Thành lập 8 đội ứng phó nhanh với cúm A/H7N9
Bên cạnh các đoàn kiểm tra, Cục thú y còn thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam.
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thành lập 5 đoàn kiểm tra các tỉnh biên giới phía Bắc gồm Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các tỉnh, thành như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh là những nơi có nguy cơ tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc.
Cơ quan này cũng thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý trường hợp khi phát hiện cúm A/H7N9 tại Việt Nam.
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y kiểm tra việc phòng chống dịch cúm tại chợ ở phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh. Ảnh: Báo Nông nghiệp.
Video đang HOT
Hiện virus cúm gia cầm A/H7N9 chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện và bắt giữ một số vụ buôn lậu gia cầm sống, cụ thể như ngày 17/2, lực lượng hải quan Lạng Sơn đã bắt giữ 1.700 con vịt, bàn giao cho cơ quan kiểm dịch tiêu hủy. Trước đó, vào tối 7/2, lực lượng quản lý thị trường Chi Lăng (Lạng Sơn) cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện 6.500 con vịt giống được nhập lậu từ Trung Quốc.
Trước tình hình trên, lãnh đạo Cục Thú y đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc cần tăng cường kiểm tra đầu nậu, đường dây buôn bán gia cầm và sản phẩm nhập khẩu trái phép; từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cục Thú y cũng khuyến cáo người dân cần mua con giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm soát của lực lượng thú y, tránh mua con giống trôi nổi ngoài thị trường vì có nguy cơ mang mầm bệnh cúm gia cầm.
Ngày 20/2, Cục Thú y đã mời đại diện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và đại điện của Văn phòng Trung tâm dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam đến đề xuất xây dựng các giải pháp kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp cũng đã có công văn tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và FAO cảnh báo trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm virus cúm A/H7N9.
Xuân Hoa
Theo VNE
Quảng Ngãi: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm
Chiều 25.2, ông Huỳnh Mười, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Ấn Đông, TP.Quảng Ngãi cho biết: "Đã phối hợp với lực lượng thú y Quảng Ngãi xử lý tiêu hủy 3.000 con gà, vịt của gia đình ông Nguyễn Văn Nam, ở thôn Tự Do".
Theo lời ông Nam, đàn gà của gia đình đã nuôi khoảng 4 tháng, dù đến tuổi xuất chuồng nhưng chưa có người mua nên chưa thể bán. Cách đây khoảng 3 ngày, ông Nam phát hiện một số gà, vịt bị chết nên đã báo, sau đó được cơ quan chức năng xác định bị dịch cúm A/H5N6.
Lực lượng chức năng tiến hành tiêu độc, khử trùng khu vực phát hiện dịch bệnh (M.Hoa)
Tính từ đầu năm 2017 đến nay, đây là ổ dịch cúm A/H5N6 thứ 3 phát hiện tại xã Tịnh Ấn Đông và là thứ 6 ở Quảng Ngãi, với tổng số gà vịt bị chết và tiêu hủy trên 19.000 con.
Cùng với khẩn trương khử trùng tiêu độc xung quanh khu vực phát sinh ổ dịch, lực lượng chức năng TP.Quảng Ngãi tổ chức mở các chốt kiểm tra việc vận chuyển mua bán gia cầm ra vào vùng dịch, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh ra diện rộng.
Theo Danviet
Muốn nhập 1 lô tinh bò, mất 3 tuần xin giấy phép Muốn nhập một lô tinh bò, phải mất đến 3 tuần xin giấy phép. Trong khi đó, các sản phẩm máy móc thiết bị nông cụ dù được Bộ NNPTNT miễn thuế nhưng vẫn bị cơ quan chức năng từ chối hoàn thuế. Ông Nguyễn Xuân Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ Á Châu (TP.HCM) cho biết, hơn...