Thanh niên là ‘đại sứ’ thúc đẩy bình đẳng giới ở ASEAN
Nhằm thu hút thanh niên ở cấp khu vực đóng góp nỗ lực trong việc giải quyết và hành động để giảm bớt sự bất bình đẳng giới và bạo lực giới ở các nước thành viên ASEAN, UN Women tại Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn và đối thoại dành cho 24 bạn thanh niên đến từ 10 nước ASEAN từ ngày 6 đến 9/10 tại Hà Nội.
Lớp tập huấn và đối thoại về bình đẳng giới dành cho thanh niên ASEAN”Bình đẳng giới” là một trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), để hoàn thành đòi hỏi sự chung tay của mỗi cá nhân trong toàn xã hội mà thanh niên chính là nguồn cảm hứng và có khả năng lan tỏa mạnh nhất. Đợt tập huấn tạo môi trường để các bạn trẻ được chia sẻ, trao đổi cởi mở về giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, đây là nơi tiếp nhận cũng như hỗ trợ, góp phần hiện thực hóa các sáng kiến, ý tưởng nhằm xây dựng các cộng đồng công bằng về giới ở ASEAN.
Đây là sự kiện trong chuỗi “Tập huấn giảng viên nguồn: Những nhà đổi mới – nhà hoạt động thanh niên về bình đẳng giới” được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) phối hợp với Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) tại Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Việt Nam (VVC) với sự hỗ trợ của Phái đoàn Canada tại ASEAN và Văn phòng UN Women khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Theo cô Younghwa Choi – Điều phối viên Chương trình của Văn phòng UN Women khu vực châu Á- Thái Bình Dương, UN Women cung cấp bộ công cụ về bình đẳng giới để thanh niên trở thành “những người tạo ra sự thay đổi” trong việc thúc đẩy mục tiêu số 5 về bình đẳng giới.
Video đang HOT
Mạng lưới thanh niên nòng cốt ở ASEAN
Đợt tập huấn sẽ giúp nâng cao năng lực, hiểu biết cho thanh niên ASEAN, tạo nên mạng lưới thanh niên nòng cốt rộng lớn trong khu vực ASEAN, khu vực châu Á- Thái Bình Dương và thế giới. Đây là bước chuẩn bị những kiến thức cơ bản để giúp họ trở thành “những người tạo ra sự thay đổi”. Khi về nước, họ sẽ xây dựng những dự án nhỏ và kết nối thanh niên ở các địa phương để triển khai các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại cộng đồng.
Theo ông Đỗ Tuấn Phương – Giám đốc CSDS, chính các bạn trẻ sẽ là đại sứ thúc đẩy bình đẩy bình đẳng giới trong giới trẻ và ở các cộng đồng. Họ sẽ tham gia viết một tuyên bố chung của thanh niên ASEAN về bình đẳng giới. Những ý kiến của các bạn sẽ được chia sẻ tại hội nghị của ASEAN về bình đẳng giới từ ngày 20 đến 25/10 sắp tới.
Ngự Bình
Theo phunuvietnam
Tiền Giang: Phát huy hiệu quả tuyến đường "Thanh niên tự quản"
Nhiều mô hình hay và cách làm mới trong tuyên truyền ATGT đã được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Tiền Giang áp dụng, giúp người dân ý thức được việc chấp hành luật giao thông, bảo vệ các tuyến đường tự quản
Người dân hoan nghênh và ủng hộ
Đại diện Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Tiền Giang cho biết, hằng năm đơn vị phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền đảm bảo TTATGT, trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về ATGT trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và nhân dân; tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông; xây dựng và nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh niên tham gia giữ gìn ATGT để triển khai trong các cấp bộ Đoàn.
Đặc biệt đến nay, Tiền Giang đã xây dựng được 394 "Tuyến đường thanh niên tự quản" (TNTQ) đảm bảo 4 tiêu chí đề ra như: ATGT, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và thực hiện xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Cụ thể như, Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Gò Công Đông đã triển khai xây dựng mô hình "Tuyến đường TNTQ" và đã ra mắt được 27 tuyến đường của 13/13 xã, thị trấn, đảm bảo 4 tiêu chí vừa nêu.
