Thanh niên 21 tuổi bị điện giật tử vong do nằm ngủ cạnh điện thoại đang cắm sạc
Trường hợp đau lòng này một lần nữa cảnh báo người dùng điện thoại về việc cắm sạc qua đêm, ngay trên giường ngủ.
Cắm sạc điện thoại qua đêm đang là thói quen của nhiều người, trong đó có giới trẻ.
Từng có nhiều lời cảnh báo về nguy hại của việc cắm sạch qua đêm, nhưng những cái chết thương tâm vì thói quen này vẫn xuất hiện khiến nhiều người rùng mình sợ hãi.
Ngày 14/7, một thanh niên ở Thái Lan được phát hiện là tử vong ngay tại phòng ngủ vì bị điện giật khi nằm cạnh điện thoại đang cắm sạc. Thanh niên có tên Aron Yotyoi, chỉ mới 21 tuổi.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường nơi Yotyoi tử vong.
Theo chia sẻ của Weerayot Duanglaithong, anh trai nạn nhân, đã quá giờ cơm tối nhưng không thấy Yotyoi xuống bàn ăn như mọi lần. Weerayot đã lên phòng ngủ và gõ cửa nhưng không thấy phản hồi.
Lo lắng có chuyện chẳng lành, Weerayot đã tìm cách vào bên trong phòng ngủ của em trai bằng đường cửa sổ. Qua tấm kính trắng, Weerayot nhìn thấy Yotyoi nằm trên giường, bất động, mặc cho Weerayot gõ cửa ầm ĩ.
Các thành viên khác trong gia đình đã nhanh chóng gọi cảnh sát khi được Weerayot thông báo tình hình.
Video đang HOT
Cắm sạc điện thoại qua đêm cạnh chỗ ngủ là thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy. Ảnh minh họa
Có mặt tại hiện trường, cảnh sát kết luận Yotyoi bị điện giật, thi hài bị bỏng nặng ở tay và mặt. Yotyoi đã tử vong khoảng 6 tiếng trước khi được người nhà phát hiện. Cạnh đó, chiếc điện thoại bị cháy đen, ổ cắm điện cũng loang lổ những vệt cháy đậm màu.
Cảnh sát cũng cho biết, dây sạc mà Yotyoi sử dụng là hàng kém chất lượng, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vụ chết người thương tâm.
Hiện tại, câu chuyện về thanh niên Thái Lan tử vong vì bị điện giật, do nằm cạnh điện thoại đang cắm sạc vẫn đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Lại một lần nữa, đây là bài học cho tất cả chúng ta. Hãy từ bỏ ngay thói quen không tốt này trước khi ‘hung thần’ gõ cửa.
Theo baodatviet
Trẻ bỏng nặng do sự vô ý của cha mẹ
Vì sự bất cẩn của người lớn, nhiều đứa trẻ bị bỏng nặng, nguy hiểm tính mạng. Trong đó, việc sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét là hay gây tai nạn nhất.
Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bỏng nặng sẽ phải chữa trị lâu dài, tốn kém, thậm chí có thể gây tử vong, để lại nhiều di chứng như sẹo, co kéo cơ hoặc da.
Theo Đại tá, PGS.TS Hồ Thị Xuân Hương, Phó chủ nhiệm Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng nhưng phần lớn đều do sự bất cẩn của người lớn .
Bác sĩ Xuân Hương cho biết da trẻ em dưới 6 tuổi mỏng bằng 2,5 lần so với người lớn. Da trẻ em mỏng, trọng lượng cơ thể 80- 90% là nước nên hầu hết vết bỏng bị hoại tử ướt, dễ nhiễm trùng. Với nhiệt độ 60 độ C và thời gian tác động trên da 30 giây có thể gây bỏng sâu.
Dùng than sưởi ấm cho con
Đợt lạnh năm nào Viện bỏng Quốc gia cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị bỏng vì sự bất cẩn của người lớn trong lúc sưởi ấm, đặc biệt là trường hợp trẻ em ở các vùng nông thôn bị bỏng vì cha mẹ dùng củi, than sưởi ấm cho con.
Trường hợp gia đình có 6 cô con gái, "đẻ cố" thêm một cậu con trai bác sĩ Xuân Hương kể là một ví dụ điển hình. Để giữ ấm, bố ôm con ngủ trên võng, đặt chậu than hoa ở dưới để sưởi ấm.
