Thanh long qua cửa khẩu được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
Thanh long đã được thông quan trở lại và để có cơ sở gửi sang Trung Quốc, TP Móng Cái lấy mẫu xét nghiệm với hàng hoá, phương tiện đến từ vùng dịch.
Chiều 22/9, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cho biết động thái này được đưa ra sau khi thanh long được xuất khẩu trở lại. Các xe được thông quan bình thường, không xảy ra tình trạng ùn ứ sau một tuần bị tạm dừng xuất khẩu tại cầu phao tạm km 3 4 trên sông biên giới Ka Long nối TP Móng Cái (Việt Nam) với TP Đông Hưng (Trung Quốc). Tại khu vực này, trung bình mỗi ngày khoảng 80 xe hàng được thông quan.
“Hôm nay, hàng thanh long được ưu tiên thông quan do nằm chờ lâu ngày và đến chiều nay cơ bản đã gần hết”, vị này nói.
Để làm cơ sở gửi sang Trung Quốc, TP Móng Cái thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp Realtime PCR (mẫu gộp) với hàng hóa và phương tiện đến từ vùng dịch vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, cầu phao tạm Km3 4 để chủ động tầm soát Covid-19. Chi phí xét nghiệm thành phố đang tìm nguồn từ hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ.
Video đang HOT
“Vị trí lấy mẫu ở tay nắm cửa xe, vô lăng, thành trong Container, bề mặt bao bì, bao gói hàng hóa, hàng hóa… Nếu phát hiện nCoV, chúng tôi sẽ xử lý luôn để không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu”, vị này nói.
Cầu phao tạm nối TP Móng Cái (Việt Nam) với TP Đông Hưng (Trung Quốc), tháng 7/2021. Ảnh: Hữu Việt
Ngày 16/9, Bộ Công Thương cho biết phía Trung Quốc thông báo dừng thông quan trong 7 ngày (15-21/9), do phát hiện virus trên bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long nhập từ Việt Nam.
Theo thông báo của phía Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), sau 23h ngày 21/9, thanh long sẽ tự động được khôi phục thông quan. Tuy nhiên, nếu phía Trung Quốc xét nghiệm PCR và tiếp tục phát hiện nCoV trên thanh long hoặc mặt hàng khác, họ sẽ gia hạn dừng thông quan thêm một tuần với mặt hàng đó. Trường hợp hàng nông sản xuất khẩu bị phát hiện 3 lần dương tính, thời gian tạm dừng thông quan là 4 tuần.
TP.HCM tiếp nhận 4 triệu kit test COVID-19
Chiều 22-9, MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tiếp nhận 4 triệu kit test COVID-19 do Tập đoàn T&T, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh TP.HCM và Ngân hàng Techcombank tài trợ, nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.
MTTQ Việt Nam TP.HCM tiếp nhận 4 triệu kit xét nghiệm COVID-19 - Ảnh; MTTQ TP.HCM
Tham dự buổi tiếp nhận có bà Tô Thị Bích Châu - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, bà Phan Kiều Thanh Hương - phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) và các đơn vị tài trợ.
Tại buổi lễ, MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tiếp nhận 4 triệu kit test COVID-19. Trong đó, Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T ủng hộ 2 triệu kit, Techcombank ủng hộ 2 triệu kit với tổng trị giá 500 tỉ đồng.
Đại diện đơn vị tài trợ cho biết, kể từ khi bùng phát đại dịch đến nay, ngành ngân hàng cùng các doanh nghiệp trực thuộc luôn đồng hành cùng cộng đồng trong công tác phòng chống COVID-19. Đồng thời, triển khai các gói tín dụng quy mô hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp và rất nhiều hỗ trợ thiết thực khác dành cho các địa phương và cơ quan tuyến đầu chống dịch.
Các đơn vị tài trợ mong rằng đóng góp trên sẽ góp phần cùng các lực lượng tuyến đầu đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm. Từ đó, giúp TP.HCM sớm hoàn thành việc kiểm soát dịch bệnh nhằm khôi phục nền kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại buổi tiếp nhận, bà Tô Thị Bích Châu ghi nhận và trân trọng sự đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các đơn vị tài trợ. Thời gian qua, TP.HCM đã tiếp nhận sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình từ các cấp, các ngành, các tỉnh, thành trong cả nước và đồng bào ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ.
"Đây là nguồn động viên rất lớn cho hệ thống chính trị TP, cho các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch và các bệnh nhân đang được điều trị. Sự đóng góp của các đơn vị sẽ nhanh chóng được chuyển giao đến các lực lượng tuyến đầu để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, truy vết, mở rộng vùng xanh góp phần đẩy lùi dịch bệnh", bà Châu nói.
Doanh nghiệp lao đao về phí, tần suất xét nghiệm COVID-19 Phương pháp, thời hạn tính kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe chở hàng đang được nhiều địa phương áp dụng không đồng nhất, thậm chí có nơi còn yêu cầu lái xe phải xét nghiệm tới 3 lần cho cùng một chuyến hàng lưu thông. Điều này đã trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp và gây áp lực...