Thanh Hóa: Xử phạt phụ huynh “lờ” đội mũ BH cho con
Đội CSGT TP Thanh Hóa vừa ra quân xử lý nghiêm đối với phụ huynh chở con đi học không đội mũ bảo hiểm.
Ngày 17/4, lực lượng cảnh sát giao thông, Công an TP Thanh Hóa tiếp tục ra quân đợt cao điểm xử lý các trường hợp phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con khi đưa đón trẻ tới trường học. Đã có hàng chục trường hợp bị nhắc nhở, lập biên bản xử phạt hành chính.
Thượng úy Hoàng Mạnh Tiến đang hướng dẫn người vi phạm vào xử lý.
Theo đó vào cuối giờ sáng ngày 17/4. tại khu vực cổng trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa), rất đông phụ huynh đi xe máy chờ đón con tan trường. Khi tiếng trống tan tiết học vang lên, nhiều trẻ ào ra đường tìm cha mẹ rồi leo lên xe máy. Đa số các bé đều được phụ huynh cẩn thận đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều trẻ và cả các bậc phụ huynh không đội mũ bảo hiểm rồi vô tư tham gia giao thông.
Các trường hợp này di chuyển ra phía đường Quang Trung lập tức bị tổ công tác của lực lượng CSGT thổi còi báo hiệu vi phạm. “Tôi đi đón con hàng ngày và chưa từng đội mũ bảo hiểm cho cháu. Đây là lần đầu bị CSGT thổi còi xử phạt. Nhà tôi ở cách trường không xa và đang vội công chuyện nên cũng không để ý, từ nay về sau sẽ chú ý đội mũ cho con để tránh vi phạm cũng như đảm bảo an toàn cho con khi tham gia giao thông”, chị Trần Thị Trang, một trường hợp chở con không đội mũ bảo hiểm vi phạm chia sẻ.
Hầu hết người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đều đồng tình với đợt ra quân xử lý lỗi vi phạm này của lực lượng chức năng. “Việc đội mũ cho trẻ là cần thiết, đó là hành động bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính con em mình, đồng thời vừa có tính chất dăn đe, giáo dục cho các cháu dần có nhận thức, thói quen phỉ đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi tham gia giao thông cùng bố mẹ”, bác Lê Hoàng cho hay.
Video đang HOT
Chỉ trong buổi sáng ngày 17/4, đã có khá nhiều người vi phạm bị lập biên bản xử lý vi phạm vì lỗi không đội mũ bảo hiểm cho con em là học sinh đang theo học tại cấp tiểu học ở Tp Thanh Hóa.
Theo chân lực lượng làm nhiệm vụ tại một vị trí xử lý, Pv quan sát được sau khi bị lực lượng chức năng thổi còi xử lý vi phạm, biết đã sai phạm một vài phụ nữ vội xuống xe sau đó móc ví lấy tiền định “bồi dưỡng” cho một CSGT ngay trước mặt con nhỏ nhưng hành động này không được chấp nhận và ngay lập tức bị cảnh sát nhắc nhở để lần sau tránh tái phạm.
Theo Đội cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa cho biết, khung giờ xử lý là cuối mỗi buổi học. Buổi sáng từ 10h30 đến 12h và buổi chiều từ 16h đến 17h. “Chúng tôi không xử lý đầu giờ sáng hoặc chiều vì sợ ảnh hưởng đến thời gian lên lớp và công việc của phụ huynh. Mục đích chính của đợt cao điểm là nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho người dân nhất là các bậc phụ huynh khi cho con tham gia giao thông, qua đó phần nào giáo dục ý thức cho các em học sinh thấy việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cần thiết, nếu không đội sẽ vi phạm luật giao thông”, Thượng úy Hoàng Mạnh Tiến chia sẻ.
Lực lượng CSGT Tp Thanh Hóa tiến hành xử lý vi phạm đối với phụ huynh chở con em không đội mũ bảo hiểm.
Nói về trường hợp có ý định “làm luật”, thượng úy Tiến cho hay, đều bị lực lượng làm nhiệm vụ kiên quyết từ chối thẳng thừng và nhắc nhở nghiêm túc. “Đây là hành vi xấu của phụ huynh, nhất là ngay trước mặt con trẻ, điều đó sẽ tạo cho trẻ nhỏ có ý thức xấu, vô tình tiếp tay cho trẻ nhỏ vi phạm”, Thượng úy Tiến cho biết thêm.
