Thanh niên 16 tuổi đột ngột tử vong vì quá đam mê trò chơi được giới trẻ vô cùng yêu thích
Giới trẻ thời nay có quá nhiều trò chơi dễ gây nghiện, trong số đó phải kể đến PUBG (một trò chơi trực tuyến trên điện thoại). Chỉ vì quá mải mê với trò chơi này suốt hơn 6 tiếng mà cậu bé người Ấn Độ đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.
Vụ việc thương tâm này xảy ra vào tối ngày 26/5, khi Furqan Qureshi (16 tuổi) – một cậu học sinh lớp 12 sống tại thành phố Neemuch, bang Madhya Pradesh (Ấn Độ), đang chơi trò chơi trên điện thoại. Theo chia sẻ từ trang New Indian Express, Furqan rất “nghiện” trò chơi PUBG – một trò chơi trực tuyến trên điện thoại đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Furqan Qureshi (16 tuổi).
Vài ngày trước, sau bữa ăn trưa cùng gia đình, Furqan cầm lấy điện thoại và ngồi chơi PUBG suốt cả buổi chiều. Ước tính hôm đó, Furqan đã ngồi chơi điện thoại liên tục trong khoảng 6 tiếng. Fiza Qureshi (em gái của Furqan) là người ngồi cạnh cậu bé khi sự việc thương tâm này xảy ra. “Khi anh Furqan đang chơi, đột nhiên cháu thấy anh ấy hét liên: Thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, sắp nổ rồi! Sau đó, có vẻ như anh ấy không vượt qua được nên rất tức giận và ném chiếc điện thoại lên ghế” – Fiza chia sẻ.
Ngay sau đó, Fiza thấy anh trai của mình gục ngã trên sàn nhà nên nhanh chóng gọi bố mẹ vào. Gia đình Furqan đưa cậu bé vào bệnh viện cấp cứu nhưng bác sĩ thông báo đã quá muộn.
Bác sĩ – Tiến sĩ Tim mạch Ashok Jain (người đã trực tiếp cấp cứu cho Furqan) cho biết: “Mặc dù cậu bé được đưa vào bệnh sớm nhưng mạch đã không còn đập. Chúng tôi đã thử cấp cứu bằng cách sốc điện, tiêm thuốc kích tim nhưng Furqan vẫn không tỉnh lại”.
Gia đình Furqan chia sẻ rằng, cậu bé là một vận động viên bơi lội nên có trái tim rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, chính sự phấn khích của trò chơi quá lớn và nó kéo dài lâu khiến hormone adrenaline tăng cao, từ đó khiến tim Furqan ngừng đập.
Trong một báo cáo sức khỏe gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo trò chơi điện tử thực sự là một vấn đề cần lưu ý trong xã hội ngày nay. Bởi nó có thể gây nghiện và dẫn đến những tình trạng sức khỏe tâm thần không báo trước. Từ trường hợp của Furqan Qureshi, bác sĩ cũng nhắc nhở đại bộ phận giới trẻ nên hạn chế việc chơi điện tử lâu như vậy để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của mình.
Ảnh minh họa.
Một vài tác hại ít người biết khi chơi game trên điện thoại quá nhiều:
- Gây ra các vấn đề về xương khớp: Khi bạn ngồi một chỗ lâu để dán mắt vào trò chơi trong điện thoại, hệ xương khớp sẽ không thể làm việc linh hoạt, từ đó dẫn tới những cơn đau lưng, đau vai, đau cổ, đau đầu… thậm chí còn gây tổn hại nghiêm trọng đến cột sống cổ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp vấn đề ở các ngón tay vì chúng phải lặp đi lặp lại động tác ấn trên màn hình điện thoại liên tục.
