Thành lập cảnh sát du lịch: Chỉ giải quyết phần ngọn
Trong thời gian gần đây, hiện tượng lừa đảo, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám, xâm hại tài sản, tính mạng khách du lịch… có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến cho hình ảnh du lịch Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế bị méo mó. Nhiều ý kiến đề xuất cần phải thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch. Tuy nhiên nhìn vào toàn cảnh nền du lịch Việt Nam, nếu thành lập cảnh sát du lịch mới chỉ giải quyết được phần ngọn.
Sẽ làm phức tạp thêm bộ máy
Đứng về phía những người làm du lịch, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, khi Cảnh sát du lịch được thành lập, họ sẽ có mặt tại các địa điểm du lịch làm nhiệm vụ bảo vệ du khách. Lực lượng này được trao thẩm quyền để giải quyết nhanh rắc rối khách du lịch gặp phải như: trộm cắp, hàng rong chèo kéo, gian lận… không để khách du lịch mất thời gian phải chờ đợi lâu. Hiện nay, tuy chúng ta đã khai trương các trung tâm hỗ trợ khách du lịch nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, khiếu nại cũng như cung cấp thông tin, tư vấn điểm đến phục vụ khách du lịch. Nhưng trung tâm này mới chỉ dừng ở việc tiếp nhận thông tin chứ chưa thể xử lý ngay các vấn đề nóng như trộm cắp, cướp giật… cho du khách.
Trước đề xuất phải thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc này tuy có thể giảm bớt nạn nhũng nhiễu, trấn lột du khách nhưng sẽ làm phức tạp thêm bộ máy công quyền vốn đã cồng kềnh. Do đó, nếu việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch còn yếu thì phải bổ sung thêm cả về ngân sách lẫn con người chứ không nên lập mới vì sẽ dẫn đến tạo ra rắc rối và quản lý chồng chéo. Hơn nữa, nếu cứ thấy lĩnh vực nào phức tạp lại yêu cầu thành lập lực lượng cảnh sát chuyên trách, như thế bộ máy của lực lượng công an sẽ phình to và chức năng nhiệm vụ bị chia nhỏ lại. Điều này hoàn toàn không phù hợp với chủ trương tinh gọn biên chế đang rất cấp thiết như hiện nay.
Không những thế, một mình lực lượng Cảnh sát du lịch không thể giải quyết được hết những bất cập đã tồn tại bấy lâu nay như việc đeo bám du khách, tình trạng nhà hàng, khách sạn, cho đến taxi, xích lô trấn lột, hét giá trên trời… Để có một môi trường du lịch trong sạch, lành mạnh, an toàn đòi hỏi cần phải giải quyết những yếu kém từ trong nội tại. Đơn cử như ở TP Hội An (Quảng Nam) và ở Đà Nẵng vốn được biết đến với một môi trường du lịch tốt nhất trong cả nước, dù không có cảnh sát du lịch nhưng an ninh xã hội vẫn rất tốt, gần như không có những vấn nạn trên. Còn tại Thái Lan và một số nước khác, tình hình an ninh du lịch tốt hơn hẳn Việt Nam là nhờ những biện pháp đồng bộ và kiên quyết của Nhà nước, nhờ vào thái độ, ý thức trách nhiệm của người dân chứ không hẳn là nhờ Cảnh sát du lịch.
Phải giải quyết những yếu kém nội tại
Theo nhiều chuyên gia du lịch, các hiện tượng du khách bị bắt chẹt gây mất trật tự như hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ cách làm du lịch nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài ra, để xảy ra các hiện tượng gây phiền nhiễu đến khách du lịch còn là do chính quyền một số địa phương đã buông lỏng quản lý, nhiều cơ quan quản lý chồng chéo nhưng thiếu đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm, thiếu thông tin cảnh báo đến du khách.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Huỳnh Công, nguyên Chánh Thanh tra Tổng Cục Du lịch Việt Nam, những năm qua chúng ta chỉ chú ý đến môi trường tự nhiên mà không quan tâm đúng mức tới môi trường xã hội nhân văn. Những người có trách nhiệm về du lịch ở các địa phương ở trong tình trạng không chuyên nghiệp vì không phải là công việc theo nghề, theo chức danh, lại bị thay đổi thường xuyên. Nhiều cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch chưa có trình độ đại học về du lịch.
