Thanh Lam nói vậy vì cô ấy không là ‘máy hát’
Một nghệ sĩ ( artist) có thể khi đứng trên sân khấu có thể gọi là ca sĩ ( singer), nhưng một ca sĩ để trở thành một nghệ sĩ là một quãng đường dài thậm chí là không bao giờ chạm đến đích.
Ý kiến của Thanh Lam liên quan đến chương trình The Voice, đặc biệt liên quan đến hai ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Hà Hồ đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng Thanh Lam đã suy xét, xúc phạm hay thậm chí là đố kị với các ca sĩ tham gia chương trình.
Nhưng theo tôi Thanh Lam đã nói rất đúng. Cái đúng không phải là việc Đàm Vĩnh Hưng hay Hồ Ngọc Hà sẽ dạy được cái gì cho thí sinh mà là họ đã làm được điều gì cho công chúng, cho đôi tai và văn hóa thưởng thức âm nhạc của đại bộ phận khán giả Việt.
Không thể phủ nhận một sự thật Sao mai Điểm hẹn đang mất dần khán giả bởi sự nhàm chán và cũ kĩ. Công chúng dù hiểu hay không hiểu về âm nhạc cũng sẽ thích xem The Voice hơn với những thứ mới mẻ và một công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Song showbiz vẫn chỉ là showbiz. Đó là mảnh đất kiểm tiền của nhiều người, nhưng không phải những người nổi tiếng nhất showbiz có thể trở thành một diva hay một nghệ sĩ. Đừng đánh lộn giữa hai khái niệm giải trí và văn hóa giống như hai khái niệm ca sĩ và nghệ sĩ. Cũng như đừng đánh đồng một show giải trí truyền hình với một cái vỏ bọc đẹp là tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt.
Một ca sĩ giải trí lên sân khấu thì luôn cần rất màn trình diễn hình ảnh phụ trợ, một nghệ sĩ trên sân khấu đôi khi chỉ cần một ánh đèn spotlight bởi đơn giản thứ họ trình diễn đẹp nhất là âm nhạc
Liệu rằng những ca sĩ thành công từ chương trình này, nếu được huấn luyện bởi những người chỉ có công nghệ lăng xê, chiêu trò, sẽ làm được gì cho âm nhạc Việt? Hay chỉ đơn giản là lại ra album, làm ra một vài bài hit được nghe nhan nhản từ trong nhà ra ngoài ngõ nhưng để đóng góp cho giá trị âm nhạc Việt thì vẫn là số 0?
Ca sĩ làm công việc của máy hát
Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà có thể có nhiều khán giả nhưng sự thật họ vẫn chỉ là những ca sĩ thị trường chiều theo số đông khán giả vốn biết đến âm nhạc qua truyền hình và những show giải trí mang mục đích kiếm tiền là chính.
Trên thế giới hiếm có một ca sĩ nào có thể hát được vài dòng nhạc, có chăng nhiều là 2 dòng nhạc nhưng có chất nhạc giống nhau còn ở Đàm Vĩnh Hưng từ nhạc Trịnh đến nhạc thính phòng, nhạc nào anh cũng hát. Đôi khi nếu có ai đó nói ngoa so sánh anh với ca sĩ giỏi nhất trong việc hát rong vỉa hè cũng có phần đúng.
Video đang HOT
Một liveshow hoành tráng có thể làm được bằng sự đầu tư bằng tiền, một hình ảnh của của một ca sĩ cũng có thể đầu tư được bằng tiền, nhưng những giá trị đích thực mà nghệ sĩ đó để lại thì không thể mua được bằng tiền.
Hồ Ngọc Hà có một chút học hành về âm nhạc hơn khi từng học ở Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Quân đội nhưng là chuyên ngành piano chứ không phải thanh nhạc. Và sự thật nhiều khán giả vẫn thấy Hồ Ngọc Hà là một chất giọng khàn, yếu cho dù đã những cải thiện sau này.
Thế mạnh của Hồ Ngọc Hà là một ngoại hình đẹp, cùng một hình tượng sang trọng, nhiều tiềnđược tạo dựng bằng công nghệ lăng xê chuyên nghiệp cùng sự đầu tư tốn kém có thể nhìn thấy tại liveshow gần nhất của cô và nhiều thứ bề nổi khác để khẳng định vị trí.
Và điều cuối cùng có thể thấy rõ ở cả hai giọng hát này chính là sự trải nghiệm theo thời gian với âm nhạc mà cụ thể là từng bài hát. Cả Đàm Vĩnh Hưng và Hà Hồ sau từng ấy năm, sau từng ấy những biến cố và trải nghiệm trong cuộc đời, họ vẫn hát những ca khúc theo đúng phong cách như vậy. Hay có thể trách chính khán giả Việt khi có nhu cầu muốn họ hát như vậy nên sự thật họ là vẫn chỉ là ca sĩ làm công việc như một chiếc máy hát.
Hãy hiểu một nghệ sĩ và đừng nghe qua tivi
Đàm Vĩnh Hưng trả lời trên báo chí sau ý kiến của Thanh Lam rằng: “Anh đau lòng vì những lời nói đó và muốn Thanh Lam là Thanh Lam của những năm 1990 để khán giả tiếp tục yêu mến chị.”
