Thanh niên bị tăng án tù vì đánh ‘hôi’ người tàn tật 1 phát
TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Lê Tuấn Tâm (Sinh ngày 24-8-1990) do có kháng cáo của bị hại Nguyễn Nguyên H đối với bản án sơ thẩm.
Vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 16 giờ ngày 25-7-2016, ông Nguyễn Nguyên H đến nhà ông B giao loa và âm ly ông Nguyễn B đặt mua.
Lúc này tại nhà ông B có ông C và Lê Tuấn Tâm đang ngồi uống bia.
Khi đó ông C đã giữ ông H lại, nói về chuyện cha của ông H có nợ ông C tiền và bắt ông H ghi giấy nhận nợ… dẫn đến hai người gây gổ, ẩu đả.
Thấy vậy, dù không liên quan gì nhưng Lê Tuấn Tâm vẫn cầm vỏ chai bia đánh vào đầu của ông H một cái. Ông H được đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tích là 3%.
Lê Tuấn Tâm bị tòa sơ thẩm xử phạt hai năm cải tạo không giam giữ về tội Cố ý gây thương tích. Ngày 16-11-2018, bị hại Nguyễn Nguyên H kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt đối với bị cáo Tâm.
Tại tòa, bị hại cho rằng việc VKS đề nghị giữ nguyên mức hình phạt đối với bị cáo là không đảm bảo tính răn đe: “Tôi là người tàn tật, không có lỗi gì nhưng bị những người thanh niên to lớn đánh tôi. Tôi đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Tâm vì bị cáo Tâm đánh tôi là có tính côn đồ mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ”.
HĐXX tòa phúc thẩm nhận định: Giữa bị cáo và bị hại không có mâu thuẫn, chỉ vì thấy giữa C và H cự cãi nhau, bị cáo Tâm đã cầm chai bia đánh vào đầu H gây thương tích. Hành vi của Tâm có tính chất côn đồ được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng cấp sơ thẩm đã không áp dụng truy tố, xét xử đối với bị cáo để quyết định hình phạt là không đúng pháp luật.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc bị hại yêu cầu bồi thường 50 triệu đồng nhưng cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo hoàn cảnh khó khăn nên dù bị cáo mới chỉ bồi thường được 2.500.000 đồng tòa vẫn áp dụng tình tiết người phạm tội bồi thường thiệt hại là chưa tương xứng so với số tiền bị cáo phải có nghĩa vụ bồi thường.
Từ đó, HĐXX cho rằng hình phạt hai năm cải tạo không giam giữ đối với bị cáo là quá nhẹ, chưa đánh giá hết mức độ, hành vi nguy hiểm mà bị cáo gây ra cho bị hại, không đảm bảo về tình hình an ninh trật tự tại địa phương để nhằm giáo dục, răn đe nên xét thấy cần thiết phải xử lý nghiêm đối với bị cáo. Tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo tăng hình phạt đối với bị cáo, tuyên phạt bị cáo Tâm chín tháng tù…
Theo PLO
Vụ chạy thận: Bùi Mạnh Quốc chấp nhận bản án sơ thẩm, Đỗ Anh Tuấn sẽ kháng cáo
Trong khi gia đình Bùi Mạnh Quốc cho biết bị cáo sẽ không kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, hai bị cáo Hoàng Công Lương và Đỗ Anh Tuấn chắc chắn sẽ kháng cáo.
Một ngày sau khi TAND TP.Hòa Bình tuyên bản án sơ thẩm vụ án "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến sự cố y khoa trong chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, trao đổi với PV Infonet, chị Dương Thị Mây - vợ của bị cáo Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty Trâm Anh) - cho biết, Bùi Mạnh Quốc chấp nhận bản án và sẽ không kháng cáo đối với bản án sơ thẩm tuyên ngày 30/01/2019.
Theo bản án này, Bùi Mạnh Quốc bị TAND TP Hòa Bình tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù về tội "Vô ý làm chết người" theo Điều 98 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Thời gian áp dụng tính từ ngày bị tạm giam, 29/5/2017.
"Chúng em chọn dừng lại vì nếu cố đi tiếp anh Quốc sẽ rất mệt mỏi, nên dừng lại là cách tốt nhất", chị Dương Thị Mây nói.
Chị Dương Thị Mây, vợ bị cáo Bùi Mạnh Quốc trong ngày tòa tuyên án, 30/01/2019.
