Thanh niên bị ảo giác vì thuốc lá điện tử, 5 người khống chế đưa đi cấp cứu
Nam thanh niên 23 tuổi ngộ độc thuốc lá điện tử gây ảo giác, kích động. 5 người người khống chế đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp này bị ngộ độc thuốc lá điện tử khá nặng.
Bệnh nhân được 5 người khống chế, đưa vào cấp cứu trong tình trạng kích động dữ dội, hoang tưởng, ảo giác. Bác sĩ sau đó phải dùng thuốc an thần, gây mê kết hợp thở máy để điều trị cho bệnh nhân.
Mẫu thuốc lá người nhà mang tới đã được Bệnh viện Bạch Mai chuyển đến Viện Pháp y quốc gia xét nghiệm, phát hiện bên trong chứa thành phần cần sa tổng hợp là một chất rất mới, rất độc với thần kinh và tim mạch.
Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.
Nam thanh niên bị sốc ma túy sau khi hút thuốc lá điện tử, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Theo TS Nguyên, từ 2019 đến nay, Trung tâm tiếp nhận rải rác các trường hợp bị ngộ độc ma túy trong thuốc lá điện tử. Hầu hết các trường hợp này đều rất trẻ, một số là học sinh cấp 3, có biểu hiện co giật, sốc, ảo giác, kích thích… khi đến viện.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều loại, sử dụng điện để đốt cháy các chất lỏng bên trong, tạo ra khói khi hút giống như hút thuốc lá thật. Thuốc lá điện tử có loại dùng 1 lần và loại dùng pin, tái sử dụng nhiều lần
Video đang HOT
Các dung dịch được bơm vào thuốc lá điện tử thường chứa nicotin (thành phần gây nghiện trong thuốc lá truyền thống) và các chất tạo hương liệu, phụ gia, tạo màu… Thậm chí hàm lượng nicotin trong một điếu thuốc điện tử có thể tương đương 3-5 bao thuốc lá thông thường.
Vì vậy thuốc lá điện tử thông thường đã độc, lại thêm hương liệu độc hại, khi đốt nóng hình thành các chất gây ung thư, tổn thương phổi cấp. Tại Mỹ đã ghi nhận ít nhất 68 trường hợp tử vong do viêm phổi cấp sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Đáng lưu ý, có tình trạng trộn thêm ma túy vào thuốc lá điện tử, các chất này khi đốt nóng còn nguy hại gấp nhiều lần. Mỗi ngày thế giới ghi nhận thêm hàng chất từ cần sa, ma túy tổng hợp, vì vậy năng lực xét nghiệm chậm hơn tốc độ gia tăng các chất gây nghiện.
TS Nguyên cho biết, hiện các phòng xét nghiệm lớn của Hà Nội mới chỉ xác định được khoảng 180 chất. Đó là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp sau khi nhập viện, dù có những triệu chứng điển hình của ngộ độc ma túy nhưng kết quả xét nghiệm không thể xác định được đó là loại chất gì.
Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có tác hại không thua kém thuốc lá truyền thống.
Trong năm 2015, Việt Nam chỉ có 0,2% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thì đến năm 2020, riêng lứa tuổi từ 13-17 sử dụng thuốc lá điện tử đã chiếm 2,6%.
Vì vậy, Bộ Y tế đã đề nghị cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hay shisha. Việc này đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan, người dân.
Cãi nhau với vợ, người đàn ông uống thuốc diệt chuột bị cấm 20 năm trước
Người đàn ông được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nặng, co giật toàn thân do uống thuốc diệt chuột.
TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trung tâm đang điều trị 1 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột Trung Quốc. Đây là loại hóa chất cực độc, đã bị cấm cách đây 20 năm.
Bệnh nhân nam, 34 tuổi được chuyển từ tuyến dưới lên ngày 2/3 trong tình trạng co giật nặng nề.
