Thành lập Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu
Ngày 29/10 Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Châu Âu đã diễn ra tại thủ đô Praha của Séc. Đại hội chính thức đánh dấu sự ra đời của một tổ chức thống nhất các hội người Việt Nam tại châu Âu.
Tới dự đại hội có lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, các đại sứ Việt Nam và hơn 100 đại biểu đại diện cho các hội người Việt Nam tại 15 nước châu Âu.
Đại sứ Việt Nam tại một số nước châu Âu tham dự Đại hội.
Theo Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời của Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, sự thành lập tổ chức này là rất cần thiết trong bối cảnh cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu đang phát triển không ngừng, tiếp tục tăng cả về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú.
Ước tính, tại châu Âu hiện có khoảng 700.000 người Việt Nam đang định cư, làm ăn, sinh sống, chủ yếu là ở Pháp, Đức, Nga, Séc, Anh, Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy….
Nhiều nước có tổ chức Hội người Việt khá qui mô, chặt chẽ, nhưng có những nước đang trong quá trình vận động để thành lập hội. Vì vậy việc ra đời của một tổ chức thống nhất tập hợp các Hội người Việt tại châu Âu là nhu cầu tất yếu nhằm kết nối các hội để có thể tiến hành những hoạt động có tầm cỡ khu vực.
Các phát biểu của đại diện các tổ chức nhà nước, các vị đại sứ và hội đoàn người Việt Nam tại các nước châu Âu đều ghi nhận sự lớn mạnh và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại các nước châu Âu cũng như các hoạt động hướng về quê nhà.
Các đại biểu cho rằng, việc tập hợp các hội người Việt Nam tại châu Âu trong một mái nhà chung sẽ góp phần nâng cao thêm uy tín, vị thế của người Việt Nam tại châu Âu, giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam, đất nước, con người tại châu lục.
Ông Hoàng Đình Thắng (người cầm hoa) được bầu là Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu.
Trao đổi với phóng viên VOV tại Praha, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đánh giá cao sáng kiến thành lập tổ chức mới này của người Việt Nam tại châu Âu bởi sự ra đời của nó sẽ là động lực giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, hỗ trợ bà con làm ăn sinh sống ổn định, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn. Bà Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh: “Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu ra đời sẽ càng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở các nước châu Âu với nhau.
Thông qua tổ chức này Hội người Việt Nam ở các nước châu Âu có sự chia sẻ thông tin và tạo điều kiện để bà con hỗ trợ nhau trong các hoạt động, đặc biệt là tìm hiểu kiến thức pháp luật của nước sở tại để cùng nhau thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân tại đây”.
Video đang HOT
Theo bà Ánh, với vai trò đoàn kết, tập hợp tất cả các tầng lớp nhân dân, Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, trong đó có các hội phụ nữ và thanh niên, để có thể phát huy tốt nhất vai trò của họ trong việc đóng góp trí tuệ và công sức vào việc xây dựng quê hương trong thời gian tới.
Trao tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt của các đại biểu tại Đại hội.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá sự ra đời của Liên hiệp hội người Việt Nam tại châu Âu là một bước phát triển mới trong phong trào cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Âu. Ngoài việc kết nối các hội đoàn, tổ chức mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người Việt Nam tại châu Âu.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn nói: “Việc bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam tại châu Âu có hai kênh, một là các kênh của cơ quan đại diện của ta tại các nước châu Âu, và hai là thông qua các hội đoàn ta tại đây.
Việc thành lập thêm được Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu sẽ thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn về vấn đề này trên phạm vi toàn châu Âu. Qua đây các hội đoàn có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong việc bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ người Việt Nam chúng ta hội nhập sâu vào xã hội nước sở tại. Đây là cái điểm rất cần thiết và hiện nay theo tôi ta đang thiếu một cơ chế chung như vậy.
Ông Jan Zahradil, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu, đánh giá cao vị thế cộng đồng người Việt tại châu Âu
Ông Jan Zahradil, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại Nghị viện châu Âu, thì rất ấn tượng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu.
Ông Zahradil coi sự kiện thành lập Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu là dấu mốc quan trọng để nâng tầm vị thế của người Việt Nam tại châu lục cũng như là cầu nối tăng cường quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam.
Đây là một thành tựu hiếm có và tôi rất tự hào khi Đại hội của các bạn được tổ chức lần đầu tiên tại Séc nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất trong các nước thành viên EU nếu tính trên đầu người dân bản xứ.
Tín hiệu tốt lành này cũng có nghĩa châu Âu và các nước thành viên châu Âu đang thực sự coi Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng trong tương lai. Tôi mong đợi các hội người Việt Nam tại các nước thành viên EU cũng như tổ chức mới của các bạn sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc quảng bá Việt Nam và là cầu nối giữa châu Âu và Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Slovakia trao tặng thư chúc mừng của Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho Đại hội.
Tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Điều lệ của Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 30 người do ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, là Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp.
