“Thánh ngụy biện” ngồi thêu nơi công cộng bất chấp quy định phòng dịch
Dù không rõ thời gian và địa điểm cụ thể khi vụ việc xảy ra, tuy nhiên thông qua nội dung xuyên suốt clip thì có thể hiểu là người phụ nữ đang vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 vì không đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Lực lượng chức năng yêu cầu người phụ nữ phải đeo khẩu trang vào, vậy nhưng người này vẫn ngoan cố chống đối bằng những lời lẽ thiếu trách nhiệm.
Người phụ nữ không đeo khẩu trang ngồi ở công viên.
Dù được nhắc nhở nhưng vẫn ngoan cố cãi với lực lượng chức năng.
“Tại sao đi ra công viên phải đeo khẩu trang, tôi đâu có tiếp xúc với bất cứ ai, ngồi một mình mà. Những cái điều luật các anh nói tôi không được biết thì làm sao mà tôi thực hiện đúng không”, người này nói.
Khi lực lượng chức năng hỏi nhà chị ở đâu thì người phụ nữ tiếp tục trả lời với thái độ khó chịu: “Tôi ở Việt Nam, tôi ở trái đất chứ tôi ở đâu. Tự nhiên công viên người ta xây dựng cho đã rồi công dân người ta ra đi bộ hỏng cho. Bây giờ tôi hít bụi mịn hay là tôi hít cái gì đó thì tôi đi vào tôi chữa bệnh, đâu phải phiền tới các anh chữa bệnh cho tôi đâu mà nói”.
Người này cho rằng bản thân không biết quy định thì làm sao mà thực hiện.
Cuối clip, người này vẫn nhất quyết không đeo khẩu trang và tiếp tục thêu tranh.
Trước thái độ bất hợp tác của người này, lực lượng chức năng cũng tỏ ra ngán ngẩm và có lẽ sẽ lập biên bản xử phạt theo quy định. Bên dưới clip, đa số ý kiến cho rằng người phụ nữ có cách hành xử quá ích kỷ, được nhắc nhở rồi vẫn không đeo khẩu trang, trong khi công tác phòng chống dịch bệnh đang rất cấp bách.
Video đang HOT
- Trời ơi xem xong mà vẫn tưởng như chuyện hư cấu chị ơi, ý thức gì ghê quá, không hiểu nổi.
- Mấy anh kiên nhẫn quá, nhưng rất tiếc công sức giải thích trở nên vô ích trước một cá nhân quá vô ý thức như này.
- Trời. Bó chân bó tay bó đầu luôn. Thôi mời chỉ vô Thuận Kiều, thỉnh riêng 1 phòng trên cao nhất để chỉ ngự, khỏi đeo khẩu trang, tự do thoải mái, hihi.
- Thương mấy anh ghê, chị này không mang khẩu trang mà còn nói chuyện vậy đã đành. Lỡ chị này mà có dính bệnh là mấy anh cũng rất nguy hiểm luôn.
Nhiều người bức xúc trước thái độ của người phụ nữ. Ảnh chụp màn hình FB
Nếu ai cũng như vậy thì làm sao chống dịch thành công. Ảnh chụp màn hình FB
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện quy định an toàn với đại dịch Covid-19. Bộ Y tế gửi đến bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa,điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế theo quy định.
Hiện tại người dân cần trình bày lý do ra đường chính đáng, xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận đang làm việc tại cơ quan. Ảnh: Tuổi trẻ
Lực lượng chức năng làm việc tại chốt kiểm dịch. Ảnh: Tuổi trẻ
Như vậy đối với trường hợp của người phụ nữ trong clip nói trên thì chị đã không thực hiện việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, có thể gây ảnh hưởng đến bản thân và cả người khác. Trong khi việc phòng chống dịch Covid-19 đòi hỏi ý thức tự giác của mỗi người dân. Nếu ai cũng ngoan cố một cách vô lý như thế thì sẽ cực kỳ tai hại cho ngành y tế và cộng đồng.
Ngày 8/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký Công văn khẩn số 2279 về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Toàn thành phố thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao…
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.
TP HCM tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé số và bán vé số dạo; tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về. TP HCM cũng dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng ôtô; dừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng môtô.
Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.
114 ca mắc Covid-19 tại Bình Dương được phát hiện như thế nào?
Họ được phát hiện qua khai báo y tế, liên quan ổ dịch đang bùng phát và xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương, trong số 114 ca nhiễm SARS-CoV-2 vừa được công bố, 110 người ở trong khu cách ly, liên quan ổ dịch tại Công ty Wanek 2. Ba ca được phát hiện tại cơ sở y tế và một trường hợp phát hiện khi sàng lọc xét nghiệm cho thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Như vậy, liên quan ổ dịch tại các chi nhánh của Công ty Wanek, đến nay, CDC Bình Dương đã ghi nhận 328 ca bệnh. Trong đó, 3 trường hợp liên quan Công ty Wanek 1; 324 ca liên quan Công ty Wanek 2 và một người tại Công ty Wanek 4.
Các ca mắc mới của chuỗi lây nhiễm này được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa trước đó. Tuy nhiên, số lượng công nhân lớn, ở trọ tại nhiều khu vực khác nhau, CDC Bình Dương nhận định có thể số ca mắc tại ổ dịch này sẽ còn tăng.
UBND TP Dĩ An giao công an, quân sự tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm dịch. Ảnh: Thanh Kiều.
Trong đợt bùng phát dịch lần 4 từ 27/4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 766 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Theo nhận định của CDC Bình Dương, đợt bùng phát lần này có phạm vi lây lan nhanh và nguy hiểm. Một số ca dương tính là công nhân làm việc ở các nhà máy trong khu công nghiệp, nhà trọ khác nhau. Một số trường hợp nhiễm ngoài cộng đồng, liên quan các tỉnh, thành phố lân cận.
Từ 2/7, Sở Y tế Bình Dương đã xây dựng kế hoạch lấy mẫu tầm soát cộng đồng và xét nghiệm sàng lọc diện rộng Covid-19 cho người dân tại khu phố Nhị đồng 1, TP Dĩ An; Hòa Lợi, thị xã Bến Cát; Công ty Wanek 2, TP Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên. TP Dĩ An áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 5/7 cho đến khi có thông báo mới.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đánh giá vấn đề nguy hiểm nhất của Bình Dương là số lượng khu công nghiệp tại đây rất lớn cùng mật độ công nhân đông đúc.
Ông cho rằng Bộ Y tế cùng lãnh đạo địa phương này cần theo dõi thật sát tình hình dịch, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, qua đó tuyệt đối không được để virus lây lan trong khu công nghiệp.
Bình Phước: Kịp thời ngăn chặn 1 tài xế dương tính Covid-19 khi đến chốt kiểm dịch 1 trường hợp dương tính với Covid-19 đi từ TP.HCM về Bình Phước đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời tại chốt kiểm soát dịch bệnh trên tuyến QL13 thuộc tỉnh Bình Phước, giáp ranh với tỉnh Bình Dương. Lực lượng y tế lấy mẫu người dân khi qua chốt kiểm soát trên QL13 - đoạn giáp ranh giữa Bình Phước...