Sáng cùng ngày, bệnh nhân có mâu thuẫn với vợ, đến trưa đi uống rượu, sau đó về phòng. Khoảng 15h cùng ngày, người nhà phát hiện bệnh nhân nôn, lơ mơ, gọi hỏi không biết, phát hiện có vỏ gói thuốc diệt chuột Trung Quốc bên cạnh.
Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu ban đầu và chuyển Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.
Loại thuốc diệt chuột nam bệnh nhân uống
Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột, được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc an thần, thuốc chống co giật, hồi sức.
Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã đỡ co giật, tỉnh, được rút ống thở nhưng vẫn đang được theo dõi và điều trị tiếp.
TS Nguyên cho biết, chất độc bên trong gói thuốc diệt chuột cạnh bệnh nhân được gia đình thu lại và mang theo đến viện qua xét nghiệm tìm thấy chất Tetramine. Đây là loại hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biến ở miền Bắc nước ta cách đây 20 năm về trước.
BS Nguyên cho biết, chất độc này gây ngộ độc cực nhanh. Thường ngay khi đang ăn uống phải chất này, nạn nhân sẽ bị co giật và ngã xuống, nhanh chóng tử vong do suy hô hấp.
Tình trạng co giật cũng rất nặng nề, liên tục, các bệnh nhân thường phải thở máy, dùng nhiều loại thuốc chống co giật liều rất cao cùng lúc và thuốc giãn cơ (làm liệt cơ để ngăn co giật).
Kiểm tra điện não đồ của bệnh nhân sẽ thấy hình ảnh động kinh toàn thể. Độc tính trên thần kinh kéo dài, có bệnh nhân sau vài tuần ổn định bỏ thuốc điều trị đã co giật trở lại và tử vong.
Tỉ lệ tử vong tính chung khoảng 50%, phần lớn ngay tại gia đình hoặc trên đường tới bệnh viện.
Vì tính chất nguy hiểm này, chất diệt chuột Tetramine đã bị cấm ở các nước, kể cả ở Trung Quốc. Tại nước ta, từ năm 2003 trở về trước, tetramine là nguyên nhân chính gây ngộ độc và tử vong do vô tình hoặc đầu độc, tự tử.
Trước đây, gói hóa chất diệt chuột Tetramin trước đây đóng gói to cỡ vài cm, nhưng do độc tính rất cao nên chỉ dính một chút bột vào thức ăn, nước uống đã có thể gây co giật và tử vong cho cả gia đình.
Kích thước của gói hóa chất diệt chuột của bệnh nhân nêu trên rất lớn (18x12cm) có thể gây ngộ độc cho một số người tương đương một xóm.
TS Nguyên cảnh báo, ngoài thuốc diệt chuột nguy hiểm trên, thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc cũng ghi nhận các mẫu thuốc diệt chuột đã bị cấm cách đây 20 năm cũng xuất hiện trở lại.
Phổ biến nhất là hóa chất Trifluoroacetate/trifluoroacetamide, là thuốc diệt chuột Trung Quốc dạng ống nước màu hồng, màu nâu, ống nước không màu và hạt gạo hồng, cũng đã bị cấm cách đây hơn 20 năm), vài năm gần đây xuất hiện trở lại.
Loại hóa chất này gây rung thất (mức độ loạn nhịp tim chết người), viêm cơ tim, suy tim cấp tính, tổn thương não, co giật... và rất dễ tử vong.
Bị bỏng 20% cơ thể do thiết bị hút thuốc lá điện tử phát nổ trong ba lô Thiết bị hút thuốc lá điện tử phát nổ khiến một người phụ nữ ở Mỹ bỏng nặng. Dù khi phát nổ, thiết bị này đặt một ba lô nhỏ mang trên lưng nhưng nó đã đốt cháy quần áo và làm bỏng 20% cơ thể của cô. Thiết bị hút thuốc lá điện tử phát nổ khiến một người phụ nữ ở...