Bố ngủ say, buông tay con lúc nào không hay khiến cậu bé 4 tháng tuổi bị rơi xuống chậu than đỏ rực. Cậu bé bị bỏng nặng và phải điều trị trong một thời gian dài.
Trường hợp cháu bé bị bỏng nặng phần đầu và toàn thân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Bác sĩ Xuân Hương cho biết đốt than củi sưởi ấm rất nguy hiểm. Vì trẻ có thể ngã vào đống lửa, hoặc gây tình trạng than nóng lâu, bén vào giường gỗ, đệm, chăn (đều là những vật dụng dễ cháy) gây bỏng cho người nằm trên giường (chủ yếu là trẻ con, không chủ động được để chạy khỏi đám cháy).
Người lớn quên tắt xe máy
Đây là tai nạn cũng thường hay xảy ra đối với trẻ nhỏ mà nguyên nhân từ chính sự vô ý của cha mẹ. Với những ai hay đi xe ga, thường có thói quen dựng xe quên tắt máy là mối nguy hiểm thường trực đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Bác sĩ Xuân Hương kể tới trường hợp cháu bé vặn tay ga khiến xe lao bất ngờ về phía chảo dầu mỡ đang sôi. Cả chảo mỡ đổ ra, bén lửa khiến cháu bé vừa bị bỏng lửa vừa bị bỏng dầu. Bệnh nhi bị bỏng độ 4,5 ở diện rộng và sâu. Thậm chí, vài ngón chân của cháu bé đã bị rụng. Sau khi tích cực điều trị, cháu được ra viện nhưng bị co kéo, biến dạng toàn bộ chân.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ khi cho trẻ con ngồi ở phía trước khi đi xe máy. Bởi nếu quên không tắt máy và rút chìa khoá, tính hiếu động của trẻ có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Con ngồi xe tập đi lao vào bếp lửa
Bác sĩ Xuân Hương nói về trường hợp cháu vé 9 tháng tuổi ở Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, khuôn mặt sạm, biến dạng.
Bác sĩ Xuân Hương cho biết có những cháu bị bỏng nặng tới mức lộ xương sọ não, co kéo hai bên mắt,...Ảnh: Xuehua.
Cháu bé bị bỏng 15%, trong đó 12% độ sâu 3-4 ở đầu, mặt, cổ, thân chi. Phần mặt của bé bị ngã vào bếp nên tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và đường hô hấp. Do vết bỏng sâu, thời gian tới bé sẽ trải qua nhiều đợt phẫu thuật, điều trị lâu dài.
Theo lời kể của cha bệnh nhân, bà nội đặt nồi cơm lên bếp củi nấu rồi chạy ra ngoài đóng cửa chuồng gà. Mất điện bất ngờ, cháu bé đang ngồi ở chiếc xe tập đi thấy chỗ bếp sáng liền lao xe vào. Ông nội thấy cháu bị ngã vào bếp lửa nhưng không thể ra cứu vì bị gẫy hai tay và chân không đi lại được, chỉ nằm hô người cứu. Bà nội ở bên ngoài vì nặng tai nên không nghe thấy. Khi con gái lớn 4 tuổi của anh chạy ra gọi, bà nội chạy vào mới đưa được bé ra khỏi bếp thì cháu đã bỏng nặng.
Bác sĩ Xuân Hương cho biết đây là tình huống thường gặp. Có những cháu bị bỏng nặng tới mức lộ xương sọ não, co kéo hai bên mắt, mũi bị tổn khuyết, tai bỏng sâu mất sụn, dẫn tới bị viêm...
Việc sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phải sưởi ấm cho trẻ đúng cách, bởi nếu không rất dễ khiến trẻ gặp nạn, thậm chí tử vong vì bỏng.
Theo Zing
Ám ảnh những cái chết vì ngộ độc rượu mỗi dịp cuối năm Lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt dịp cuối năm theo những bữa tiệc tất niên, tiệc mừng năm mới nguy cơ kéo theo những cái chết đau lòng. Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm rễ cây thường gây ra những vụ ngộ độc chết người dịp lễ tết. Năm 2017 cả nước xảy ra...