“Thánh make-up” nổi tiếng suýt đi tù vì nhảy nhót lố lăng trên nền nhạc Quốc Ca Philippines
Hành động dại dột của “ thánh make-up” Bretman Rock đã khiến anh chàng gặp rắc rối lớn.
Bretman Rock, 21 tuổi, là một nghệ sĩ make-up kiêm Youtuber nổi tiếng người Philippines. Anh chàng với hơn 6,9 triệu người theo này đã bất ngờ vướng vào luật pháp vì một video nhảy nhót trên Instagram.
Bretman Rock
Video đây được đăng lên tài khoản cá nhân của Rock 3 tháng về trước. Tuy nhiên, sau khi được re-post trên Facebook vào hôm 30/12, nó đã khiến khổ chủ bị ném đá tơi bời.
“Thánh make-up” suýt đi tù vì nhảy nhót lố lắng trên nền nhạc Quốc Ca Philippines
Trong đó, Rock đã hát nhép theo Quốc Ca Philippines rồi đặt tay lên ngực thể hiện sự tự hào. Tuy nhiên, vì không kiềm chế được cảm xúc – anh chàng bắt đầu nhảy nhót, thậm chí “ twerk” trên nền nhạc Quốc Ca.
Twerk là gì?
Đây là loại hình nhảy múa bắt nguồn từ New Orleans vào cuối những năm 1980s, các vũ công Twerk (không kể nam nữ) sẽ giật, lắc mông trong nhiều tư thế để bắt nhạc. Dù được đón nhận trong 5 – 7 năm trở lại đây, Twerk vẫn bị nhiều người cho là điệu nhảy kích dục, thiếu đứng đắn
Video Rock twerk trên nền nhạc Quốc Ca Philippines đã thu hút tới 3 triệu lượt xem. Trong đó, hơn 30.000 bình luận rủa xả nghệ sĩ make-up, rằng anh ta đã xúc phạm niềm tự hào của người Philippines.
Cho đến ngày 2/1/2020, Ủy ban Lịch sử Quốc gia Philippines (NHCP) thông báo: Một người mang quốc tịch Philippines đã xúc phạm Quốc Ca của họ.
NHCP không nêu rõ tên tuổi của Bretman Rock, tuy nhiên theo những mô tả mà họ đưa ra thì đúng là video của anh chàng này.
“Đáp lại những khiếu nại gửi tới Ủy ban Lịch sử Quốc gia Philippines về một video được đăng trên mạng xã hội, trong đó một người đàn ông đã nhảy múa trong khi Quốc Ca được phát.
Chúng tôi khẳng định, Quốc Ca sẽ không được phát cho mục đích vui chơi hoặc giải trí đơn thuần. Nhảy múa như người trong video là vi phạm pháp luật…”
NCHP còn đưa ra thông báo: Người vi phạm sẽ bị phạt từ 5000 – 20.000 peso (2,2 – 9 triệu đồng) hoặc bị phạt tù không quá 1 năm.
Ngay sau đó, Rock đã vội vã đưa ra lời xin lỗi:
“Tôi xin hứa sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra nữa, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, tôi thực sự xin lỗi”.
Không rõ anh chàng này đã phải nộp phạt hay chưa vì đang sống ở tận… Hawaii. Tuy nhiên, đây sẽ là bài học nhớ đời cho sự “cao hứng” ở tuổi 21.
Theo Helino
Có xông đất đầu năm, mê tín bói khoai tây là tục đón năm mới trên thế giới
Năm mới 2020 sắp đến, người dân khắp nơi trên thế giới đang tổ chức đón mừng. Mỗi nước đều có những phong tục mừng năm mới thú vị và đặc sắc riêng của mình.
Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày tết ở các nước trên thế giới, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta chưa ghé qua.
Tết của người Anh
Tuy ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh, nhưng vẫn có nhiều hoạt động chức mừng năm mới theo phong tục tập quán riêng.
Trong đêm giao thừa, người Anh đánh bài đến 12h đêm rồi mỗi người viết 3 điều ước tốt lành trên một mảnh giấy lụa và đốt mảnh giấy ấy lấy tro hòa tan vào cốc sâm banh và uống cạn. Họ tin rằng, làm như thế thì ít nhất sẽ có một điều ước trở thành hiện thực.
Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Nếu người khách đầu tiên là đàn ông tóc đen hoặc là người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có thì chủ nhà cũng may mắn cả năm. Nếu người khách đầu tiên là cô gái tóc vàng nhạt hoặc là người u buồn, nghèo khó, bất hạnh chủ nhà sẽ gặp nhiều tai họa và khó khăn trong năm mới.
Người đến làm khách trong đêm giao thừa trước khi nói chuyện phải cời lửa bếp lò, chúc chủ nhà "mở cửa gặp may".
Người Đức đón Tết với nhiều phong tục
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới.
Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".