- Gây ảnh hưởng đến mắt: Việc chơi game trên điện thoại lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn tại một chỗ. Điều này có thể gây mỏi mắt, mờ mắt, cận thị, rối loạn thị lực…
- Gây tổn hại đến tim mạch và não bộ: Khi chơi game quá nhiều, bạn có thể bị mất ngủ và khiến sức khỏe giảm sút, phản ứng chậm chạp hơn. Nếu không điều chỉnh thói quen này, bạn sẽ gặp phải những tổn thương ở cơ quan tim và não bộ. Điển hình là những bệnh như rối loạn tâm thần, đột quỵ, đau tim… thậm chí có thể gây tử vong đột ngột.
- Gây tổn hại về tâm lý: Tất nhiên, khi quá mải mê trò chơi điện tử, bạn sẽ khó kiềm chế được cảm xúc của mình trước các hình ảnh bạo lực. Lúc này, bạn có thể bị tê liệt cảm xúc, rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh, trầm cảm… nếu kéo dài tình trạng này quá lâu.
Source (Nguồn): New Indian Express
Theo Helino
Vừa sạc điện thoại vừa chơi game, điện thoại phát nổ khiến thanh niên bị dập nát bàn tay phải
Dù đã được cảnh báo nhưng nhiều người vẫn thờ ơ, liên tục vừa dùng sạc vừa dùng điện thoại. Điều này đã khiến một thanh niên phải lãnh hậu quả khá nặng nề.
Điện thoại di động được xem là vật bất ly thân của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với nhiều tiện ích và khả năng kết nối mạng, người sử dụng có thể cảm nhận 'cả thế giới thu bé vừa bằng chiếc điện thoại' nằm gọn trong lòng bàn tay.
Việc xem điện thoại như vật bất ly thân vô tình lại khiến nhiều người lệ thuộc vào nó, đặc biệt là không muốn xa rời dù chỉ một giây. Chính vì thế mới xảy ra tình trạng vừa cắm sạc, vừa sử dụng. Và hệ quả là, đã có nhiều trường hợp phát nổ, nạn nhân phải lãnh những hậu quả kinh hoàng như dập nát bàn tay, hoại tử hay thậm chí phải cắt bỏ cánh tay.
Clip: Một nạn nhân của thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại (Nguồn: TTV11)
Mới đây, một trường hợp nữa cũng là nạn nhân của việc vừa sạc vừa dùng điện thoại được dân tình chú ý. Theo chia sẻ của thanh niên tên Nguyễn Trọng Thêm (Tây Ninh) thì khi thấy điện thoại hết pin, Thêm cắm sạc rồi sau đó ngồi chơi game. Được nửa tiếng thì điện thoại phát nổ, sức nóng từ pin điện thoại làm ảnh hưởng đến cánh tay, một số chất còn bắn lên mặt của Thêm tạo nên nhiều vết thương hở, đau rát.
Ngoài những thương tổn ở tay, anh Thêm còn bị nhiều vết thương ở mặt, bụng.
Khi vào bệnh viện, Thêm được chuẩn đoán là dập nát bàn tay phải, tổn thương gân bàn tay, ngón áp úp đứt lìa đốt thứ 2, phải tháo khớp, tổn thương phần mềm vùng mặt và ngực.
Các bác sĩ phải phẫu thuật tạo hình bàn tay cho nạn nhân. Ngoài ra, nạn nhân cũng phải truyền máu do bị mất máu khá nhiều.
Sau những đau đớn phải gánh chịu chỉ về thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại, anh Thêm gửi lời cảnh báo đến mọi người: 'Đừng nên sạch và dùng điện thoại, vì nó rất nguy hiểm'.
Cánh tay phải bị dập nát, phải chờ bác sĩ tạo hình.
Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện về hậu quả của thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại được chia sẻ. Nhưng có khá nhiều người vẫn thờ ơ với lời cảnh báo này.
Hi vọng rằng, sau trường hợp của anh Thêm, những ai đang sử dụng điện thoại nên cẩn thận hơn, tuyệt đối không nên vừa cắm sạc vừa sử dụng.
Theo baodatviet
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong số những vấn đề bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương...