Thanh long, tin đồn và sự phụ thuộc
Một lần nữa, tin đồn thất thiệt lại khiến những người trồng thanh long lao đao. Chỉ cần một thông tin: Trung Quốc không “ăn” hàng, giá thanh long đã lao dốc.
Thực tế, mọi hoạt động xuất khẩu vẫn bình thường, còn giá giảm chính là do nông dân đã không đo được những cơn sóng của thị trường mà chong đèn quá sớm, khiến sản lượng thanh long tăng đột biến.
Đúng là có nhiều nơi giá thanh long đã rơi xuống mức 1.000 – 2.000 đồng/kg, tính ra, 1kg thanh long không bằng một ly trà đá. Nhưng ngay lập tức, Cục Bảo vệ thực vật đã lên tiếng trấn an dư luận: Thanh long giá rẻ chủ yếu là loại có phẩm cấp, chất lượng kém, còn sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn có giá và thị trường tiêu thụ ổn định.
Sản lượng thanh long của Bình Thuận năm nay tăng đột biến.
Bản thân đại diện Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận, sản lượng thanh long năm nay tăng đột biến, bởi thời tiết thuận lợi cho thanh long ra hoa kết trái, bởi kỹ thuật chong đèn kích thích thanh long ra hoa của người dân ngày càng điêu luyện.
Bên cạnh đó, sau tuần lễ Quốc khánh của Trung Quốc, sản lượng nhập khẩu có giảm nên ít nhiều tác động đến thị trường.
Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 27.000ha thanh long, với sản lượng khoảng 600.000 tấn. 80% trong số đó được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhìn vào con số này cũng có thể hiểu, chỉ cần một động thái nhỏ từ phía bên kia cửa khẩu cũng có thể khiến một vùng sản xuất rộng lớn của ta lao đao.
Những người nông dân than thở thanh long Bình Thuận đã chín… không đúng thời điểm. Bởi chỉ cần sớm hơn nửa tháng, các doanh nghiệp đã kịp đóng gói, xuất khẩu trong dịp tết Trung thu và Quốc khánh của Trung Quốc khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao, giá bán có thể đạt 18.000 – 20.000 đồng/kg. Còn thời điểm này, nhu cầu “ăn” hàng đang rất chậm. Đó là chưa kể, Trung Quốc cũng đang vào thời điểm thu hoạch rộ thanh long. Và họ cũng không hề giấu diếm tham vọng mở rộng diện tích loại cây trồng này.
Thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn có giá cao, loại 1.000 – 2.000đ/kg là thanh long chất lượng thấp.
Trước thanh long, có lẽ chúng ta không thể đếm được bao nhiêu lần những nông dân trồng dưa hấu, khoai lang và nhiều nông sản khác đã phải rơi nước mắt nhìn công sức của mình trôi xuống sông xuống biển chỉ vì sự “đỏng đảnh” và bất ổn khó lường của thị trường Trung Quốc.
Khi thông ngôn buôn chuyện
Video đang HOT
Đã bao lần từng đoàn xe chở dưa hấu của nông dân Việt xếp thành hàng dài cả cây số chờ xuất hàng sang Trung Quốc, để khi đến lượt thì dưa đã bị thối hỏng tự lúc nào. Đã có bao nhiêu cuộc giải cứu nông sản được tổ chức ở khắp mọi nơi chỉ để lau khô những giọt nước mắt cay đắng của những người nông dân lam lũ.
Ngay tại thời điểm này, không chỉ có người trồng thanh long, những nông dân trồng khoai tây ở Vĩnh Long, trồng tỏi ở Khánh Hòa cũng đang phải “ngậm đắng nuốt cay” vì hàng không thể xuất đi. Hiện, giá khoai lang tím Nhật ở Bình Tân (Vĩnh Long) chỉ còn khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg, cũng chưa bằng 1 cốc trà đá, bèo bọt chưa từng có. Nguyên nhân do đối tác mua hàng nước bạn cho hay đã có thông báo không cho khoai lang qua đường cửa khẩu do chưa ký kết danh mục các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nhiều vườn để thanh long rụng đỏ gốc.
Nhưng cũng không thể chỉ biết trách người Trung Quốc, bởi rõ ràng chúng ta không đo hết được những con sóng của thị trường. Nói cách khác, dù phần lớn nông sản của ta phụ thuộc vào họ nhưng chúng ta chưa hiểu hết nhu cầu của họ.
Có vẻ như con đường đi của nông sản Việt đang phải trải qua quá nhiều tầng nấc, đi qua quá nhiều khâu mới tới được nơi cần đến, từ cánh “cò” ngay tại vườn đến từng thương lái, qua hệ thống chợ đầu mối. Trên mỗi cung đường vận chuyển, nông sản lại thêm một “gọng kìm” cước, phí ngày một “phi mã” bóp nghẹt, nên từ vườn đến tay người tiêu dùng đã là một khoảng cách về giá khá xa.
Không thể phủ nhận Trung Quốc vẫn là một thị trường vô cùng quan trọng của phần lớn nông sản Việt khi năm 2017, giá trị xuất khẩu gạo, cao su của Việt Nam sang Trung Quốc lần lượt đạt 1 và 1,5 tỷ USD. Cũng trong năm 2017, trong số 3,5 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam thì Trung Quốc đã chiếm tới 76% giá trị. Nhưng đã đến lúc chúng ta không thể trông đợi vào một con đường ngách nhỏ bé. Con đường ấy không đủ để chứa 60 – 70% sản lượng nông sản của Việt Nam, bởi nó luôn thiếu thông tin và tiềm ẩn những rủi ro khó đoán định.
Nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp, sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người dân, sự giám sát chặt chẽ về mặt quy hoạch sản xuất của ngành chức năng, chắc chắn sẽ có nhiều con đường mở ra thênh thang cho nông sản Việt, thay vì chỉ biết rơi nước mắt bất lực ngay trước cánh cổng của anh hàng xóm.
Theo Danvie
Trung Quốc quyết định đột ngột, vạn nông dân Việt khóc ròng
Nông dân trồng thanh long đang khóc ròng vì thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến thanh long giá rớt xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí nhiều loại còn không bán được, chín đỏ ngoài ruộng.
Giá rẻ như cho vẫn không bán được
Cách đây nửa tháng, thanh long ở Tiền Giang được thu mua với giá 15.000-20.000 đồng/kg, thậm chí ở Bình Thuận, giá thanh long còn tăng lên 23.000 đồng/kg do Trung Quốc "ăn hàng" mạnh. Nhưng những ngày gần đây, nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) - nơi trồng gần 6.000 ha thanh long - đang khóc ròng vì thương lái không đến thua mua thanh long.
Theo đó, thay vì được thu mua thanh long ruột đỏ với giá 20.000 đồng/kg như trước, thì nay giá giảm xuống còn 4.000-5.000 đồng/kg. Riêng với thanh long ruột trắng, thương lái còn bặt vô âm tín, gọi điện liên tục cũng không đến thu mua.
Nhìn vườn thanh long chín đỏ của mình, anh Vui ở huyện Chợ Gạo buồn rầu nói: "Thương lái nói hiện tại phía Trung Quốc không nhập thanh long nữa nên họ không mua. Thanh long chín đỏ mà nhà vườn chỉ biết treo trên cây đến nứt vỏ, chứ bán không ai mua".
Thanh long bế tắc đầu ra, giá giảm mạnh ở nhiều tỉnh thành
Tương tự, ông Dũng, một hộ trồng thanh long khác ở huyện Chợ Gạo cũng than thở, ông đang đau đầu vì diện tích 0,5ha thanh long ruột đỏ của nhà mình đã đến kỳ thu hoạch, song thương lái chỉ thu mua loại 1 (loại 3 trái/kg, vỏ chín nhưng tai trên trái vẫn phải xanh).
"Cách đây mấy tháng, cây ra trái, thương lái đặt cọc bao toàn bộ. Giờ họ chỉ mua thanh long loại 1, còn loại khác họ không mua", ông Dũng nói.
Nhiều nhà vườn khác cũng thừa nhận, thương lái chỉ thu mua loại đạt chuẩn như cân nặng mỗi trái phải khoảng 350 gram trở lên, tai xanh, vỏ đỏ tự nhiên, không bị nứt và bệnh nấm trắng. Số còn lại sẽ bị dạt (tức không mua).