Người Đức coi việc ăn hết thức ăn là yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, trong bữa ăn đầu năm mới, họ sẽ để lại một phần các món cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết. Ngoài ra, người ta còn cho vào tủ đựng thức ăn một con cá chép vì tin rằng nó mang lại sự thịnh vượng.
Tại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.
Người Đan Mach đập bát đĩa
Nếu như ở Việt Nam, việc làm vỡ bát đĩa vào dịp năm mới được xem là điều xui xẻo, thì với người Đan Mạch đây là điều may mắn.
Vào giao thừa, họ sẽ ném những chiếc bát đĩa cũ, bị sứt mẻ của mình vào nhà hàng xóm, bạn bè. Ngươi ta tin răng cang co nhiêu đia vơ ngoai cưa vao sang mung môt, gia chu se cang co nhiêu ban be, vân may trong năm mơi.
Năm mới của người Pháp
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến ngày 3/1 mới kết thúc. Theo quan niệm của người Pháp, uống cạn rượu sẽ đem lại may mắn cho họ vào năm mới, nếu không uống hết thì trong năm mới sẽ gặp điều xui xẻo.
Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.
Tết ở nước Ý
Vào ngày 25 tháng chạp, toàn gia đình quây quần ăn bữa tiệc Tết bên cây thông Noel. Họ chờ đợi ông già Tuyết mang túi quà tới. Trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, người Ý vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.
Tết ở Tiệp Khắc
Tết ở Tiệp Khắc cũng như ở các nước châu Âu khác, thường diễn ra vào dịp Giáng Sinh và được kéo dài đến ngày đầu năm mới dương lịch. Điều đặc biệt ngày đầu năm mới người dân Tiệp Khắc kiêng ăn thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì họ tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, biết chạy thì may mắn và hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ bị tan biến mất.
Lễ hội năm mới tại Mỹ
Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống... Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.
Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.
Tại miền Bắc, bữa tiệc đón chào năm mới thường có cải bắp với hy vọng nó sẽ mang đến may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới lại cần có của cải, đậu mắt đen, hành... với mong muốn kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Canada
Người Canada đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà vì họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ và năm mới được bình yên.
Mexico
Cũng vào đêm Giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ - với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu. Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.
Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.
Đón tết tại Colombia
Đốt "ông năm cũ" là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ.
Họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu cũ, những món đồ đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Sau đó, họ cho con búp bê mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình rồi đốt nó vào đêm Giao thừa. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.
Đón Giao thừa ở Brazil
Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.
Năm mới ở Peru
Người Peru có phong tục mở cửa để chào đón năm mới vào nhà mình. Tuy nhiên, họ mong muốn đối tượng bước qua ngưỡng cửa vào nhà đầu tiên từ đường phố là một hoặc nhiều người đàn ông. Người dân bản địa quan niệm rằng, một người phụ nữ "xông nhà" dịp Tết thì họ sẽ không may mắn trong cả năm đó.
Khoai tây là một thực phẩm quan trọng của Peru. Một truyền thống đặc biệt của họ ngày cuối năm là việc đặt ba củ khoai tây dưới ghế sofa: Một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt một nửa vỏ và một củ để nguyên không gọt. Cả ba củ được mang đặt dưới gần giường đợi đến lúc giao thừa người chủ quờ tay nhặt ra để đoán số mệnh. Nếu nhặt được củ nguyên vỏ là điều may, nửa vỏ là điềm bình thường và được củ sạch vỏ thì coi như gặp điềm xúi quẩy.
Tết ở Cu ba
Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.
Đón năm mới ở Nhật
Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch từ năm các nước Phương Tây bắt đầu từ năm 1873 dưới thời Minh Trị. Trước đó, họ ăn Tết theo âm lịch do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
Tuy theo Dương lịch nhưng người Nhật vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto cùng những phong tục truyền thống của mình. Để đuổi tà ma, họ treo một sợi rơm ngang qua cửa nhà, tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn. Khi năm mới bắt đầu, người Nhật sẽ cười thật to vì như thế may mắn sẽ tới với họ.
Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần, ngoài ra họ còn treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn
Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá "lộc xuân" đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.
Philippines
Là một quốc gia mà hầu hết người dân đều theo đạo Thiên chúa, người Philippines cũng đón tết theo Dương lịch.
Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng".
Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7/1.
Minh Khôi
Theo doisongphapluat.com
Yamaha Road to Ravolution - DJ Battle 'đổ bộ' Hà Nội: Dàn raver thứ thiệt 'sốc' trước độ 'khủng' và quy mô của sự kiện Mùa đông không lạnh mà hot đến "1000 độ" tại Hà Nội với sự kiện Yamaha Road To Ravolution-DJ Battle "Tỏa sáng phong cách riêng". Gần 5.000 bạn trẻ đã đến tham dự, cháy hết mình với những set nhạc siêu chất. Vòng đấu loại trực tiếp 3 - DJ Batte thăng hoa giữa hai cái tên kì cựu là Million và Napple....