Ông Phạm Huỳnh Công cho rằng không cần thiết phải thành lập Cảnh sát du lịch bởi những nguyên nhân dẫn đến môi trường du lịch bị xâm hại thuộc về những yếu kém trong nội tại, do công tác quản lý Nhà nước về du lịch kém hiệu quả. Những vi phạm bề nổi như chèo kéo khách, ô nhiễm môi trường… đã có Cảnh sát trật tự, Cảnh sát môi trường… và chính quyền các cấp, thanh tra, nhân dân… Vấn đề là chúng ta phải phát huy được hiệu quả hoạt động của các lực lượng liên quan nhằm giữ gìn môi trường du lịch. Đồng tình với quan điểm này, Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến những tồn tại gây ảnh hưởng xấu tới khách du lịch là do khâu quản lý du lịch còn chưa tốt, người quản lý văn hóa, người đứng đầu địa phương làm chưa hết trách nhiệm, vai trò của mình. Do đó, việc thành lập Cảnh sát du lịch có chăng chỉ hạn chế được phần nào chứ không thể giải quyết được những bất cập hiện nay.
Thực tế cho thấy, an ninh du lịch và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch của nước ta không đơn giản là chuyện riêng của lực lượng công an. Có quá nhiều vấn đề khiến chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam không được cải thiện, thậm chí đi xuống, mà quan trọng nhất vẫn là ý thức của người làm du lịch, của người dân và sự kiểm tra giám sát của các cấp chính quyền địa phương. Nếu cho rằng cần lực lượng Cảnh sát du lịch để đảm bảo an toàn cho du khách và ngăn chặn tình trạng chặt chém thì có ai dám chắc hiệu quả sẽ đạt được như mong muốn?
Trong khi đó, để bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, hiện nay đã có các lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, công an các phường, xã, lực lượng bảo vệ dân phố… tại các địa danh du lịch. Nếu cần thiết sẽ tăng cường triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trung tâm, các khu, điểm du lịch và bố trí tăng cường lực lượng cảnh sát tại các khu, điểm du lịch tập trung đông khách, có nguy cơ xảy ra mất an toàn. Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho du khách, cần được huy động và đề cao. Một vấn đề khác là do chế tài còn chưa nghiêm, việc phát hiện và lập biên bản với các trường hợp người bán hàng rong, chèo kéo du khách, quy định không thể giữ họ quá 12 tiếng và áp dụng mức phạt đụng trần chỉ là 150.000 đồng nên không đủ sức răn đe. Khi bị bắt, lập biên bản chỗ này thì họp sang chỗ khác để bán tiếp. Vì vậy nếu có thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch, với chế tài đó thì cũng khó có thể xử phạt nghiêm.
Có thể thấy, quyền lợi của người dân ở các vùng du lịch gắn liền với phát triển kinh tế du lịch. Nếu ngành du lịch biết chia sẻ lợi ích, đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, gắn quyền lợi chính đáng của người dân với phát triển du lịch thì tất yếu sẽ giảm bớt được tình trạng những nhiễu đối với khách du lịch. Điều cốt yếu là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp trong việc giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và nâng cao công tác giáo dục ý thức của người dân khi tham gia kinh doanh du lịch. Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, muốn khắc phục những bất cập của ngành du lịch hiện nay, trước hết phải có một cuộc “ giải phẫu” ngành du lịch, thẳng thắn phân tích cái hay, cái dở ở đâu, do nguyên nhân nào và bất cập ở đâu. Từ đó phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương để tìm ra biện pháp hay nhất. Nếu công tác quản lý văn hóa, du lịch vẫn như hiện nay thì việc thành lập Cảnh sát du lịch cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Thu Huệ
Theo ANTD
Phận đời cơ cực sau những "xe" hàng ăn đêm
Tầm 4h chiều là chị Hà Thị Thu, 39 tuổi, quê Thái Bình, lại tất tưởi rời nhà trọ ở khu vực xã Mỹ Đình, huyện từ Liêm, đẩy xe hàng ra phố để mưu sinh thâu đêm.
