Thành Lộc: ‘Chuyên có bộ mặt sát thủ nhưng rất hiền’
Giám khảo cuộc thi Vietnam”s Got Talent dành nhiều lời khen cho đạo diễn Thạc Chuyên của “ Lời nguyền huyết ngải” và khẳng định thầy giáo Hoàn Sinh trong phim này là vai điện ảnh nặng ký nhất của anh.
- Lý do gì khiến anh nhận lời tham gia “Lời nguyền huyết ngải” mà không cần đọc kịch bản trước?
- Tôi ngưỡng mộ Bùi Thạc Chuyên từ những phim trước đó anh ta làm. Tôi thấy đây là một đạo diễn rất “tử tế”. Tôi thích dùng từ này vì trong nền điện ảnh bây giờ, nhiều người đi vào dòng thị trường, có tính thương mại cao thì Chuyên lại đi theo dòng trải nghiệm. Có thể hay, có thể chưa hay, có thể không hay nhưng tôi thích cái sự tử tế trong phim của Chuyên.
Chính vì thế, khi anh ta mời đóng, tôi đồng ý ngay mà chưa cần biết là phim gì. Tôi cũng không hỏi là vai gì vì nghĩ Chuyên chắc chắn sẽ không giao cho mình một vai nhợt nhạt. Tôi không phân biệt chính hay phụ vì khi tổng thể nó hay, vai nào cũng sẽ có đất của nó. Khi Chuyên kể cho tôi một câu chuyện chưa hoàn chỉnh, gần như mới chỉ là một ý tưởng phác thảo trong đầu thì tôi đã muốn phiêu lưu với người đạo diễn trẻ này rồi.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và NSƯT Thành Lộc tại buổi ra mắt “Lời nguyền huyết ngải” ở TP HCM tối 5/1.
- Ban đầu, “Lời nguyền huyết ngải” được quảng cáo là phim kinh dị, nhưng lúc gần ra mắt, Bùi Thạc Chuyên lại đính chính phim không kinh dị mà là dòng ly kỳ, huyền bí. Vậy theo anh, đây là bộ phim thế nào?
- Lời nguyền huyết ngải vẫn thuộc dòng phim kinh dị. Tuy nhiên, với khán giả bình thường thì không “cực” này thì sẽ là “cực” kia. Nhiều người vẫn nghĩ phim kinh dị là cứ phải hiệu ứng hình ảnh, kỹ thuật, kỹ xảo hoành tráng lắm như kiểu phim Mỹ, cho nên nếu không phải thế thì họ sẽ thất vọng. Đôi khi có rất nhiều chất liệu để làm ra dòng phim đó chứ không chỉ là những yếu tố trên.
Phim kinh dị châu Á, như của Nhật thì không giống phim Mỹ. Nó gợi mở sự ám ảnh và tạo cảm giác cho người xem. Chuyên cũng đi theo dòng kinh dị như vậy và tôi nghĩ đó là một lựa chọn thông minh bởi chúng tôi đâu có đủ tiền làm một phim mà kỹ xảo kiểu một con quái vật hay một con ma cứ lù lù lè lưỡi nhát mọi người đâu. Nếu mà làm như vậy khéo lại mang hiệu ứng ngược, khán giả sẽ buồn cười vì khi làm chưa tới, chưa chắc khán giả đã sợ.
Sức mạnh lớn nhất chúng tôi dồn vào phim chính là nội dung câu chuyện. Khi đọc truyện ma thì có những đoạn con ma không xuất hiện nhưng người đọc vẫn cảm thấy ghê và Chuyên chọn cách thể hiện như vậy. Tôi nghĩ Chuyên đính chính như vậy là để khán giả đừng có hy vọng quá nhiều theo một kiểu này, để khi ra một kiểu khác thì lại bị thất vọng.
- Cảm xúc của anh khi lần đầu tiên xem “Lời nguyền huyết ngải” trên màn ảnh rộng?
- Lần đầu tiên tôi xem là một buổi chiếu mang tính thăm dò với những khán giả ngẫu nhiên. Tâm trạng tôi khi đó là thấy mừng khi phim tốt hơn kịch bản. Tư duy của người đạo diễn là tư duy bằng hình ảnh. Tôi thì không có được cái tư duy đó và chỉ là người thực hiện điều mà đạo diễn nói nên tôi không thể hình dung ra được tổng thể nó như thế nào. Đặc biệt là khi điện ảnh lại có một ngôn ngữ riêng.
