Thành lập vườn quốc gia đầu tiên ở Cao Bằng rộng hơn 10.500ha
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Việc thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén nhằm bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng sinh học; trong đó, đặc biệt là bảo tồn 90 loài thực vật và 58 loài động vật quý, hiếm; bảo tồn các giá trị văn hoá, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái thông qua các chương trình, dự án; bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng từ 84% năm 2016 lên 95% vào năm 2030, tạo không gian sống cho các loài động, thực vật;…
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén có tổng diện tích tự nhiên 10.593,5ha
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén có tổng diện tích tự nhiên 10.593,5 ha thuộc địa bàn 5 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc.
Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén là bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đồng thời khoanh nuôi phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên, gây ươm các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm để trồng rừng mới, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường; nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân vùng hạ lưu.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo tồn, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý, hiếm; cứu hộ động vật hoang dã; nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời, khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, cảnh quan, dịch vụ môi trường và các giá trị đa dạng sinh học để tăng nguồn thu cho Vườn quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén có 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ hành chính. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.035,5 ha, tại Tiểu khu 338, 352 xã Thành Công; Tiểu khu 333, 334 xã Quang Thành; Tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh; Tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc. Phân khu này có nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu” kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam; các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm.
Vùng đệm Vườn quốc gia có diện tích 8.276,1 ha, trên địa bàn 42 thôn thuộc 6 xã và 1 thị trấn (xã Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Hưng Đạo, Vũ Nông, Thể Dục và thị trấn Tĩnh Túc), huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Video đang HOT
Các chương trình hoạt động chủ yếu của Vườn quốc gia gồm: Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; chương trình phục hồi sinh thái rừng; chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo tồn; chương trình phát triển du lịch và giáo dục môi trường; chi trả dịch vụ môi trường rừng; chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm.
Theo Chí Kiên (Chinhphu.vn)
Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Phia Oắc - Cao Bằng
Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giảm sâu. Tại một số đỉnh núi cao của Cao Bằng đã xuất hiện băng giá, nhiều nhất là đỉnh núi Phia Oắc thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Tường rào cũng phủ lớp băng trắng như phong cảnh Châu Âu. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Nhũ băng trên những cành cây cổ thụ rong rêu. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Theo thông tin từ TTXVN, ngày 9/1, nhiệt độ trên đỉnh Phia Oắc là âm 2 đến âm 3 độ C, băng tuyết đã phủ đỉnh núi và cành cây tạo nên cảnh tượng kỳ vỹ, thu hút nhiều khách du lịch đến thưởng ngoạn. Đến sáng 10/1, băng đã bắt đầu tan dần. Theo dự báo, với điều kiện thời tiết như hiện nay, rất có thể băng giá lại xuất hiện trong những ngày tới.
Đối với những người dân sống quanh khu vực Phia Oắc - nơi nhiệt độ thường xuyên xuống thấp, việc băng tuyết xuất hiện đã không còn xa lạ. Do đó, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho người và vật nuôi.
Cụ thể, các trường học trên địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh như che chắn gió phòng học, xem xét cho học sinh nghỉ học hoặc thay đổi giờ học phù hợp với từng cấp học. Đối với đàn vật nuôi, người dân chủ động quây bạt chắn gió chuồng trại, mặc áo ấo, đốt lửa giữ nhiệt cho gia súc. Bên cạnh đó, cho gia súc ăn đủ thức ăn tinh và thô, giữ khô nền chuồng, không thả rông gia súc...
Đỉnh núi Phia Oắc có độ cao gần 1.938m so với mặt nước biển, không khí lạnh, độ ẩm cao, vì thế nơi đây thường có băng tuyết vào mùa đông. Băng tuyết xuất hiện nhiều nhất vào đầu năm 2016 khi tất cả các đỉnh núi cao đều có băng tuyết, riêng đỉnh Phia Oắc, tuyết rơi dày tới 30 - 40 cm.
Trạm thu phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam trên đỉnh Phia Oắc tuyết trắng che phủ. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Những cành cây băng tuyết giống như rừng hoa mận, hoa lê bung nở vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Dưới lớp băng tuyết, phong cảnh đỉnh núi Phia Oắc đẹp kỳ vỹ. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Chậu nước đóng băng dày tới 2cm sau một đêm giá lạnh. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Sa Pa lạnh 2,8 độ C, chưa xuất hiện băng tuyết
Theo thông tin của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, sáng nay vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai) nhiệt độ giảm xuống 2,8 độ C rét nhất từ đầu đông đến nay nhưng chưa xuất hiện băng giá, mưa tuyết trên khu vực đỉnh núi Fansipan như dự báo.
Vào chiều tối ngày 8/1 do ảnh hưởng của một đợt gió mùa đông bắc mạnh từ phía bắc tràn xuống nước ta nên đại bàn tỉnh Lào Cai có mưa trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất các địa phương giảm đột ngột từ 9-11 độ C, trời chuyển rét đậm, rét hại. Đặc biệt vùng núi rét hại nặng đến rất nặng.
Người dân Sa Pa lùa gia súc xuống núi tránh rét. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
Các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ghi nhận hồi 7 giờ sáng nay (10/1) nhiệt độ thấp nhất ở một số nơi như sau: vùng núi Sa Pa rét nhất 2,8 độ C, thành phố Lào Cai rét hại 12 độ C, thị trấn Phố Ràng ( huyện Bảo Yên) rét hơn 11,6 độ C, thị trấn du lịch vùng cao Bắc Hà nhiệt độ giảm xuống còn 5,7 độ C.
Kỹ sư Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, cho biết thêm: Đợt rét đậm, rét hại này kéo dài tới ngày 14/1/2018 mới kết thúc. Do đó các vùng núi cao trong tỉnh như Sa Pa, Ý Tý, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai cần chú ý phòng chống băng giá, sương muối xuất hiện gây hại cho đời sống và sản xuất của người dân địa phương.
Hiện nay không khí lạnh tác động đến địa bàn tỉnh Lào Cai có cường độ ổn định, sau đó sẽ suy yếu chậm. Khoảng sáng sớm ngày 13/1 khả năng sẽ có một đợt không khí lạnh mới lại tăng cường xuống các địa phương trong tỉnh. Theo đó, rét đậm, rét hại tiếp tục duy trì và bao phủ trên diện rộng. Vì thế cảnh báo người dân các địa phương, nhất là khu vực vùng núi cao cần áp dụng mọi biện pháp hữu hiệu nhất phòng chống rét cho cây non, vật nuôi các loại theo đúng sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phòng chống rét đậm, rét hại và băng giá, mưa tuyết, sương muối trong đợt này tại công điện khẩn gửi các cấp, các ngành ngày 8/1/2018.
Quốc Đạt - Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp: Tác động tới trên 16,2 triệu ha đất rừng Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí chiều 15.11, ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp. Ông Tuấn cho biết: Việc Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp thể hiện sự quan tâm của Quốc hội tới công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Luật...