Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA Cảng hàng không Sa Pa
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Dự án) được thành lập gồm các thành viên sau: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Chủ tịch Hội đồng.
Các ủy viên gồm: Lãnh đạo các Bộ: Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Quốc phòng; Công an; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Ngoại giao; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Video đang HOT
Hội đồng thẩm định liên ngành có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án theo quy định.
Bên cạnh đó, xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu phục vụ nhiệm vụ thẩm định.
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền).
Kết luận thông qua các nội dung thẩm định phải được tối thiểu 50% số thành viên Hội đồng biểu quyết thông qua (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản). Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50/50 trên số thành viên Hội đồng biểu quyết, nội dung thẩm định được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Kết luận cuối cùng thông qua báo cáo thẩm định phải được tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản).
Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng thẩm định liên ngành có văn bản cử người gửi về cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 29/1/2021.
Lào Cai: Nhiều chuyển biến tích cực trong giảm nghèo bền vững
Năm 2020, tỉnh Lào Cai đã công nhận thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), vượt 16,88% kế hoạch Trung ương giao, trong đó số tiêu chí bình quân đạt 15 tiêu chí/xã, đồng thời, tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh giảm thêm 3,24%, đạt 109% kế hoạch, tương ứng trên 5.000 hộ.
Chiều 13/01, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai trao Cờ thi đua và chứng nhận cho các xã về đích NTM năm 2020.
Năm 2020 là năm cuối triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng của thiên tai, song các cấp, các ngành, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh vẫn nỗ lực thực hiện. Đến nay, 100% xã có đường từ trung tâm xã xuống các thôn được cứng hóa, 100% số thôn có điện, có nhà văn hóa, toàn tỉnh có hơn 200 km tuyến phố điện, đường hoa... Hạ tầng nông thôn được đầu tư, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển, an ninh trật tự được giữ vững...
Hiện toàn tỉnh có 57/127 xã đạt chuẩn NTM, vượt 16,88% so với kế hoạch Trung ương giao (các tỉnh miền núi phía Bắc là 28%); số tiêu chí bình quân của tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã.
Về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020, tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh giảm thêm 3,24 %, đạt 109% kế hoạch, tương ứng trên 5.000 hộ. Số hộ nghèo của tỉnh hiện còn 14.322, chiếm 8,2%; số hộ cận nghèo trên 16.000, chiếm 9,37%. Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, chương trình 135, truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đào tạo nghề... tiếp tục được triển khai có hiệu quả.
Bước sang năm 2021, Lào Cai quyết tâm phấn đấu có thêm 15 xã đạt chuẩn xây dựng NTM, mỗi huyện, thị xã có ít nhất 1 xã đạt NTM nâng cao; các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí; đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, kêu gọi nêu cao tinh thần quyết tâm thoát nghèo từ chính người dân...
Với quan điểm công tác xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, người dân là chủ thể; đồng chí Trinh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định: Xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững phải xuất phát từ thực tiễn của từng địa phương, không chạy theo thành tích. Lào Cai sẽ tích cực tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tạo điều kiện để người dân tự vươn lên, đồng thời, nêu cao vai trò của người đứng đầu, quan tâm đến vấn đề thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
Tại hội nghị, Ban Tổ chức trao chứng nhận sản phẩm OCOP đợt 2 cho 15 sản phẩm, trao Cờ thi đua, chứng nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao cho các xã về đích trong năm 2020; trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững năm 2020./.
Mặt đường đóng băng trơn trượt nguy hiểm, xe cộ ùn tắc kéo dài tại Lào Cai Băng tuyết xuất hiện dày đặc ở các khu vực vùng cao của thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến mặt đường đóng băng, trơn trượt nguy hiểm. Nhiều xe cộ không thể lưu thông phải chôn chân tại chỗ, gây ùn tắc kéo dài. Trước tình hình nhiều người dân, du khách hiếu kỳ kéo lên vùng...