra, chiếm 33% trường hợp, tỷ lệ nghịch với tuổi tác của bệnh nhân. Phát hiện này hoàn toàn trái ngược với hiểu biết khoa học hiện có, từ lâu cho rằng quá trình thoái hóa xảy ra song song với sự lão hóa.
Thay vào đó, họ phát hiện chiếc sừng lớn hơn và phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này, các nhà nghiên cứu tìm đến những thay đổi gần đây trong thói quen sống của người trẻ, những thứ có thể ảnh hưởng đến cơ thể của họ.
“Sự hình thành này mất rất nhiều thời gian để phát triển, điều đó có nghĩa là những cá nhân với tình trạng này có thể đã gây áp lực quá nhiều lên phần cơ sau đầu kể từ khi còn nhỏ”, ông Shahar giải thích.
Để khiến chiếc xương mọc xuyên qua hệ thống gân dày sau gáy, ông Shahar đặt giả thiết là do người trẻ ngày càng cúi đầu xuống nhiều hơn để sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di động.
“Điều đó yêu cầu cơ thể phải thích nghi với áp lực phải chịu khi đầu cúi xuống quá nhiều”, ông Shahar nhận định.
Ông Michael Nitabach, giáo sư sinh lý học, di truyền học và khoa học thần kinh tại Đại học Yale, không cảm thấy thuyết phục với giả thiết của hai nhà khoa học Australia.
“Với việc không có dữ liệu về thời gian sử dụng điện thoại hoặc trạng thái trước đó của những người được chụp X quang, sẽ không thể đưa ra kết luận về mối tương quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và hình thái của hộp sọ”, ông Nitabach cho biết.
Theo zing
Bất ngờ cách người mù miêu tả được động vật dù chưa từng thấy
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng để miêu tả động vật, người khiếm thị dựa vào các phân loại sinh học, tương tự cách làm của giới khoa học.
Theo Curiosity, một nghiên cứu mới cho thấy những người khiếm thị có cái nhìn sâu sắc về những loài động vật, dù họ chưa từng thấy như hà mã hay cá mập trông như thế nào.
"Kinh nghiệm của người đầu tiên không phải là cách duy nhất để phát triển sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh ta", Judy Kim, nghiên cứu sinh tại Đại học Johns Hopkins nói.
Người khiếm thị có kiến thức rất tốt về những thứ như ánh sáng và màu sắc, dù vẫn chưa rõ làm sao họ nhận biết được hình dạng và học những thông tin đó như thế nào. Một số nghiên cứu cho rằng có thể họ biết thông qua giao tiếp, như việc nghe ai đó nói "chim hồng hạc có màu hồng".
"Mọi người thường cho rằng chúng ta không thể biết những gì chúng ta không nhìn thấy. Thực tế có nhiều cách để hiểu về thế giới xung quanh ", Kim nói.
Nhóm nghiên cứu đã mời 20 người khiếm thị và 20 người bình thường, sắp xếp tên các loài động vật theo kích thước (nhỏ nhất đến lớn nhất) và chiều cao (thấp đến cao nhất). Sau đó, họ phân loại động vật thành các nhóm dựa trên hình dạng, đặc điểm bên ngoài và màu sắc, loại ra loài khác biệt về hình dạng hay những đặc điểm khác (như hà mã có lông vũ hay lông thú, da hoặc vảy hay không).
Nhìn chung, người khiếm thị và bình thường sắp xếp theo những cách tương tự về các đặc điểm đặc trưng của từng loài. Ví dụ, cả hai nhóm đều đồng đánh giá rằng cá heo có hình dạng tương tự cá mập, và những con lười trông giống loài gấu.
Người khiếm thị có cách phân loại loài giống với giới khoa học. Ảnh: Getty Images.
15/20 người khiếm thị và 19/20 người bình thường tham gia khảo sát nói rằng voi to hơn tê giác. Nhưng giữa hai nhóm vẫn có vài sự khác biệt.
Trái với ý kiến cho rằng người khiếm thị nhận biết về các loài động vật thông qua miêu tả của người bình thường, họ có những bất đồng về đặc điểm mà người thường dễ thấy nhất là màu sắc.
Những người bình thường phân loại khá tốt động vật theo màu sắc. Nhưng khi so sánh, giữa họ lại khó khăn khi phân chúng theo hình dạng. Trong khi người khiếm thị thì ngược lại, dễ dàng phân loại chúng theo hình dạng nhưng không tương đồng nhau về màu sắc.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng để miêu tả động vật, người khiếm thị dựa vào các phân loại sinh học tương tự giới khoa học. Cách này rất hữu ích khi phân biệt về hình dạng và một số đặc điểm, ví dụ chim có lông và hình dạng cánh đặc trưng. Nhưng nó lại không hiệu quả với màu sắc vì nhiều loài động vật dù khác nhau song cùng màu (như thiên nga, gấu bắc cực và cừu đều có màu trắng).
Do đó có thể đưa ra kết luận: Người khiếm thị có được những thông tin phong phú về ngoại hình dựa trên suy luận.
"Đôi khi người ta cho rằng trải nghiệm trực quan là cách tốt nhất để tìm hiểu về thế giới. Nhưng nghiên cứu này cho thấy giao tiếp ngôn ngữ vẫn có thể mang lại cho chúng ta kiến thức phong phú và chính xác, ngay cả những kiến thức mà thoạt nhìn có vẻ trực quan", Marina Bedny, đồng tác giả nghiên cứu, đồng thời là Trợ lý Giáo sư về Khoa học Tâm lí và Não bộ.
"Cả người thường lẫn người khiếm thị đều sống trong các thành phố văn minh, và họ cũng không cần phải biết về thế giới hoang dã. Nhưng thế giới động vật rõ ràng là rất thu hút con người", Bedny nhận định.
Theo zing
Cô gái cứ nghe thấy âm thanh là đau đớn cùng cực Chứng bệnh lạ này khiến cô Margot thực sự căm ghét âm thanh. Ngay cả những âm thanh thông thường trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến cô bị kích thích rất mạnh như phẫn nộ, sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn... Cô Margot Noel, một người phụ nữ ở Anh trời sinh không thể chịu được việc phải nghe nhiều...