Thành lập tổ bí mật kiểm tra CSGT Hà Nội
“Đã có cán bộ, chiến sĩ bị rút về làm tại văn phòng do có thái độ chưa đúng mực hoặc không làm đúng quy trình. Tổ giám sát sẽ làm đùng quy trình, nếu chốt giao thông nào có chiến sĩ cư xử, làm việc chưa đúng mực thì sẽ quy trách nhiệm cho người lãnh đạo, chỉ huy của chốt, phòng đó.
Việc tác phong của CSGT làm việc nghiêm túc, đúng mực cũng là một trong những điều nằm trong việc gây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT Hà Nội thân thiện với người dân”, ông Thắng cho biết thêm.
Trước đó, Phòng CSGT Hà Nội đã đề ra 8 bước thực hiện để làm tăng hình ảnh đẹp người chiến sĩ CSGT trong mắt người dân.
Hà Nội đang nỗ lực xây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT trong mắt người dân
Một trong những bước đó là đưa các chiến sĩ CSGT nữ ra điều tiết ở những chốt giao thông “ nóng” trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa các chiến sĩ CSGT bụng phệ, ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng.
“Việc đưa CSGT nữ ra ngoài các chốt giao thông làm việc đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ của người dân. Tiến tới chúng tôi sẽ triển khai nhiều hơn nữa về việc này. Còn việc đưa CSGT có vòng bụng quá khổ, và ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng thì đang thực hiện, bước đầu cho các chiến sĩ tự đánh giá ngoại hình để đề xuất với lãnh đạo”, ông Thắng nói.
Video đang HOT
Trong khi đó tại TP. HCM, từ ngày 8 – 15/4, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP. HCM sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn về “văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT” trong quá trình thi hành công vụ.
TP.HCM cũng đang mở lớp tập huấn chiến sĩ CSGT thân thiện hơn với người vi phạm
Thượng tá Trần Thanh Trà- Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP. HCM cho biết: “Mục đích của lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẽ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu”.
GS.TS Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý Hội Tâm lý giáo dục TPHCM), người tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn cho biết: “CSGT thực sự là người của công chúng, thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì những hình ảnh của CSGT dễ dàng được ghi hình ảnh, quay phim lại và phổ biến khắp nơi, do đó một hình ảnh không đẹp của một cán bộ chiến sĩ CSGT dễ dàng ảnh hưởng đến lực lượng của ngành.
Mục đích của người CSGT là nhằm đến giáo dục để con người hiểu luật pháp, không vi phạm Luật Giao thông… chứ không chỉ một mục đích là để trừng phạt. CSGT khi làm nhiệm vụ phải luôn tươi cười, rồi phải xin lỗi dân trước khi công bố lỗi vi phạm, xử phạt người dân”.
Theo 24h
HN không cần quăng lưới bắt quái xế
Theo Trưởng phòng Tuyên truyền (Công an TP Hà Nội), việc dùng bùi nhùi bắt quái xế không cần làm ở TP Hà Nội vì hiện tại trong thành phố đã có lực lượng 141 làm việc rất hiệu quả.
Trao đổi với PV vào sáng ngày 4/3, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: Hiện tại Phòng cảnh sát giao thông chưa nhận được yêu cầu từ phía công an Thành phố về việc dùng bùi nhùi bắt quái xế như ở Thanh Hóa.
"Nếu có thực hiện sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng vì mật độ tham gia giao thông ở Hà Nội rất cao, khác hẳn với ở Thanh Hóa nên nếu áp dụng như ở Thanh Hóa sẽ dẫn đến ảnh hưởng cho những người tham gia giao thông", Đại tá Thắng nói.
Trước đó, vào ngày 31/1, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết: "Lãnh đạo cấp trên có ý kiến chỉ đạo thì chúng tôi sẽ thực hiện, còn việc học tập thế nào, tổ chức thực hiện ra sao sẽ phải có báo cáo lãnh đạo Thành phố, để lãnh đạo cho ý kiến, sau đó có thực hiện mới thực hiện được".
Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ không cần đến bùi nhùi để "trị" quái xế như ở Thanh Hóa?
"Ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng như vậy, bây giờ Hà Nội làm như thế nào chúng tôi sẽ có báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng ban chỉ đạo 197, Giám đốc công an Thành phố... sau đó mới quyết định cụ thể được", Đại tá Thắng cho biết thêm.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thế Vinh, Trưởng phòng Tuyên truyền (Công an TP Hà Nội), việc dùng bùi nhùi bắt quái xế không cần làm ở TP Hà Nội vì hiện tại trong thành phố đã có lực lượng 141 làm việc rất hiệu quả.
Ông Vinh nói: Lực lượng 141 tại Hà Nội gần như đảm nhiệm toàn diện hết các vấn đề an ninh hình sự và đang làm tốt trách nhiệm bảo vệ trật tự giao thông. Hàng ngày lực lượng 141 làm việc đến 2-3 giờ sáng nên vì thế tình trạng đua xe trong thành phố giảm hẳn.
Tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn giao thông và trật tự xã hội trong dịp Tết Nguyên đán chiều 30/1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: "Hà Nội nên nghiên cứu áp dụng phương thức sử dụng lưới bùi nhùi để đối phó với đua xe như Công an Thanh Hóa".
Việc sử dụng bùi nhùi bắt quái xế đã được Công an tỉnh Thanh Hóa thực hiện vào cuối năm 2011. Theo đó, khi phát hiện người và xe vi phạm, cảnh sát sẽ ra tín hiệu yêu cầu dừng xe. Nếu người điều khiển chống đối, lạng lách bỏ chạy thì CSGT ở phía trước sẽ ném lưới vào bánh xe môtô để khống chế phương tiện vi phạm. Nếu trúng thì lưới sẽ cuốn vào may ơ, găm vào nan hoa, giảm xóc... và bó chặt bánh khiến xe không thể di chuyển.
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương vào ngày 25/12/2012 nói: "Chúng tôi áp dụng bùi nhùi bắt quái xế thì toàn tỉnh không có đua xe trái phép. Giải pháp rất tốt, một số tỉnh đến nghiên cứu cách làm của chúng tôi. Tôi nghĩ cái này làm rất hiệu quả, tiền ít mà người đua xe trái phép rất sợ trong khi đó chúng ta đưa ra nhiều giải pháp nhưng không giải quyết được tình hình".
Theo 24h
Thông báo phản hồi xử lý vi phạm Luật Giao thông quá ít Liên quan đến việc thực hiện quy định gửi thông báo vi phạm Luật Giao thông theo Thông tư 38 của Bộ Công an cho các cơ quan, chính quyền cơ sở, chiều qua 4 - 4, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội thông tin: Trong quý I, CATP Hà Nội đã...