Cơ cực hàng rong. (Ảnh minh họa)
Công việc của chị Thu là bán xôi, ngô xào, bánh mỳ, sắn... Ở khu xóm trọ cùng chị Thu cũng có vài chục người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, và họ cũng chọn công việc mưu sinh đêm bên những chiếc xe đẩy bán hàng ăn. Một đêm đi đẩy cùng họ, mới thấy muôn nẻo mưu sinh cơ cực thế nào...
Đông đúc xe đẩy
Các đường phố Hà Nội về đêm nhan nhản các xe đẩy của những người mưu sinh bán hàng quà bánh, đồ ăn. Xe được thiết kế na ná giống nhau cho thuận tiện trong công việc đặc trưng của họ. Một xe đẩy của người bán hàng thực chất là một quầy hàng di động khi bên dưới của ngăn chứa hàng thường chứa đựng cà hàng hóa, cả bếp lò than, bếp gas để đun nấu làm ấm nóng hàng hóa.
Phần phía sau của xe được giữ nguyên bản là của chiếc xe đạp, còn phần phía trước cải tiến, khi được lắp gắn bằng một thùng đựng hàng, phía dưới có thêm hai bánh xe để cho khi di chuyển vẫn vững chãi.
Với kiểu xe đẩy này người bán hàng có thể mang hàng hóa đi bán xa cả dăm, bảy km mà vẫn tiện lợi. Còn có một loại xe đẩy cồng kềnh hơn, được thiết kế phía trước là một khoang đựng hàng có khung kính chắn khá lớn. Loại xe này chủ hàng chỉ có thể đẩy bằng tay, vì thế mà nó chỉ hợp cho những người đứng bán cố định ở một địa điểm, vì đẩy đi đẩy lại chậm chạp lại bất tiện.
Dẫu có thiết kế gọn nhẹ đến đâu thì việc nó xuất hiện vào thời điểm ban ngày là không thể chấp nhận được khi đường phố lúc nào cũng trong tình trạng quá tải người xe, vì lẽ đó mà những người mưu sinh bằng nghề này đã chọn thời khắc ban đêm, khi mà đường phố thưa vắng để bán hàng. Hầu như ở trục phố chính nào ở Hà Nội về đêm cũng có nhiều xe đẩy sáng đèn bán hàng quà bánh, hàng ăn như: ngô luộc, xôi, ngô xào, bánh mỳ trứng, bánh mỳ xúc xích...
Tại các đường cửa ngõ ra vào thành phố, số lượng xe đẩy đứng chờ bán hàng đông hơn nhiều. Ví như sát đầu Cầu Giấy, đêm nào cũng có thường trực gần chục hàng xe đẩy. Nhiều hàng chỉ thắp bóng đèn lên cho khách nhận biết là mình bán hàng ăn là gì. Một số xe đẩy trang bị loa kêu oang oang: Xôi nóng, bánh mỳ đê..., để khách qua đường từ xa đã nhận thấy.
Dọc đường Cầu Giấy, Xuân Thủy dài chưa tới 3 km, có rải rác vài chục chiếc xe đẩy khác đứng nép bên đường, trên vỉa hè để đợi khách. Xuống tới khu vực gần cầu vượt gần trường Đại Học Quốc Gia, đêm nào cũng có khoảng gần 20 chiếc "đóng đô". Nhiều hôm trời đã tang tảng sáng, người đi chợ bán rau, xe buýt chuẩn bị hoạt động vẫn còn những chiếc xe đẩy cố nán lại để bán nốt số hàng.
Ở những địa điểm như đường Giải Phóng, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Lê Văn Lương, khu vực đầu cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy..., cũng đông xe đẩy bám trụ trong đêm để mưu sinh.