Kết quả ban đầu cho thấy, ý thức chấp hành quy định về ATGT của người dân đã tốt hơn. Tình trạng chạy xe quá tốc độ, chở quá số người quy định, điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm... ít xảy ra, góp phần đáng kể trong việc kiềm chế TNGT. Từ đó, mô hình đã được người dân địa phương, các ngành, các cấp đánh giá cao và ủng hộ một phần kinh phí để hỗ trợ, duy trì hoạt động.
Tại địa bàn TP. Mỹ Tho không khó bắt gặp những hình ảnh đẹp của các bạn ĐVTN, dù trời nắng hay mưa đều ra quân trực các chốt đèn giao thông vào giờ cao điểm. Màu áo xanh đẫm mồ hôi, cùng với chiếc còi và cờ hiệu đã giúp người tham gia giao thông ý thức hơn trong việc dừng đèn đỏ đúng nơi quy định, không phóng nhanh vượt ẩu, từ đó góp phần hạn chế các vụ TNGT, tạo ấn tượng tốt đẹp với cộng đồng xã hội.
Đối với địa bàn nông thôn, việc tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông gặp nhiều khó khăn hơn. Người dân vùng nông thôn thường không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, hay phóng nhanh vượt ẩu. Bên cạnh đó, với địa bàn sông nước chằng chịt, việc lưu thông qua các bến đò còn nhiều phức tạp. Vì thế, mỗi ĐVTN nông thôn cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân để tham gia giao thông an toàn, văn minh.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền
Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong thanh niên, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng nhân rộng các mô hình, đội nhóm thanh niên tham gia tuyên truyền, giữ gìn TTATGT. Các mô hình cổng trường ATGT, tuyến đường thanh niên tự quản, đội xung kích tuyên truyền đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả. Hiện toàn tỉnh có 193 đội thanh niên xung kích tình nguyện hướng dẫn, điều tiết phương tiện tại các khu vực đông dân cư, trường học; thành lập các đội cờ đỏ hướng dẫn học sinh, phụ huynh tham gia giao thông tại các cổng trường. Từ khi triển khai mô hình này, tình trạng ùn tắc, va chạm xe cộ trong giờ cao điểm đã giảm hẳn, ý thức của học sinh, phụ huynh khi tham gia giao thông được nâng lên.
Hàng năm, Ban ATGT tỉnh tổ chức diễn đàn, hội thi "Thanh niên với văn hóa giao thông" gắn với tuyên dương thanh niên điển hình trong công tác tuyên truyền và giữ gìn TTATGT; ra quân Tháng ATGT cùng nhiều hoạt động với nhiều đội thanh niên xung kích, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, ĐVTN, học sinh và nhân dân trong việc tham gia giữ gìn, đảm bảo TTATGT. "Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông" được tổ chức với nhiều hình thức như: Hướng dẫn thanh niên lái xe an toàn; sáng tạo khi sử dụng hình thức sân khấu hóa với nhiều hoạt động gần gũi, thiết thực.
Để tiếp tục phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong công tác đảm bảo, giữ gìn TTATGT, thời gian tới Tỉnh đoàn sẽ chỉ đạo các huyện, Thành đoàn và đoàn trực thuộc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; tiếp tục triển khai cuộc vận động "Thanh niên với văn hóa giao thông"; tập trung thành lập, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích; nhân rộng các công trình, phần việc của thanh, thiếu niên tham gia bảo đảm TTATGT; phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ khi tham gia các hoạt động, góp phần kiềm chế tai nạn, UTGT và nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông tại cộng đồng.
Cũng theo đại diện Ban ATGT tỉnh Tiền Giang, năm vừa qua, thực hiện chủ đề năm ATGT 2017 là "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên" với mục tiêu "Tính mạng con người là trên hết", các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về ATGT với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề phức tạp về ATGT, từ đó góp phần hạn chế ùn tắc và giảm thiểu các "điểm đen" về TNGT. Vì vậy, tình hình TNGT đường bộ đã giảm được 02 tiêu chí về số vụ và số người bị thương
MỸ LỆ
Theo tapchigiaothong
TP.HCM tổ chức trang trọng lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười Sáng 7.10, tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) diễn ra lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười. Dự lễ truy điệu có Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cùng nhiều lãnh...