Thanh mát bắp bò “tắm” sông
Một cuộc chơi nhà nghề đến độ… đổ mồ hôi lưỡi, hoặc một kiểu lặn hụp thanh nhã hay một lẽ được – mất ở đời…Tất cả gói gọn trong thố nước hầm lún phún sôi…
Độc đáo, món lẩu nhúng cách tân!
Người gọi món ăn hấp dẫn này là bắp bò – bói cá (chim thần chai), kẻ thích tên: bắp bò lượn lờ hơn, riêng tôi cảm thấy tên: bắp bò – ăn thề có vẻ hợp hơn.
Bởi, bí quyết để gia tăng niềm thống khoái của thực khách là, sự có mặt của dĩa tiết “ nóng”. Dâng trong nghề còn gọi “huyết ứ”- phần máu tươi, âm ấm – còn đọng lại trong “bọng” (sườn bò), khi vừa lấy tiết.
Lúc chín, khối huyết kia sẽ chuyển sang màu ửng hồng, cắn vào nghe deo dẻo chứ không dai cứng như huyết heo. Đồng thời, miếng huyết toát lên mùi vị đặc trưng, tựa như chất ngọt riêng của món sò huyết ngon vừa hé miệng – nướng tái.
Tuy nhiên, những cục huyết bềnh bồng, mà bạn thấy được trong thố ngào ngạt tinh dầu của: tiêu xanh, dưa hành, húng quế, húng chanh… trước mặt, chỉ là một lối …trình diễn của người phối chế. Quan trọng là, lượng nước huyết “nóng” bò mới kể, dung hòa trong thố nước dùng. Như những mạch nước ngầm mát lành, âm ỉ tuôn chảy, khiến mặt đất thường ngát hương hoa thơm cỏ lạ với rập rờn bướm ong; chỉ những thổ địa giàu kinh nghiệm hoặc dân địa chất nhà nghề mới phán đoán được.
Cụ thể, nó giúp gia tăng độ ngọt đậm đà cho nước dùng, dậy mùi thơm đặc trưng – bạo liệt -giống như mái tóc thề đằm thắm ngất ngát mùi hương hoa bưởi, hoa chanh; khiến bao người nghe phải ray rức – rạo rực!
Video đang HOT
Trở lại với thố nước dùng đang nhấp nhô sôi. Người ăn, có nhiệm vụ tối quan trọng: canh chừng xem miếng bắp bò nào vừa chín tới hoặc đủ chín để vớt ra. Nếu ngâm lâu hơn, miếng thịt bắp sẽ dai và teo lại – vừa trông không đẹp mắt vừa kém ngon.
Nghề ăn cũng lắm công phu là vậy!
Đến lúc này, bạn có thể chỉnh nhỏ lửa hoặc tắt bếp, để kịp thời tận hưởng những âm giai sần sật, ngọt bùi lẫn beo béo nơi lát bắp bò Úc nóng hổi.
Cũng có người thích ăn độn với: bún, tiêu xanh, húng quế… chan nước dùng xâm xấp, cắn ngay trái ớt hiểm xanh giòn cay kêu cái bụp, rồi vừa thổi vừa lua. Gần cạn chén, vần trán người ăn đã lấm tấm mồ hôi – hứng khởi dâng trào!
Bắp bò Úc chất lượng hơn bò ta
Hỏi tại sao phải chọn bắp bò Úc mà không lấy bắp bò ta. Ông Phát, chủ nhà Phương Nam cũng là người phối chế thành công món này, trên đường Điện Biên Phủ, gần vòng xoay Hàng Xanh cho biết thêm: hàng ngoại chất lượng đồng nhất và… kinh tế hơn.
Rõ ràng, trong thời buổi sân chơi lớn TPP và xu hướng toàn cầu hóa rộng mở, nhiều thượng đế Việt sẽ có dịp rung đùi thụ hưởng các sơn hào hải vị khắp năm châu. Càng tội cho những ô chuồng nhỏ lẻ trong nước!
Nhưng không vì vậy mà tôi phải chung thủy với bò ta. Còn bạn thì sao?
Ngậm mà nghe!
Theo Thanhnien
Bún sườn chua Hà Nội
Bún sườn chua là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng khi tới Hà Nội, bạn sẽ cảm nhận vị chua dịu thanh mát riêng có nơi đây.
Bạn có biết tại sao không? Bởi người Hà Nội thường nấu món bún sườn chua với quả sấu. Đây là một thứ quả tạo nên "phong vị" của món ăn này.