Câu nói này đúng với rất nhiều ý kiến của khán giả, nhưng đôi khi số đông không phải lúc nào cũng đúng. Bởi một nghệ sĩ như Thanh Lam nếu phải “đau lòng” như Đàm Vĩnh Hưng vì đến tận năm 2012 mà vẫn hát giống như năm 1990 thì chắc hẳn khán giả sẽ còn tặng cho chị nhiều biệt danh như “đi văng” hay “bà hoàng” thay cho hai chữ nghệ sĩ lắm.
Thanh Lam đã có giai đoạn được rất nhiều người yêu mến nhưng có giai đoạn không ít khán giả không còn yêu mến cô khi cô luyến láy và biến đổi cách hát trong nhiều bài hát. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích Thanh Lam vì cô hát khiến họ thấy mệt.
Có hai nguyên nhân một là Thanh Lam mang trong mình dòng máu của một nghệ sĩ, Thanh Lam có một cuộc sống không đơn giản và có nhiều sự thay đổi thăng trầm. Chính điều đó khiến âm nhạc của Thanh Lam cũng thay đổi theo và có giai đoạn người thấy một Thanh Lam “quằn quại” còn giờ là hình ảnh “người đàn bà hát” đầy tính tự sự và giữ lửa trên sân khấu.
Nguyên nhân thứ hai đó chính là rất nhiều khán giả đã coi Thanh Lam hát qua tivi với chất lượng âm thanh không tốt và thiếu đi yếu tố quan trọng đó là không gian âm nhạc. Trước đây và cho đến tận bây giờ, rất nhiều khán giả Việt không có khái niệm bỏ tiền đi thưởng thức trực tiếp một chương trình âm nhạc.
Có những lúc Thanh Lam rất đẹp trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Hà
Hãy thông cảm cho những người nghệ sĩ khi có những giây phút sống một thế giới khác trên sân khấu bởi đơn giản trong cuộc sống họ cũng có những lúc thăng trầm.
Thói quen đi xem miễn phí không thì xem qua tivi đã hằn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Điều này khiến những nghệ sĩ như Thanh Lam không thể đến với số đông khán giả bởi đơn giản cô không thể hát cả trăm lần giống nhau như nhiều ca sĩ thị trường khác.
Chính thói quen này của khán giả cũng đã vô tình làm xuống cấp một phần đời sống âm nhạc Việt Nam khi chứng kiến sự nổi tiếng của rất nhiều ca sĩ không có giọng hát, nổi lên bằng chiêu trò nhưng khi lên sân khấu hát trực tiếp với ban nhạc thì quả thật là … không thể nghe nổi
Độc giả H.N
Theo Vietnamnet
Uyên Linh chẳng bao giờ sai...
Những khía cạnh tạo nên "hiện tượng"!
Chúng tớ không phản bác tài năng của Uyên Linh. Ở đây, hãy nhìn tất cả ở mọi góc cạnh tạo nên cái mà chúng ta đang gọi là "hiện tượng".
Nói một cách công bằng, Vietnam Idol chỉ thật sự "nóng" vào những tuần cuối cùng, sau khi scandal Đức Anh - Đăng Khoa ầm ĩ. Vì thế, dù vô tình hay hữu ý, thì chính các scandal của cuộc thi đã góp phần không nhỏ trong việc kéo khán giả dõi theo chương trình. Sau đó, nhân vật chính của scandal lại rút "cuộc chơi", nhường quyền đi tiếp cho Uyên Linh, đây là một dấu mốc quan trọng để Uyên Linh vô hình chung bị "ngàn dân, trăm họ" săm soi. Và, chính sự săm soi đó đã tạo một "cú hích" không nhỏ khắc họa nên Uyên Linh bây giờ.
Hơn nữa, sự thiếu hụt tài năng thực sự một thời gian dài của âm nhạc Việt đã tạo nên tâm lý "mừng như bắt được vàng" của khán giả, khi "gặp được" trong Uyên Linh những gì mà họ mong đợi. Công chúng "gào thét", và tất nhiên, truyền thông vào cuộc.
Hàng loạt bài báo về Uyên Linh liên tục ra đời trước khi đêm chung kết diễn ra đã thực hiện "cú knock-out" tuyệt đẹp, góp phần khẳng định và đưa cái tên của cô gái 22 tuổi này đến gần với khán giả hơn bao giờ. Lúc này, "công nghệ lăng xê" đã phát huy tối đa hiệu quả: Uyên Linh phút chốc trở nên nổi tiếng ầm ầm. Và Vietnam Idol đã hoàn thành đúng vai trò của mình, đi tìm tài năng âm nhạc cho khán giả, cho công chúng, chứ không phải là cho-giới-chuyên-môn.
Uyên Linh không chỉ đang nổi mà là rất nổi tiếng. Dù có không thích Uyên Linh hay cuồng nhiệt cô gái này thì đều buộc phải thừa nhận đây là cái tên HOT nhất thời điểm hiện tại. Và đi kèm với HOT là ... giá trị của HOT. Bao nhiêu là đủ?