"Tôi đã gọi cho nhiều thương lái quen nhưng mấy ngày rồi mà chưa chịu vào vườn. Thanh long chín treo nhiều ngày là nứt hết". Chị Kiều, nhà vườn trồng thanh long tại huyện Chợ Gạo nói và cho biết, để giải quyết bớt lượng thanh long đang treo đỏ vườn, nhiều người chọn cách mang ra ven đường bán cho khách.
"Tôi cũng phải đem ra đường bán như thế này, giá cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg, mong thu hồi lại được ít vốn", chị chia sẻ.
Tương tự, tại Bình Thuận - thủ phủ trồng thanh long của cả nước, nông dân cũng đứng ngồi không yên khi thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, việc thu mua diễn ra rất chậm.
Theo ông Lê Tùng ở xã Hàm Cường (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), gia đình có gần 2.000 trụ thanh long, lứa này thu hoạch khoảng 3 tấn. Thế nhưng đến nay chỉ mới bán được 2 tấn với giá 1.500 đồng/kg, còn 1 tấn đang treo trên cành, chưa có người mua.
Một số chủ vựa thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cũng thừa nhận họ đang thua mua thanh long với giá dao động từ 2.000-3.000 đồng/kg tùy loại.
Giá giảm, thanh long chín đỏ vườn không bán được do thương lái bẻ kèo nên một số nhà vườn tại Long An đang trong tình trạng thua lỗ nặng.
Nhiều nhà vườn trồng thanh long khóc ròng vì đến đợt thu hoạch mà thương lái không tới mua
Trung Quốc ngừng mua để ép giá
Trao đổi với PV, ông Châu Văn Đức, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chợ Gạo cho biết, năm nay, thanh long chính vụ gặp thời tiết thuận lợi, nhà vườn trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến "dội" hàng.
Tuy nhiên theo ông Đức nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh long rớt giá thê thảm là do thị trường Trung Quốc không "ăn hàng".
"Thanh long chủ yếu xuất sang Trung Quốc, bên đó ngưng mua thì nhà vườn mình lao đao". Ông nhận định, thương lái Trung Quốc ngừng mua thanh long để ép giá. Hiện giá thanh long tại các nhà vườn giảm gần bằng giá năm 2016. Cụ thể, thanh long ruột đỏ chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg, còn thanh long ruột trắng nếu xấu thì không bán được.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận cho hay, diện tích trong thanh long toàn tỉnh hiện lên tới 27.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 500-600 nghìn tấn. Từ đầu năm đến tháng 9 vừa qua, giá thanh long rất ổn định, thời điểm cao nhất giá thanh long thu mua tại vườn lên tới trên 20.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, gần đây, thời tiết thuận lợi, nông dân đồng loạt không lặt bông dẫn đến sản lượng lớn khiến nguồn cung dư thừa, giá giảm. Trong khi đó, đầu ra thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc chiếm đến 70-80%.
Theo một số đầu mối thua mua, giá thanh long sẽ tiếp tục giảm trong vài ngày tới. Khi nào Trung Quốc tiêu thụ hết lượng thanh long đã mua trước đó và quay lại thu mua tiếp, khi ấy giá mới ổn định trở lại.
Trước tình trạng trên, Sở NN-PTNT Bình Thuận khuyến cáo các hộ dân nên chăm sóc thanh long, để khi vụ chong đèn tới sẽ bù vào lứa thanh long hiện tại bị thua lỗ.
Nông dân Bình Thuận ngao ngán bên thanh long ế tấp đống.
Theo Thiện Chí - Bảo Phương
VietnamNet
Đất cằn trồng bạt ngàn cây quả đỏ, lãi nửa tỷ đồng mỗi năm Khơi nghiêp chi vơi 50 cây thanh long ruôt đo trên vung đât căn, đên nay vươn thanh long cua lao nông chân đât Nguyễn Văn Lợ (Gia Lai) đa tăng lên 2000 cây, cho thu nhâp 600 triêu đông/năm. Đo la chưa kê nguôn thu hơn 100 triêu tư 6 sao na môi năm va tương lai không xa vơi 500 cây...