- Cảnh quay nào trong phim khiến anh nhớ nhất?
- Mỗi cảnh quay đều là một áp lực với tôi. Thời tiết lúc đó vào khoảng tháng 3, rất lạnh. Tôi thích trời lạnh lắm nhưng bộ trang phục của tôi không đủ ấm. Những đoạn quay ngoài trời, tôi hay bị run, răng va vào nhau và không thoại được. Có những lúc cô trợ lý đạo diễn phải cầm chăn trùm tôi lại và ôm tôi. Lúc ấy trông chúng tôi giống như một cặp tình nhân vậy.
Cảnh tôi sợ nhất là cảnh quay ở sân chỗ vườn cây huyết ngải. Nhiệt độ xuống chừng 7 độ, mưa phùn nên đất ẩm, lá cây ướt sũng nước. Các diễn viên lăn lê bò toài trong mưa gió. Ông đạo diễn thì cầu toàn, bắt quay đi quay lại mà không lần nào dưới con số 7. Cảm giác căng thẳng kinh khủng. Nhưng giờ tìm lại những kỷ niệm đó thì còn đâu mà tìm.
Video đang HOT
- Chắc hẳn anh có rất nhiều kỷ niệm với dàn diễn viên trẻ trong phim?
- Họ đóng rất hay. Tôi đặc biệt có thiện cảm với hai người đóng vai hai cậu học trò Tùy và Khải béo. Khi xem lại phim, tôi lại càng cảm thấy yêu hai cậu Huy và Hoàng hơn vì họ đóng dễ thương quá. Còn Phan Anh, khi đóng với cậu ta tôi rất tò mò. Tôi cũng nổi tiếng, mà Phan Anh là người mới nổi tiếng. Tôi chờ đợi gặp người nổi tiếng này, xem anh ta chảnh chọe, kênh kiệu hay là một người khiêm tốn. Tuy nhiên, trong quá trình làm phim, tôi thấy Phan Anh là một người rất dễ gần và cầu thị. Yu Dương cũng làm tròn vai. Nhân vật của cô bé mang hiệu ứng rất đặc biệt về hình ảnh. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên rất may mắn khi chọn được một cô bé có gương mặt rất hợp, đặc biệt là mái tóc vô cùng “ma mị”.
Tạo hình của NSƯT Thành Lộc trong vai thầy giáo Hoàn Sinh của “Lời nguyền huyết ngải”.
- Anh từng tâm sự rằng lúc quay bộ phim này, đôi lúc muốn bóp cổ Bùi Thạc Chuyên vì đạo diễn này quá khó tính. Vậy khi phim đã hoàn thành, anh đã có dịp làm điều đó chưa?
- Tôi không làm được điều đó vì Bùi Thạc Chuyên cao hơn tôi hai cái đầu lận (cười lớn). Nếu bóp, tôi chỉ bóp được ngực chứ không tới được cổ. Chuyên có bộ mặt rất “sát thủ”, nhưng lại là người rất hiền lành. Trong cách xử lý công việc, tôi phát hiện ra cậu ta còn hay thiếu tự tin nữa. Lúc bối rối thì Chuyên hò hét, chẳng qua là để che cái sự bối rối, thiếu tự tin mà thôi. Chính vì điều đó mà tôi lại càng yêu quý người đạo diễn trẻ này hơn.
- Điện ảnh Việt Nam trong vài năm trở lại đây rất phát triển với nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng cũng tạo ra không ít “thảm họa” khi nhiều nhà làm phim chạy theo yếu tố thương mại và quên đi tính nghệ thuật của điện ảnh. Anh nghĩ sao?
- Tôi nghĩ chuyện đó là bình thường trên con đường phát triển. Hollywood cũng có nhiều phim tệ mà, huống chi nền điện ảnh của chúng ta chưa có tầm cỡ gì so với thế giới. Chúng ta đã qua cái thời hoàng kim nên mọi thứ gần như phải mầy mò lại từ đầu. Ngay cả những phim chúng ta từng nghe là bom tấn này, bom tấn kia nhiều khi xem cũng “hỡi ôi” mà. Chính vì vậy nên có những phim chạy theo thương mại là bình thường, mà tôi nghĩ là cũng nên có.