"Chồng em có nói với em rằng từ trước đến nay anh ấy không hề làm cẩu thả, nhưng 9 người tử vong cũng là một phần trách nhiệm của mình", chị Mây nói tiếp, đồng thời cho biết luôn tôn trọng chồng vì Quốc là người dám nhận trách nhiệm về mình.
Người phụ nữ trẻ sinh năm 1991 khẳng định chồng mình là một người lương thiện, suốt 12 năm làm nghề chưa từng bị khách hàng phàn nàn, và luôn làm việc bằng lương tâm của mình.
"Một số người nói những lời ác ý với chồng em, nhưng dù sao thì mọi việc cũng đã qua rồi, lời nói của người khác giờ đây đã không còn quan trọng. Quan trọng là chồng em sống đúng với lương tâm của mình".
Bùi Mạnh Quốc (áo kẻ) chấp nhận mức án 4 năm 6 tháng tù.
Được biết, ngay sau khi xảy ra sự cố y khoa ngày 29/5/2017, gia đình Bùi Mạnh Quốc đã chủ động hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 10 triệu đồng và bồi thường 7,5 triệu đồng/nạn nhân.
Bản án sơ thẩm xác định, các bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn là những người phải liên đới bồi thường cho gia đình các nạn nhân. Tuy nhiên, HĐXX cũng xác định 3 bị cáo Quốc, Lương và Sơn là người của Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình và Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn. Do đó, BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn phải liên đới bồi thường theo tỷ lệ lần lượt là 70%-30%.
Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - luật sư của ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Thiên Sơn) - khẳng định thân chủ của bà sẽ có đơn kháng cáo.
TAND TP Hòa Bình tuyên phạt ông Đỗ Anh Tuấn mức án 2 năm 6 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
"Bản án sơ thẩm đã không còn khẳng định ông Đỗ Anh Tuấn là chủ thể của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", và cũng không còn khẳng định ông Tuấn "không giám sát sửa chữa hệ thống RO số 2" như Viện Kiểm sát luận tội nữa, nhưng HĐXX lại đưa ra khái niệm mới là ông Tuấn cùng chịu trách nhiệm với ông Trương Quý Dương. Thật không hiểu nổi", luật sư Đinh Hương nói.
Giám đốc Công ty Thiên Sơn Đỗ Anh Tuấn và luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (ngoài cùng bên phải) tại phiên tòa.
Cùng với việc khẳng định ông Đỗ Anh Tuấn sẽ kháng cáo, luật sư Đinh Hương, với tư cách là luật sư đại diện cho bị đơn dân sự là Công ty Thiên Sơn, cho biết Công ty Thiên Sơn cũng sẽ kháng cáo vì TAND TP Hòa Bình tuyên Công ty phải bồi thường nhưng "không căn cứ theo nguyên tắc pháp luật nào" và cũng "không xác định được quan hệ pháp luật để áp dụng".
"Công ty Thiên Sơn và Đỗ Anh Tuấn sẽ kháng cáo vào một ngày thích hợp, trong thời hạn. Chắc chắn con đường còn dài nhưng chúng tôi sẽ đi và khẳng định vững chắc rằng Đỗ Anh Tuấn không phạm tội", luật sư Đinh Hương nói.
Tại phiên tòa, luật sư Đinh Hương cho biết Công ty Thiên Sơn đã hỗ trợ gia đình các nạn nhân 370 triệu đồng. Đồng thời khẳng định khoản tiền này là Công ty Thiên Sơn hỗ trợ chứ không phải bồi thường.
Theo quy định, các bị cáo có thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án để kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngay sau khi kết thúc phần tuyên án, bị cáo Hoàng Công Lương khẳng định "sẽ kháng cáo đến cùng". Như vậy, tính đến thời điểm này, có thể khẳng định ít nhất 02 bị cáo và 01 bị đơn dân sự sẽ nộp đơn kháng cáo.
Theo Danviet
Sau va chạm giao thông, mang đinh rải chặn đường xe tải để nói chuyện Ngày 2.1, Công an huyện Thường Tín, Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện đang củng cố hồ sơ xử lý vụ 2 nam thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, rải đinh trước đầu xe ôtô tải trên địa bàn. Hưng lái xe máy chở Cường chạy trước đầu xe tải rải đinh...