Trao đổi với Pv báo Người Đưa Tin vào sáng ngày 17/4, Đại úy Bùi Khắc Vân – Đội phó Đội CSGT, Công an TP Thanh Hóa cho hay, trước đó lực lượng Công an Tp Thanh Hóa đã tuyên truyền rất nhiều ở tất cả các trường học trên địa bàn Tp Thanh Hóa cũng như ở các xã, phường mới sáp nhập về Tp Thanh Hóa trên phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết phụ huynh học sinh đều chấp hành khá tốt, nhưng cũng còn nhiều phụ huynh phớt lờ theo kiểu nhờn luật.
Do đó trong đợt cao điểm này, lực lượng cảnh sát giao thông được chia thành 4 tổ, mỗi tổ phụ trách ba xã phường, luân phiên cắm chốt ở các cổng tường nhằm xử lý dứt điểm và mạnh tay đối với tình trạng phụ huynh đưa đón con tới trường nhưng không đội mũ bảo hiểm và tình trạng học sinh lớn tuổi đi xe đạp điện không mang mũ bảo hiểm, những trường hợp như thế sẽ bị lực lượng CSGT thổi còi và tiến hành xử phạt theo quy định.
Theo thống kê cho đến hết ngày 16/4, cả 4 tổ tham gia tuần tra kiểm soát ở các đơn vị đã có hơn 60 trường hợp bị cảnh sát GT Tp Thanh Hóa lập biên bản xử lý vi phạm. Sau đợt ra quân xử phạt, Công an sẽ gửi danh sách cụ thể đến chính quyền địa phương, phòng giáo dục và các nhà trường nhằm nhắc nhở, tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh nghiêm túc chấp hành luật khi tham gia giao thông.
Phong Trần
Theo_Người Đưa Tin
Tát nhân viên hàng không, một nữ hành khách bị phạt 7,5 triệu đồng
Nam nhân viên của Vietjet Air tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị một nữ hành khách tát khi nhân viên này yêu cầu hành khách cân lại hành lý xách tay trước khi lên máy bay. Sự việc được Cảng vụ Hàng không miền Nam lập biên bản và vị khách ngang ngược này đã bị phạt 7,5 triệu đồng.
Hành khách trong vụ việc nói trên là Nguyễn Thị H. (35 tuổi), hiện sinh sống tại phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Hành khách H có vé đi chuyến bay VJ150 của Vietjet Air chặng TPHCM - Hà Nội ngày 7/4.
Hành khách tại cửa ra máy bay của Vietjet Air. Theo quy định, mỗi hành khách chỉ được xách tay 7kg hành lý
Theo đó, tại cửa lên máy bay số 16 ở ga đi quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách H mang theo 2 túi hành lý xách tay, tuy nhiên nhân viên phục vụ hành khách của Vietjet Air nhận thấy 2 túi hành lý có khả năng vượt quá 7kg theo quy định nên đã yêu cầu khách H quay trở ra để cân lại số hành lý này.
Hành khách H buộc phải đặt hành lý lên khung cân đo trước cửa 16 để cân lại, kết quả kiểm tra trọng lượng hành lý cho thấy đã vượt quá số cân theo quy định. Dẫu vậy, hành khách H vẫn tỏ ra không hài lòng vì cách giải quyết của hãng và bất ngờ vung tay tát vào mặt nhân viên Vietjet Air.
Trật tự được vãn hồi khi nhân viên an ninh sân bay đến can thiệp và lập biên bản. Liên quan đến sự việc này, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, theo đó hành khách H bị phạt tiền 7,5 triệu đồng và không áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Được biết, các hãng hàng không đều có quy định trọng lượng, kích thước hành lý để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Theo đó, hành khách chỉ được xách tay một kiện hành lý có trọng lượng tối đa là 7kg với kích thước 56x36x23 cm lên máy bay, số hành lý quá cước buộc phải vận chuyển thông qua hình thức ký gửi tại các quầy check in, trường hợp đã đóng quầy thì hành khách phải bỏ số hành lý quá trọng lượng tại sân bay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Điều tra làm rõ vụ cháu bé 3 tuổi tử vong sau khi tiêm Công an huyện Lộc Hà đã tiến hành lập biên bản vụ việc và thu thập các chứng cứ liên quan. Ngày 9/4, ông Võ Viết Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) xác nhận, tại bệnh viện vừa xảy ra trường hợp cháu bé trai 3 tuổi tử vong ngay sau khi tiêm. Bệnh nhân là cháu...