Làm phim là để cho công chúng mua vé xem. Nói chung ai làm nghệ thuật mà nghĩ không cần người xem thì chắc người đó đang ở trên mây. Nhưng tôi cũng tôn trọng những người có suy nghĩ như vậy vì đó là quyền tự do mỗi người. Nghệ thuật cũng nên có nhiều ngã rẽ, lối đi và ai thích đi như nào thì người ta đi như thế đó.
- Hơn 40 năm đi diễn, vai diễn nào khiến anh nhớ đến đầu tiên khi nhìn lại sự nghiệp của mình?
- Với sân khấu kịch thì có một vai mà nhiều năm rồi tôi không diễn nhưng vẫn nhớ tới. Đó là Inhaxio trong một vở kịch của Tây Ban Nha. Nhân vật này là một người mù trong một trường mù bẩm sinh. Nhưng anh ta là một người nổi loạn, giống tôi vì tôi cũng rất nổi loạn. Nhân vật thứ hai khiến tôi nhớ đến là ông Tư trong vở Dạ cổ hoài lang. Đây là một vở bi kịch và và vai diễn này đã tạo nên thương hiệu của tôi ở dòng chính kịch và bi kịch.
Vai diễn hài kịch tôi nhớ nhất là cô gái điếm trong vở Hợp đồng mãnh thú. Tôi yêu nhân vật này vì tính tư tưởng, vì chủ đề của câu chuyện là giá trị của con người được đặt trên cái giường chứ không phải cái bàn. Còn về điện ảnh thì vai diễn nặng ký nhất của tôi từ trước tới nay chính là thầy giáo Hoàn Sinh trong Lời nguyền huyết ngải.
NSƯT Thành Lộc là một trong ba vị giám khảo của Vietnam”s Got Talent mùa thứ nhất.
- Giờ anh còn là giám khảo của “Vietnam”s Got Talent”. Mới phát sóng được vài tập đầu nhưng đã gây được sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, nhiều lời nhận xét trên mạng cho rằng các giám khảo nhiều lần bày tỏ cảm xúc hơi thái quá. Anh nghĩ sao về điều này?
- Tôi nghĩ nhiều người nói vậy cũng có lý của họ vì hiệu ứng âm thanh khi chúng tôi xem trực tiếp bên ngoài khác hẳn với khi phát sóng trên truyền hình. Tôi không bình luận gì về chuyện đó nhưng nếu mọi người để ý sẽ thấy cảm xúc của chúng tôi gần khớp với cảm xúc của khán giả ngồi sau lưng chúng tôi. Các thí sinh của chương trình đều không chuyên, thậm chí có những người còn chưa từng đặt chân tới Hà Nội, chưa từng bước lên sân khấu huống chi là biểu diễn ở một nhà hát lộng lẫy. Nhiều thí sinh còn không thể tưởng tượng được trong đời họ lại được một lần như vậy cho nên việc khích lệ, động viên tinh thần họ là vô cùng cần thiết.
- Anh kỳ vọng gì vào các tài năng Việt trong chương trình này?
- Ở Anh, 5 mùa giải họ mới tìm được Susan Boyle. Việt Nam mới có mùa thứ nhất nên tôi chỉ hy vọng thôi, chứ chưa có cơ sở gì để khẳng định Việt Nam có những tài năng thực sự. Vòng sau, chúng tôi sẽ có những nhận xét về các thí sinh đi vào chất lượng hơn. Vòng ngoài thì chỉ nhận xét vui đùa, giống như đang “đi chợ mua gia vị” thôi.
Tuy nhiên, khán giả mới quyết định ai là tài năng Việt nên khi xem chương trình, đừng đánh giá giám khảo chúng tôi vội, vì chúng tôi vẫn đang “đi chợ mua gia vị” cho các bạn thôi chứ chưa quyết định gì cả. Chúng tôi cũng chưa sử dụng hết quyền năng của mình đâu. Hãy cứ chờ đi.
Theo VN Express
Sởn gai ốc với Thánh cô Chiêu Dương
"Đó là một cô gái có khuôn mặt ma mị và nụ cười trẻ thơ, rất ám ảnh" - Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nhận xét về diễn viên Yu Dương - người hóa thân vào nhân vật Thánh cô Chiêu Dương trong Lời nguyền huyết ngải.