Trả lời phỏng vấn của Phóng viên VOV tại Praha, ông Thắng cho biết trong nhiệm kỳ 2016-2020 Liên hiệp tăng cường hoạt động đối ngoại, giao lưu hữu nghị, tranh thủ sự ủng hộ của nghị viện, chính quyền, các tổ chức hữu nghị của châu Âu và các nước đối với việc ổn định, cư trú, làm ăn sinh sống, phát triển hội nhập của cộng đồng người Việt Nam. Theo vị tân chủ tịch, ưu tiên hàng đầu đối với ông và Ban chấp hành là xây dựng, củng cố và nâng tầm vị thế của cộng đồng người Việt tại châu Âu.
Như vậy Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 29/10 với hy vọng sẽ tăng thêm sức mạnh cho các hội người Việt tại châu Âu, cũng như nâng cao uy tín vị thế của người Việt tại châu Âu.
Theo Văn Bình
VOV-Praha
Con tin cướp biển Somalia kể lại ký ức kinh hoàng
Nhóm 26 thủy thủ bị cướp biển Somalia bắt giữ gần 5 năm, trong đó có người Việt Nam mới được trả tự do, và một trong số họ đã chia sẻ lại ký ức kinh hoàng khi bị giam cầm.
Nhóm thủy thủ bị hải tặc Somalia giam giữ gần 5 năm, vui mừng sau khi được trả tự do.
Theo Guardian, một trong số 26 thủy thủ này đã hé lộ cuộc sống khổ cực mà họ phải chịu đứng cho đến khi được trả tự do.
Arnel Balbero nói trên BBC rằng, các thủy thủ bị đối tàn tệ, buộc phải ăn bất cứ thứ gì nhặt được, bao gồm cả chuột và họ chỉ được cấp một lượng nước ít ỏi.
"Chúng tôi phải ăn bất cứ thứ gì dù không có không thích, khi cảm thấy đói thì phải ăn chúng", thủy thủ này nói. "Chúng tôi phải ăn cả chuột".
Trả lời phỏng vấn tại Nairobi sau khi được trả tự do, Balbero nói rằng quãng thời gian bị bắt làm con tin khiến anh giống như một "xác sống" và anh giờ đây cảm thấy rất khó khăn để làm lại cuộc đời.
Balbero nói cướp biển Somalia đối xử với các thủy thủ như động vật. Họ chỉ được trả tự do khi có người nộp tiền chuộc. Các nhà đàm phán trung gian cho biết, đây là nhóm thủy thủ cuối cùng bị hải tặc Somalia giam giữ trong giai đoạn cướp biển hoạt động cao trào.
Nhóm thủy thủ bị bắt làm con tin bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Indonesia và Philippines. Đây là các thủy thủ trên tàu FV Naham 3, do Đài Loan (Trung Quốc) sở hữu. Tàu bị hải tặc Somalia bắt giữ tháng 3.2012. Sau khi đưa thuyền viên lên mặt đất, con tàu bị đánh chìm.
Tàu FV Naham 3 trước khi bị hải tặc Somalia đánh chìm.
Hải tặc Somalia nói trả tự do cho các thủy thủ sau khi đã nhận được 1,5 triệu USD tiền chuộc. Khoản tiền này hiện chưa được xác minh.
Nhóm thủy thủ hiện đang ở Nairobi (Kenya) và sẽ sớm được hồi hương trở về quê nhà, John Steed, điều phối viên của nhóm Hỗ trợ Con tin thuộc tổ chức Oceans Beyond Piracy của Mỹ cho biết.
Steed nói trong quá khứ, chỉ có một nhóm thủy thủ khác bị giam giữ lâu hơn các thuyền viên này. Tổng cộng họ đã bị bắt làm con tin suốt 1.672 ngày.
"Họ đang ở trong tình trạng tương đối ổn định, so với quãng thời gian 4,5 năm đối mặt với điều kiện tồi tệ, phải xa gia đình", Steed nói.
Ngoài 26 người được trả tự do, thuyền trưởng đã bị bắt chết khi hải tặc Somalia đột nhập lên tàu. Hai người khác chết vì bị ốm.
Cướp biển Somalia từng là mối đe dọa nghiêm trọng đến ngành công nghiệp vận tải biển toàn cầu. Tuy vậy, các vụ tấn công đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, sau khi các tàu chiến của các nước châu Âu xuất hiện còn tàu thương mại cũng thuê bảo vệ có vũ trang.
Mối đe dọa hàng hải gần bờ biển Somalia vẫn còn đó dù không có tàu thương mại nào bị tấn công kể từ năm 2012, Steed nói.
Theo Danviet
Cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 6 người Việt ăn cắp 112 quả dưa Cảnh sát tỉnh Chiba, Nhật Bản đã bắt giữ 6 người Việt Nam vì tội ăn cắp 112 quả dưa chưa đến ngày thu hoạch. Số dưa tang vật đã bị ăn trộm (ảnh: Yoshifumi Fukuda) Theo tờ Asahi của Nhật Bản, vào hồi 2 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19/6, trong khi đi tuần tra thì cảnh sát tỉnh Chiba đã...