Vất vả mưu sinh
Trong lúc hầu hết người dân đang say ngủ thì những người bán xe đẩy đêm đang nhọc nhằn mưu sinh, nhiều khi, họ thức gần như trọn đêm. Chị Nguyễn Thị Tám, 42 tuổi, quê Nam Định, hiện thuê nhà trọ tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm, hơn 5 năm đẩy xe bán hàng ăn đêm, kể:
"Một ngày đi bán hàng của tụi tôi thường bắt đầu khoảng 4 giờ chiều. Ra khỏi nhà trọ là đạp xe đi, và lúc vào phố thì chỗ nào bán được hàng, như cổng trường học, cổng bệnh biện, các khu dân cư đông đúc là đẩy xe đến. Hàng của tôi bán chỉ là bánh mỳ và xôi nên cũng nhẹ nhàng, đơn giản, chứ những người bán ngô luộc, ngô xào... thì lỉnh kỉnh hơn nhiều. Bán đến 9-10h đêm là đạp xe đẩy về các con đường cửa ngõ để bán nốt hàng. Lúc còn ít hàng thì cứ liệu độ mà vừa bán vừa đi về gần khu trọ".
Như vậy, trung bình một ca lao động của họ khoảng 10-12 tiếng đồng hồ. Những hôm ế ẩm thì thời gian lao động sẽ dài thêm.
Anh Lê Văn Hà, 37 tuổi, quê Hưng Yên, mưu sinh bằng nghề xe đẩy đã 3 năm, hiện thuê trọ tại Quan Hoa, Cầu Giấy, cho biết, công việc của những người bán hàng theo xe đẩy vất vả không kể xiết. Đi bán hàng cả chiều, và gần hết đêm, về nhà trọ họ chỉ ngủ vội vài tiếng buổi đồng hồ buổi sáng rồi dậy đi mua hàng, làm hàng.
"Tôi bán ngô luộc, mặc dù ngô người ta sẽ mang tới chợ gần nhà nhưng vẫn phải dậy vào khoảng 9 giờ để ra chợ lấy mang về. Rồi thì đi mua than, mua bao gói đựng..., lo cơm nước trưa xong chỉ tranh thủ ngủ cỡ 1 tiếng là phải dậy lo sửa soạn luộc ngô, sửa soạn xe, đồ nghề để... lên đường! Nói chung là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ, thiếu nghỉ ngơi. Nhiều hôm mệt, cảm giác muốn ốm nhưng vẫn cố mà đi bán hàng vì đời sống khó khăn quá nên không cho phép mình nghỉ ngơi...".
Chị Trần Thị Thủy, một người bán xôi kèm ruốc, lạp xưởng, xúc xích trên xe đẩy kể rằng, cách đây 3 năm mỗi buổi chị còn bán được chục kg gạo xôi, lãi khoảng 300 ngàn đồng, nhưng vài năm trở lại đây mỗi buổi chỉ bán 5kg gạo. Có hôm bán đến 2-3 giờ sáng mà xôi còn ế vẫn nhiều, lại không nán bán nốt vì không bán hết thì chẳng có lãi.
Với cách nghĩ "làm giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố", dù biết thực tế rất khó khăn, cơ cực nhưng nhiều người ở nông thôn vẫn ra thành phố mưu sinh. Họ dốc sức kiếm tiền, tích cóp để gửi về quê cải thiện cuộc sống gia đình...
Theo Xahoi
Hãi hùng đột nhập xưởng sản xuất bánh rán "siêu" bẩn Hàng ngàn chiếc bánh rán xuất xưởng mỗi ngày được "tắm" chất phụ gia, rán bằng mỡ động vật bốc mùi. Các vật dụng được trưng khắp căn nhà 20 mét vuông Các dụng cụ như xô, chậu, rổ rá, xoong nồi cáu bẩn... được vứt khắp mọi nơi. Đó là cảnh tượng đang diễn ra tại một cơ sở sản xuất bánh...