Thành người giàu thứ 3 Mỹ chỉ sau 1 tiếng
Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập 51 tuổi của Amazon, đã trở thành người giàu thứ 3 Mỹ nhờ cổ phiếu tăng đột biến (11%).
Thành người giàu thứ 3 Mỹ chỉ sau 1 tiếng
Sự tăng trưởng này xuất hiện khi những cửa hàng bán lẻ trực tuyến công bố lợi nhuận. Nhờ đó, ông Bezos kiếm thêm được 5 tỷ USD, tăng giá trị tài sản lên 55 tỷ USD.
Giám đốc Bezos đã “qua mặt” anh em nhà Charles và David Koch, chỉ đứng sau Bill Gates và Warren Buffett về xếp hạng tỷ phú ở Mỹ.
Đầu năm nay, ông Bezos đứng vị trí thứ 13 trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ.
Trên bản đồ tỷ phú của Bloomberg, Bezos cũng có bước nhảy ngoạn mục từ vị trí 20 hồi đầu năm vượt lên trở thành người giàu thứ 5 thế giới.
Cổ phiếu của Amazon đóng cửa ở 563,91 USD vào thứ năm nhưng mức giao dịch cao nhất là vào buổi tối với 621 USD, tăng 10% vào lúc 4h47 tại New York.
Video đang HOT
Nếu giá vẫn ở mức cao khi thị trường mở cửa vào ngày hôm nay, cổ phiếu Amazon có thể vượt qua mức cao nhất 580,57 USD vào ngày 24/7.
Amazon được thành lập năm 1994, là công ty thương mại điện tử đa quốc gia có trụ sở tại Seattle. Vốn được biết là một công kinh doanh thua lỗ nhưng doanh nghiệp này đã có 2 quý liên tiếp kinh doanh có lãi.
Trong quý II, Amazon báo cáo thu nhập ròng ở mức 92 triệu USD. Doanh thu của công ty tăng 20%, đạt 23,2 tỷ USD.
Đứng sau Bezos là tỷ phú Amancio Ortega, chủ thương hiệu thời trang Zara. Tài sản ông này tăng thêm 15 tỷ USD (tương đương 24%).
Người giàu nhất Trung Quốc, Wang Jianlin cũng đã thêm vào khối tài sản của mình 11 tỷ USD, tăng 44%.
Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập 51 tuổi của Amazon, đã trở thành người giàu thứ 3 Mỹ nhờ cổ phiếu tăng đột biến (11%).
Từ con của bà mẹ vị thành niên tới CEO công ty thương mại điện tử số một thế giới
Jeff Bezos là một trong những người tiên phong sáng lập nên hệ thống thương mại điện tử và cũng là một trong số ít những quản lý tài ba đã lèo lái giúp công ty thoát khỏi cuộc khủng hoàng bong bóng Internet năm 2001. Ngày nay, đứa con cưng của Bezos – Amazon.com đã trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại trực tuyến, khi website này kiêm nhiệm mua bán mọi thứ từ sách báo cho đến các sản phẩm điện tử như hiện nay.
Những thành công gần đây nhất là việc Amazon đã mua lại và sáp nhập Zappos, một công ty chuyên bán lẻ giày trực tuyến hay cho ra mắt thiết bị đọc ebooks Kindle. Một hướng đi khá mạo hiểm khi đầu tư vào đồ điện tử dân dụng, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng tham vọng của Jeff Bezos không chỉ nằm ở lĩnh vực bán lẻ trực tuyến mà sẽ còn hơn như thế nữa.
Mẹ Bezos sinh ông khi vẫn còn đang trong độ tuổi đến trường và bố dượng của ông lúc đó cũng chỉ là một thanh niên 15 tuổi mới rời bỏ Cuba đến sinh sống tại Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Bezos đã có trong mình niềm đam mê công nghệ và sự khám phá. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã có thể dễ dàng tháo lắp chiếc cũi của mình chỉ với một chiếc tua-vít duy nhất. Khi lớn lên, ông thường xuyên thử nghiệm ý tưởng mới của mình trong garage cũ của cha mẹ.
