Thanh khoản thị trường chứng khoán lập kỷ lục, vượt 2 tỷ USD
Trong phiên giao dịch ngày 20/8, thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục mới với tổng giá trị giao dịch đạt tới hơn 48.300 tỷ đồng, tương đương mức 2,1 tỷ USD.
Bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN
Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 38.300 tỷ đồng. Đây cũng là mức thanh khoản kỷ lục của sàn này.
Trên sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt hơn 280 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 7.000 tỷ đồng. Tại thị trường UPCOM, giá trị giao dịch cũng đạt tới hơn 3.105 tỷ đồng.
Tiếp đà giảm phiên sáng, đến phiên chiều các chỉ số nới rộng đà giảm. Cụ thể, VN-Index giảm 45,42 điểm xuống 1.329,43 điểm; HNX-Index giảm 8,01 điểm xuống 338,06 điểm. UPCOM- Index giảm 2,01 điểm xuống 92,7 điểm.
Toàn thị trường chỉ còn 255 mã tăng giá, trong khi có tới 688 mã giảm giá và 658 mã đứng giá.
Video đang HOT
Trong phiên chiều nay, VIC nới rộng thêm đà giảm xuống sát giá sàn, với mức 6,1%. Đây là cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu thị trường nên tác động tiêu cực lên chỉ số VN-Index.
Bên cạnh đó, các mã vốn hóa lớn khác trong nhóm VN30 như: VHM, VRE, VNM, SAB, POW, HPG, GVR, GAS, FPT, MSN, MWG… đều nới rộng đà giảm so với phiên sáng, càng làm tăng thêm áp lực giảm điểm của chỉ số.
Nhóm ngân hàng bị bán mạnh và tất cả 27 mã cổ phiếu trong nhóm này đều ở chiều giảm sâu cũng tạo thêm gánh nặng giảm điểm lên thị trường chung. Các nhóm cổ phiếu trụ cột như: thép, dầu khí, chứng khoán… diễn biến tiêu cực.
Ở các nhóm điện tử và thiết bị điện, công nghiệp nặng, hàng hóa giải trí… vẫn xuất hiện sắc xanh, nhưng đây là những dòng cổ phiếu vốn hóa nhỏ nên lực nâng đỡ thị trường rất yếu.
Bên cạnh đó, khối ngoại cũng bán ròng rất mạnh trong phiên hôm nay. Cụ thể, khối này bán ròng hơn 755 tỷ đồng trên HOSE, trong khi chỉ mua ròng trên 64 tỷ đồng tại HNX và 16,52 tỷ đồng trên UPCOM.
Dòng tiền của nhà đầu tư trở nên chọn lọc hơn
Độ rộng thị trường tuy kém nhưng dòng tiền có sự chọn lọc ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thủy sản, hoặc nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.
Dòng tiền của nhà đầu tư trở nên chọn lọc hơn
Số ca nhiễm mới COVID-19 liên tục gia tăng và các tỉnh thành tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Điều này đã có những tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch 18/8, chỉ số VN-Index giảm 2,15 điểm còn 1.360,94 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 4,58 điểm còn 1.489,54 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 172 mã tăng/197 mã giảm, ở rổ VN30 có 11 mã tăng, 16 mã giảm và 3 mã giữ tham chiếu. Trong khi nhóm midcap giảm nhẹ 0,03% thì nhóm smallcap tăng 0,08%.
Đối với từng nhóm cổ phiếu riêng biệt, sự tăng giảm của các cổ phiếu đều có những "câu chuyện riêng". Cụ thể, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản bứt phá mạnh khi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh từ giữa quý III sang quý IV và sau khi dịch bệnh được kiểm soát giá tôm nguyên liệu sẽ phục hồi.
Cổ phiếu ngành dệt may lại có những diễn biến tiêu cực khi Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), giãn cách xã hội kéo dài làm gián đoạn chuỗi cung ứng do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo sản xuất. Hay ở chiều tích cực, nhóm cổ phiếu ngành cảng biển như DVP, ILB duy trì được sắc xanh trong bối cảnh thị trường giảm điểm khi Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sang phiên thứ 2 liên tiếp với cùng kịch bản bán ở cuối phiên và được cộng hưởng từ lượng bán ròng của khối ngoại ở các mã trụ. Độ rộng thị trường tuy kém nhưng dòng tiền có sự chọn lọc ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thủy sản, hoặc nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.
Về kỹ thuật, MBS cho rằng chỉ số VN-Index vẫn dao động nhỏ trong vùng 1.348 - 1.380 điểm đã kéo dài 7 phiên vừa qua, thanh khoản đang trong xu hướng giảm cũng cho thấy áp lực bán không lớn. Do vậy nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục.
Còn theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), sau nhịp tăng điểm trong trạng thái giằng co, VN-Index trải qua nhịp lao dốc mạnh vào cuối phiên trước khi hồi phục và lấy lại 1 phần điểm số đã mất.
KBSV cho rằng mặc dù cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục đang tiếp tục được duy trì nhưng chỉ số vẫn chưa vượt qua được ngưỡng cản then chốt quanh 1.390 điểm để củng cố cho khả năng vượt đỉnh. Theo góc nhìn của KBSV, nếu thị trường không sớm lấy lại xung lực tăng trong phiên tới, VN-Index sẽ đối mặt với rủi ro điều chỉnh rõ nét hơn khi đánh mất vùng hỗ trợ gần tại 1.350-1.355 điểm.
Theo đó, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trạng thái trung hạn tương ứng với khả năng vượt đỉnh thành công, tạm đóng các vị thế ngắn hạn còn lại trong danh mục khi chỉ số tiếp cận vùng cản 1.390 điểm.
Nhận định chứng khoán tuần từ 9-13/8: Áp lực điều chỉnh? Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục trong tuần từ 2-6/8 với thanh khoản được cải thiện. Cùng đó, khối ngoại cũng mua ròng trong cả tuần với giá trị hơn 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc VN-Index gặp khó tại vùng cản 1.350 điểm và đảo chiều đi xuống vào phiên cuối tuần 6/8, khiến nhiều công ty chứng khoán đưa...