Thành lập Sở chỉ huy tìm kiếm máy bay Su-30MK2 tại Đảo Mắt
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đang phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan tích cực tìm kiếm máy bay Su 30Mk2 bị mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An.
Đảo Mắt
Thông tin từ Bộ chỉ huy Biên phòng Nghệ An cho biết theo thông báo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, sáng 14-6, máy bay Su 30Mk2 số hiệu 8585 bay huấn luyện tại khu vực đảo Hòn Mắt, cách thành phố Vinh, Nghệ An khoảng 40km thì bị mất liên lạc.
Sau khi nhận được thông báo trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển thông báo cho chính quyền địa phương và ngư dân hoạt động ở khu vực đảo Hòn Mắt và vùng biển xung quanh tiến hành tìm kiếm.
Hải đội Biên phòng cũng đã điều 3 tàu (CN 09, BP 061901, BP 061201) cùng 35 cán bộ tiến hành ra tìm kiếm ở khu vực trên.
Cùng với việc tìm kiếm, hiện các đồn biên phòng tuyến biển ở Nghệ An đã chuẩn bị sẵn phương tiện, lực lượng sẵn sàng cơ động khi có lệnh.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cũng đã báo cáo vụ việc đến Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các ban, ngành liên quan biết để phối hợp, chỉ đạo việc tìm kiếm.
Video đang HOT
Trưa 14-6, tỉnh Nghệ An quyết định thành lập Sở chỉ huy nhẹ tại Đảo Mắt để thường trực tìm kiếm máy bay bị mất liên lạc.
Hai phi công trên chiếc máy bay Su 30Mk2 bị mất liên lạc vào lúc 6h50 phút ngày 14/6, máy bay Su 30Mk2 mang số hiệu 8585 của Trung đoàn 923, Sư đoàn 371, thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân làm nhiệm vụ bay huấn luyện đã bị mất liên lạc. Phi công bay huấn luyện trên máy bay gồm: Thượng tá Trần Quang Khải (quê xã Tân Rĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371; Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (quê xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), Phi đội trưởng. Nguyên nhân mất liên lạc của máy bay Su 30Mk2 mang số hiệu 8585 đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ.
Máy bay Su-30 (được NATO định danh là “Flanker-C”) là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga, đưa vào hoạt động năm 1996. Đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, tốc độ siêu âm, có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển).
Theo_An ninh thủ đô
Hệ thống chiến đấu Aegis Mỹ bắn trượt
Việc hệ thống chiến đấu Aegis trên chiến hạm Mỹ liên tiếp dính tai tiếng khiến người ta nghi ngờ khả năng thực tế của hệ thống này.
Năng lực của hệ thống Aegis bị nghi ngờ
Theo RT, tai tiếng mới nhất liên quan đến hệ thống chiến đấu Aegis khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm khả năng đánh chặn của hệ thống này tại đảo Wake, phía Tây Thái Bình Dương.
RT dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm này được thực hiện với sự góp mặt của nhiều lớp tên lửa đánh chặn bao gồm Hệ thống Chống tên lửa đạn đạo Aegis trên tàu USS John Paul Jones và Hệ thống Tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Hệ thống THAAD trên đảo Wake đã dò tìm và tiêu diệt một mục tiêu tầm ngắn đầu tiên, đươc phóng từ máy bay vận tải C-17. Đến lần phóng thử thứ 2, tên lửa SM-3 phóng từ tàu USS John Paul Jones đã bắn trượt mục tiêu và phải để cho hệ thống THAAD đánh chặn ở vòng phòng thủ cuối cùng.
Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm cuối cùng, hải quân Mỹ cũng đã thành công trong việc sử dụng tên lửa Standard Missile-2 Block IIIA tiêu diệt tên lửa giả BQM-74E.
Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: "Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không".
Hệ thống chiến đấu Aegis phóng tên lửa đánh chặn SM-3.
Đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Bất chấp việc có một tên lửa bắn trượt mục tiêu và chi phí của cuộc thử nghiệm lên tới 230 triệu USD, Mỹ vẫn coi đây là lần thử nghiệm thành công: "Đây là một bài thử nghiệm cực kì phức tạp và yêu cầu các lớp tên lửa đánh chặn phải phối hợp cùng nhau nhằm phát hiện, theo dõi, phân loại và tấn công những mối đe doạ từ trên không".
Hải quân Mỹ cho biết, đây là bài thử nghiệm được phối hợp giữa MDA, Cơ quan tên lửa đạn đạo (BMDS), Văn phòng kiểm tra hoạt động, Bộ Chỉ huy các hệ thống tên lửa, Bộ Chỉ huy châu Âu và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Được biết, đây là tai tiếng mới nhất liên quan đến khả năng của hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ. Trước đó, hồi tháng 6/2015, hệ thống Aegis trên khu trục hạm tên lửa USS ROSS đã không thể ghi được hình chiếc Su-24 của Không quân Nga khi chiến đấu cơ này liên tiếp đe dọa tàu Mỹ.
Dù Aegis là hệ thống chiến đấu hiện đại bậc nhất thế giới, tuy nhiên không rõ vì sao Hải quân Mỹ chỉ công bố hình ảnh chiếc Su-24 vờn USS ROSS trên Biển Đen bằng máy quay thông thường mà không phải hình ảnh từ hệ thống chiến đấu quan sát được.
"Hệ thống Aegis tiến tiến hàng đầu thế giới"
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Aegis là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo...
Hệ thống Aegis gồm có radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể.
Biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago, biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục cùng lớp với USS ROSS, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu ở cự ly 190km.
Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) là hệ thống máy tính cực mạnh, phối hợp và kiểm soát một loạt hoạt động phức tạp của hệ thống Aegis. Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS), kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống Aegis.
Hệ thống kiểm soát bắn (FCS), cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa đã được radar AN/SPY-1 chiếu xạ. FCS gồm 4 hệ thống radar AN/SPG-62A, hệ thống cho phép chiếu xạ và dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Theo_Báo Đất Việt
Đô đốc Nhật thăm sở chỉ huy hạt nhân Mỹ Quân đội Mỹ ngày 22/7 cho biết Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, mới đây đã tới thăm trung tâm chỉ huy hạt nhân chiến lược của Mỹ tại Nebraska để thảo luận các vấn đề an ninh với lãnh đạo trung tâm này. Đô đốc Katsutoshi Kawano (Ảnh: Economic Times) Bộ Chỉ huy chiến...