Nguyên liệu để nấu món bún sườn chua không quá cầu kỳ. Người nội trợ khéo thường chọn miếng sườn non còn tươi, giò sống dẻo quyện, mộc nhĩ, thêm vài quả sấu, cà chua, dọc mùng, hành, mùi tàu.
Sườn mua về được rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi chần qua nước sôi. Sau đó rửa lại với nước lạnh, vớt ra ướp muối gia vị, hành khô đập dập, vẩy một xíu nước mắm ngon trong khoảng 20 phút. Để sườn nhanh mềm, người trội trợ thường ướp thêm chút dấm. Sau đó, phi thơm hành khô, đổ sườn vào xào săn rồi cho nước vào hầm cho mềm. Theo kinh nghiệm, sườn không nên hầm bằng nồi áp suất sẽ mất ngon. Ta nên đun sôi bùng lên rồi hạ lửa liu riu để miếng sườn chín mềm mà không nát.
Để làm nên vị chua chuẩn vị Hà Nội, người nội trợ thường nấu với quả sấu. Đây là loại quả thường xuất hiện vào mùa hè. Thế nhưng, với người nội trợ trợ khéo của Hà thành thì mùa nào cũng có sấu để nấu canh chua. Khi chính vụ, các bà các mẹ thường mua về, rửa sạch, cất vào ngăn đá tủ lạnh để dành ăn cho đến tận mùa sau. Quả sấu được gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi nước hầm sườn.
Trong khi hầm sườn mềm, ta chuẩn bị các thức nguyên liệu khác cho món này. Dọc mùng tước vỏ, cắt van vát từng miếng vừa ăn rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Các bà các mẹ thường dùng thêm cà chua để màu nước món bún sườn chua thêm đẹp. Cà chua được rửa sạch, thái múi cau. Dầu ăn được đun nóng, phi thơm hành khô đã cắt nhỏ rồi trút cà chua vào xào cùng hạt nêm. Khi cà chua bắt đầu tiết ra màu đỏ đẹp, ta trút vào nồi nước hầm sườn. Lúc này, ta có thể dầm sấu ra và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Các bà các mẹ thường làm thêm món mọc để cho vào bát bún sườn nấu chua. Mộc nhĩ ngâm với nước ấm cho mềm và nở tung. Sau đó rửa sạch, thái thật nhỏ, trộn cùng giò sống. Nêm thêm chút hạt tiêu và bột nêm rồi vê thành từng viên nhỏ vừa ăn thả vào nồi nước hầm sườn. Khi những viên mọc đã chín, ta cho dọc mùng vào nồi nước dùng rồi đun sôi bùng lên một chút, nêm nếm lại gia vị lần nữa là được.
Khi cả nhà đã ngồi vào bàn, người nội trợ chia bún vào bát, bày sườn, vài viên mọc, một gắp dọc mùng, bày hành hoa, rau thơm mùi tàu thái nhỏ lên trên rồi chan một muôi nước dùng nóng hổi kèm miếng cà chua bổ múi cau. Lúc này, bát bún sườn chua trông thật hấp dẫn. Những sợi bún trắng nõn sánh cùng miếng sườn non óng ả, miếng cả chua bổ múi cau rực rỡ trên nền xanh mát của dọc mùng. Hương thơm của hành hoa, rau thơm, mùi tàu tỏa ra đánh thức vị giác.
Nếm nhẹ một thìa nước dùng, ta từ từ cảm nhận vị chua dịu riêng có của trái sấu, cắn miếng sườn mềm mà không nát, đôi khi có miếng sụn sần sật khiến người ăn thật thích thú. Thêm nữa, ta nên nếm thử viên mọc chín mềm, thơm mùi hạt tiêu, hành khô đưa kèm dọc mùng chín tới sao mà hợp vị đến thế.
Có lẽ, bởi món bún sườn chua Hà Nội có phong vị riêng có nên dẫu xa bao lâu ta vẫn nhớ về.
Theo Phapluatxahoi
Phở xào "thể hình" trên phố Hàng Buồm Sợi phở xào khô ráo săn chắc, bắp bò cũng giòn và săn chắc luôn. Phở xào Hàng Buồm trên phố cổ Hà Nội vì thế được gọi đùa là phở xào "thể hình". Một xuất phở xào bắp trứ danh ở Hàng BuồmPhở xào ở số nhà 11 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộ) chỉ mở bán khi phố đã lên...