Thành lập cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24h
Sáng qua (23-1), Bộ Công an đã tổ chức họp báo công bố 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17-8-2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 1110) Quyết định 44/QĐ-TTg ngày 15-10-2012 Quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC (QĐ 44) biện pháp tổ chức triển khai thực hiện 2 Quyết định nêu trên của Bộ Công an.
Cảnh sát PCCC là lực lượng thường trực trong công tác cứu nạn, cứu hộ
Video đang HOT
Thông tin về QĐ 44, Đại tá Nguyễn Văn Tươi – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công an cho biết: Việc tìm kiếm CNCH trong các sự cố lớn, mang tính thảm họa như lũ lụt, sóng thần, động đất, sập hầm lò, tràn dầu trên biển… lâu nay được giao cho các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. “Công tác CNCH trong tai nạn, sự cố lao động, sản xuất, sinh hoạt, hiện pháp luật chưa quy định lực lượng chuyên trách nào đảm nhiệm, nên khi xảy ra các sự cố trên, việc tổ chức CNCH của các đơn vị tham gia thường lúng túng, hiệu quả không cao, không khắc phục kịp thời thiệt hại.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành QĐ 44, quy định, giao cho Cảnh sát PCCC là lực lượng chuyên nghiệp thường trực CNCH hàng ngày trong tình hình mới. Theo quyết định của Thủ tướng, ngoài Cảnh sát PCCC, lực lượng thực hiện nhiệm vụ CNCH còn gồm: dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành. Các lực lượng này sẽ tham gia CNCH trong các tình huống: có người bị nạn, mắc kẹt trong cháy nổ trên sông suối, ao hồ, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm sự cố lở đất đá, sập nhà, công trình trong các phương tiện khi xảy ra TNGT đường bộ, đường sắt, đường sông có người mắc kẹt trong nhà, thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm…
Theo đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, QĐ 44 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra giải pháp quy hoạch giai đoạn từ 2013-2015 sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy, tổ chức, biên chế của lực lượng PCCC thành lập mới 12 Sở Cảnh sát PCCC, 90 đội chữa cháy, 108 đội CNCH chuyên nghiệp xây dựng 3 Trung tâm ứng cứu khẩn cấp PCCC và CNCH quốc gia… Đáng chú ý, Thủ tướng còn cho phép đầu tư trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH, xe thang, xe cứu hộ dưới nước.
Thiếu tướng Trần Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH cho biết: Tổng cục đã hướng dẫn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trên toàn quốc, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền cho nhân dân biết về nhiệm vụ thường trực CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC, để kịp thời thông tin về tai nạn, sự cố theo số điện thoại 114. Tổ chức thường trực về CNCH 24/24h, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ngay khi có yêu cầu…
Theo ANTD
TP.HCM sắm 6 trực thăng để cứu hộ, chữa cháy
Theo đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn vừa được thành phố này sẽ có 6 chiếc trực thăng chuyên dụng phục vụ chữa cháy và cứu hộ.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Minh Trí vừa phê duyệt đề cương chi tiết dự án "Quy hoạch ngành PCCC trên địa bàn TP HCM đến năm 2025" của Sở cảnh sát PCCC. Đây là lần đầu tiên TP HCM có quy hoạch về ngành này.
Thành phố định hướng phát triển thêm quân số lực lượng PCCC, sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động 97 đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC các quận, huyện và Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên sông. 5 năm sau, thêm 101 đội chữa cháy chuyên nghiệp sẽ được đưa vào hoạt động.
Trong đó, đáng chú ý là kế hoạch sử dụng máy bay trực thăng để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Dự kiến thành phố sẽ đầu tư 4 máy bay trực thăng trong thời gian 2016-2020; đến năm 2025 sẽ có thêm 2 chiếc nữa.
Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với đường thuộc quận, huyện và khu đô thị mới với khoảng cách dưới 300 m/trụ/chiều đường.
Theo đánh giá của UBND TP, trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra tại các khu vực dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
UBND TP cũng cho rằng, các đơn vị cảnh sát PCCC còn quá ít so với yêu cầu thực tế, thiếu trang thiết bị hiện đại cần thiết nên công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy và trong các trường hợp khác còn nhiều khó khăn, nhất là việc cứu nạn, cứu hộ trong thảm họa.
Tình hình cháy nổ tại TP.HCM ngày càng phức tạp
Trước đó, ngày 10/3/2010 Tại Hà Nội đã xảy ra vụ cháy chung cư JSC 34, ở 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân khiến 2 người thiệt mạng, đã báo động về tình trạng cháy nổ và khả năng cứu cháy.
Thượng tá Nguyễn Đình Bính - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC (CATP Hà Nội) - cho biết: nước ta có hai máy bay để chữa cháy nhưng hiện chỉ khả dụng trong việc cứu cháy rừng.
Vụ cháy lớn tại tòa nhà 18 tầng, ở Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội ngày 10/3/2010
Cũng theo ông: "Xe chuyên dùng của lực lượng PCCC Hà Nội hiện nay chỉ đáp ứng chữa cháy hiệu quả từ tầng 10 trở xuống, với các tầng cao hơn công tác chữa cháy, cứu hộ sẽ gặp nhiều khó khăn".
Nếu cao hơn, áp lực nước sẽ giảm, việc chữa cháy sẽ không đem lại hiệu quả khi nước nhỏ giọt. Rất may vụ cháy tòa nhà JSC 34 chỉ ở tầng 16 nên mới bắc thang đưa được người xuống.
Theo 24h
Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo Đó là yêu cầu được Đại tá Đinh Văn Toản - Phó Giám đốc CATP Hà Nội đặt ra với Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ CATP (Trung tâm), tại buổi kiểm tra các mặt công tác năm 2012, diễn ra hôm qua, 13-12. Khẳng định "đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ là mục tiêu, nhiệm vụ...