Thành lập 5 trung tâm pháp y tâm thần
Sáng 17.6, Bộ Y tế đã tổ chức công bố quyết định thành lập 5 trung tâm pháp y tâm thần khu vực đặt tại Phú Thọ, Thừa Thiên-Huế, TP.HCM, Đắk Lắk và Cần Thơ.
Trung bình mỗi năm, Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương – Phân viện phía Nam tiếp nhận 400 trường hợp bệnh nhân tâm thần liên quan đến các vụ án hình sự – Ảnh: Nguyên Mi
Chính thức đi vào hoạt động từ 1.7.2015, các trung tâm này chịu trách nhiệm giám định pháp y tâm thần theo quyết định trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo chính xác và hiệu quả trong việc thực hiện điều tra, giải quyết các vụ án.
Pháp y tâm thần là cơ sở để tiến hành truy tố, xét xử, quyết định trách nhiệm dân sự, hình sự của người vi phạm pháp luật. Việc thành lập các trung tâm pháp y tâm thần khu vực góp phần quan trọng trong việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Video đang HOT
Hiện cả nước có 22 trung tâm giám định pháp y tâm thần đặt trong các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần, thiếu nhân lực và nguồn lực hạn chế; số ca giám định pháp y tâm thần 10 – 20 trường hợp/trung tâm/năm, cá biệt có trung tâm mỗi năm chỉ thực hiện 2 – 4 trường hợp giám định.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Thảm án ở Nam Định: Tâm sự buồn của người thoát chết
Anh K. cho hay, đầu năm gia đình anh có ý định cơi nới, xây mở rộng nhà. Có thể vì sợ lún nhà (hai nhà sát nhau) nên chị Vóc mới nghĩ quẩn?
Sau khi chôn cất mẹ và hai con xong, do vết thương nặng và chưa lành nên ngay trong ngày 12/4, anh Đỗ Văn K. (SN 1984) đã được đưa lên Bệnh viện Việt Đức để chữa trị.
Anh Đỗ Văn K. đang được điều trại tại BV Việt Đức.
Là nhân chứng sống sót trong vụ thảm án này, anh K. chia sẻ trên báo Công an nhân dân rằng: "Vì bán quán khuya nên sáng ra anh ngủ say. Khi tỉnh dậy, theo phản xạ anh sờ mặt thấy có máu, nhìn xuống chân máu cũng đang chảy ra nhiều. Anh bật dậy thấy Vóc đang cầm dao đứng ở ngoài cửa buồng ngủ", anh K. cho biết.
Vẫn gương mặt mệt mỏi, anh K. cho hay, đầu năm gia đình anh có ý định cơi nới, xây mở rộng nhà. Có thể vì sợ lún nhà (hai nhà sát nhau) nên chị Vóc mới nghĩ quẩn? Còn con dao gây án thì nhà anh K. không có loại dao đó.
Trước đó, khoảng 10h sáng ngày 11/4, Mai Thị Vóc (SN 1975) là hàng xóm gần nhà, đồng thời là họ hàng sang nhà chị Thơm tìm con trai là cháu Đỗ Văn Tr. (7 tuổi). Khi chị Thơm vừa trả lời cháu Tr. không chơi ở đây, đối tượng Vóc lao vào nhà, dùng một con dao dài khoảng 40-50 cm chém thẳng vào Thơm nhưng chị này tránh được. Trong cơn điên loạn, Vóc tiếp tục tìm người để chém, thấy hai cháu nhỏ là Đỗ Thành Đ. (8 tuổi) và Đỗ Công M. (3 tuổi), đang ngồi chơi gần đó, Vóc lao tới chém liên tiếp vào người hai cháu.
Di ảnh 3 bà cháu trong vụ thảm án.
Bàng hoàng trước cảnh tượng con mình bị chém, chị Thơm la hét thất thanh. Lúc này, anh K. và mẹ là bà Đỗ Thị Ng. (SN 1961) ở trong nhà chạy ra cũng bị Vóc lao tới dùng dao chém nhiều nhát vào người.
Hậu quả, bà Ng., cháu Đ. và M. tử vong tại chỗ, anh K. và chị Th. bị thương.
Sau đó, anh Phạm Quốc Việt, Đinh Văn Tư và Mai Văn Lực là hàng xóm nghe thấy tiếng kêu cứu nên lao vào tước dao và bắt giữ được hung thủ Mai Thị Vóc.
Thiên An (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ thảm sát ở Nam Định: Nữ sát thủ có thể thoát tội? Nếu hung thủ giết 3 bà cháu ở Nam Định có kết luận của HĐ giám định tâm thần xác định bị bệnh thì không phải không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hung thủ giết 3 bà cháu ở Nam Định có kết luận của HĐ giám định tâm thần xác định bị bệnh thì không phải không phải chịu trách...