Giá trị của "hiện tượng", bao nhiêu là đủ ?
Mọi chuyện của Uyên Linh rồi cũng có thể sẽ như Susan Boyle khi cô phát hành album đầu tay, nếu như không xảy ra câu chuyện Uyên Linh bị cho là hét giá 40 triệu cho sinh viên hay 2000 USD cho một đêm diễn! Uyên Linh nổi tiếng gần như là ngay lập tức khi cô chính thức bước vào showbiz. Và giá trị của cô đã được công chúng xác nhận. Vậy thì với mức catse nêu trên mà nhiều người đang thắc mắc thì có đúng với giá trị thực của Uyên Linh?
Khoan bàn đến việc chuyện này có thật hay là không, câu trả lời cực kì khôn khéo của Uyên Linh "tùy theo nhận định của khán giả" chẳng nói lên được điều gì. Chuyện đúng sai, thì sự thật chỉ có môt, nhưng "phiên bản" của nó thì cả trăm ngàn, thôi thì cùng nhìn thoáng ra mà suy xét mọi việc.
Như chúng ta đã biết, catse ca sĩ luôn là con số bí ẩn với khán giả và nó mãi mãi là một con số "gây đau tim" cho các công ty tổ chức sự kiện, chương trình. Nếu công bố giá catse biểu diễn event của một số ca sĩ hiện nay thì có lẽ sẽ có khá nhiều khán giả bị sốc vì mức độ khủng khiếp của nó. Nhưng, khi họ vẫn chấp nhận chi ra mức chi phí nhất định để có được ngôi sao đang hot cho chương trình. Cũng có nghĩa là giá trị của ngôi sao được xác nhận. Khi khán giả vẫn còn cuồng nhiệt với sao thì dù có "đắt" cách mấy, một khi đã cần thì các công ty tổ chức sự kiện cũng phải "bấm bụng mà chịu". Vì thế, việc hét giá của Uyên Linh - nếu có, vấn đề nằm ở đâu?
Thứ nhất, Uyên Linh đang nghĩ rằng "giá trị của mình" sẽ là như vậy! Và, nếu Uyên Linh đang ảo tưởng, thì chắc chắn cô nàng sẽ phải suy nghĩ lại trong một tương lai rất gần, khi ngồi nhà mà chẳng thể nào có một chương trình nào dám gọi tên.
Thứ hai, nếu Uyên Linh vẫn có show đều đặn, thì quả thật, cái giá đó được công nhận và hợp đồng được kí kết "đôi bên cùng có lợi". Chẳng ai đúng, chẳng ai sai!
Vậy thì, giá của ngôi sao không phải chỉ ngôi sao đó quyết định, đừng "đặt để" và trao quyền hết cho một đứa trẻ khi mới bước vào đời. Uyên Linh có quyền cho rằng mình có giá trị bao nhiêu, và điều mọi người cần làm là giúp Uyên Linh nhận ra giá trị đó thực, hay là ảo! Đừng nhắm mắt ký tên hợp đồng rồi quay lại phía sau cho rằng "cô nàng này mắc bệnh ảo tưởng", có vô lý lắm không?
Tạm kết
Uyên Linh đến bây giờ vẫn hot đấy thôi, nhưng khi là người nổi tiếng thì người yêu, kẻ ghét là điều không thể nào tránh khỏi. Quan trọng là, chúng ta hãy mong răng Uyên Linh đủ thông minh để hiểu. Công chúng chọn bạn không phải để bạn giữ khoảng cách, nhốt mình trong một giá trị trên tầng cao, mà là để bạn là "người của công chúng".
Nếu Uyên Linh đúng như những gì trong "tin đồn", thì quả thật vấn đề không chỉ nằm ở Uyên Linh, mà là tất cả khía cạnh: truyền thông, độ cuồng của công chúng... Nhưng Uyên Linh đừng để mọi người nhắn tin bình chọn rồi lại hối hận vì hành động đó, bạn hát ở Caravell $2000 à? Bạn hát ở hội thảo nước ngoài 40 triệu sao? Họ không tạo ra bạn, mà là chúng tôi - những sinh viên, học sinh, công chúng yêu nhạc. Có thể giá trị Uyên Linh "tầm đó" thật, nhưng hãy chờ xem "sự hiểu biết" của Uyên Linh ở tầm nào! Nói thẳng ra, Uyên Linh chẳng bao giờ sai, nếu có sai, người sai là.... công chúng!
Còn nếu không phải, thì một lần nữa, chúc mừng Uyên Linh và chờ đợi một điều gì đó từ hiện tượng này nhé!
Theo PLXH
Đàm Vĩnh Hưng muốn Thanh Lam xem mình dạy thí sinh The Voice Trước những phát ngôn của Thanh Lam cho rằng mình chỉ giỏi dùng chiêu, Đàm Vĩnh Hưng đã có những đáp trả rất thẳng thắn. Sau Hồ Ngọc Hà với đôi lời trên mạng xã hội, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng chia sẻ về phát ngôn của diva nhạc nhẹ Thanh Lam từ Mỹ. Chị ấy đang có ý nhắc nhở mọi...