"Thánh cô" Chiêu Dương không phải là nhân vật chính của Lời nguyền huyết ngải nhưng cô là nguồn cơn cũng như lời giải cho hầu hết các bí ẩn trong phim. Chính vì tầm quan trọng của nhân vật này nên đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã phải mất rất nhiều công sức để tìm kiếm diễn viên. Anh đã phải đi khắp các trung tâm văn hóa, các đoàn nghệ thuật, các trường đại học ở TP.HCM để tuyển chọn. Tuy nhiên, sau nhiều tháng trời, những nỗ lực của anh đã không mang lại kết quả.
Những hình ảnh của Yu Dương khiến khán giả thót tim
Đến lúc tưởng như đã hết hi vọng, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên quay trở lại Hà Nội thì bất ngờ một người phụ trách việc casting trong TP.HCM đã gửi ảnh Yu Dương cho anh. Ngay khi nhìn thấy Y Dương, Bùi Thạc Chuyên đã biết đây là người mà anh tìm kiếm suốt mấy năm qua. "Đó là một cô gái có khuôn mặt ma mị và nụ cười trẻ thơ, rất ám ảnh" - vị đạo diễn này nói.
Chiêu Dương là vai diễn chạm ngõ điện ảnh đầu tiên của Yu Dương nhưng ít ai biết rằng, nữ diễn viên 18 tuổi này là "con nhà nòi". Cô là cháu ngoại của đạo diễn Hồng Sến và là con gái của người từng được coi là thần đồng điện ảnh Mai Phương. Yu Dương cho hay, tham gia phim Lời nguyền huyết ngải là một vinh dự nhưng đồng thời cũng là áp lực rất lớn đối với cô. Cô phải sống trong một câu chuyện, một bối cảnh hoàn toàn khác với cuộc sống thường ngày của cô. Không những thế, việc hóa thân thành một cô gái có vẻ đẹp mong manh, nụ cười trẻ thơ nhưng lại có phần bí ẩn, ma mị với cô thực sự là một thách thức lớn.
Một số hình ảnh của Yu Dương trong bộ phim Lời nguyền huyết ngải:
Yu Dương và vẻ thẫn thờ vô hồn trong Lời nguyền huyết ngải
Những hình ảnh ma mị của Yu Dương trong phim
Yu Dương sở hữu một gương vừa trẻ thơ vừa ma mị
Hình ảnh ngoài đời của cô bé 18 tuổi Yu Dương
Ra mắt ngày 12.1, Lời nguyền huyết ngải đã "đốt cháy" các rạp chiếu phim trong toàn quốc. Sau 4 ngày công chiếu, bộ phim đã thu hút được 80,000 khán giả tới rạp.
Thành công của bộ phim, trước tiên có lẽ là do nó là một món ăn lạ trên thị trường phim tếtvốn chưa thực sự sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu đi vào lối mòn. Trong khi các hãng phim khác - nhưng thường lệ - tung ra nững bộ phim hài với một chút lãng mạn, một chút tình yêu thì Galaxy đưa ra một bộ phim kinh dị mang màu sắc huyền bí. Với cốt truyện xoay quanh những yếu tố huyền bí liên quan tới việc luyện ngải của ông lang Trần, tới bóng ma vẫn còn lẩn khuất chốn trần gian, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã dắt khán giả bước vào một cuộc phưu lưu thú vị. Ngoài Thành Lộc, NSND Như Quỳnh thì các vai diễn còn lại đều được giao cho các diễn viên trẻ hoặc tay ngang. Tuy nhiên, diễn xuất của họ đã thực sự chinh phục được khán giả. Các diễn viên của Lời nguyền huyết ngải chia sẻ về vai diễn của họ:
Theo VNN
Lời nguyền huyết ngải liên tiếp cháy vé Chỉ trong 4 ngày đầu tiên sau khi công chiếu phim đã thu hút 80.000 lượt khán giả đến rạp. Chưa bao giờ quan niệm "Tết thì phải xem phim hài" lung lay nhiều như mùa phim Tết 2012 này. Bằng chứng là " Lời Nguyền Huyết Ngải" liên tục cháy vé trong suốt 4 ngày công chiếu, với tổng số lượt khán...