Sau khi ông lấy bằng về khoa học máy tính tại Princeton, ông đã phát triển sự nghiệp của mình và đạt được nhiều thành công tại Wall Street. Tuy nhiên, sự nghiệp của Bezos có lẽ đã không thể phát triển rực rỡ như vậy nếu như ông không nhận ra được tiềm năng to lớn của Internet và thương mại trực tuyến. Để sau đó đến năm 1994, ông bỏ công việc với mức lương khá cao tại công ty D.E.Shaw, quay về và thành lập Amazon trong chiếc garage cũ của cha mẹ mình.
Sau khi mời hơn 300 bạn bè và người quen thử nghiệm sản phẩm mới của mình, Bezos đã chính thức đưa website bán hàng trực tuyến này vào hoạt động. Chỉ trong vòng một tháng, công ty đã mở rộng và bán sách trên toàn bộ 50 bang và 45 quốc gia. Hai tháng sau đó, doanh số của công ty đã đạt mức 20.000 USD một tuần – một con số rất ấn tượng tại thời điểm bấy giờ với một Start-up khá mới mẻ và quy mô còn vô cùng khiêm tốn.
Mặc dù Amazon phát triển một cách rất mạnh mẽ, nhưng cũng đã có khá nhiều ý kiến cho rằng, Start-up còn khá non trẻ này sẽ không thể cạnh tranh được với những công ty bán lẻ truyền thống khác như Barnes&Noble hay Borders. Một số ý kiến khác còn cho rằng lúc đó, Amazon sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong việc dự trữ tiền mặt của công ty.
Tuy nhiên, Bezos vẫn không hề lùi bước trước những ý kiến có phần tiêu cực trên. Năm 2007, ông trả lời với tuần báo Inc rằng: ” Có lẽ chúng tôi sẽ không kiếm được một chút lợi nhuận nào trong một khoảng thời gian dài, thế nhưng đây cũng chính là chiến lược lâu dài của Amazon”.
Những dự đoán tiêu cực trên đã bị chứng minh là sai khi mà Amazon đã chính thức kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ vào năm 2003. Sau đó, đến năm 2008, doanh thu của công ty đã đạt mức 4 tỉ USD. Công ty cũng đã rất thành công khi đem đến một cuộc cách mạng trong thương mại điện tử. Amazon đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp bằng việc khởi tạo một số chuẩn mực trong thương mại điện tử như việc One click chuột để mua hàng, sử dụng e-mail để xác nhận yêu cầu mua, dịch vụ hẫu mãi tuyệt vời Amazon Prime……
Chưa dừng lại ở đó, Bezos còn tiến hành mở thêm các dự án hỗ trợ cho Amazon khi đầu tư hàng triệu USD vào những Start-up khác như: Talk Market – một website chuyên mua bán video; Foodista – một bách khoa toàn thư cho những người thích nấu ăn; và cuối cùng là một công ty đình đám trong thời điểm khủng hoảng bong bóng Internet – Pets.com. Bên cạnh đó, Bezos còn thành lập thêm một công ty riêng có tên Blue Origin chuyên nghiên cứu công nghệ du hành không gian.
Khi nói về sự thành công của Amazon, Bezos thường đùa rằng phần lớn sự thành công của Amazon đến từ sự may mắn và việc chọn đúng thời điểm đầu tư; trong đó chỉ có một phần rất nhỏ là nhờ chất xám của ông mà thôi.
Bezos cũng đã để lại một bài học về sự theo đuổi niềm đam mê của con người trong bài phát biểu vào năm 2004: ” Một lỗi lớn mà rất nhiều người hay mắc phải đó là cố gắng tự áp đặt một niềm đam mê nào đó cho chính mình. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê về phần mềm hay khoa học máy tính, hãy tập trung vào phát triển nó. Còn nếu như bạn có niềm đam mê về y học, nhưng bạn lại cố gắng phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ Internet chỉ vì đó là hướng đi mà nhiều người khác đang theo đuổi. Bạn sẽ không thể thành công được. Khi đó, bạn không còn chọn niềm đam mê cho mình nữa, mà bạn đang “cố gắng” tạo niềm đam mê cho mình và để chính nó chọn bạn”.
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)