Thanh Hóa: Vợ chồng mua, thuê ô tô để lừa đảo chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng
Một đôi vợ chồng ở xã Cẩm Thạch (H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa) chuyên đi thuê xe, hoặc mua lại các xe ô tô không rõ nguồn gốc, sau đó làm giả giấy tờ để bán, thế chấp ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỉ đồng.
Ngày 24.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thanh Hóa (Thanh Hóa) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phùng Bá Hiền (49 tuổi), và vợ Hiền là Bùi Thị Thơm (50 tuổi, cùng ngụ thôn Chén, xã Cẩm Thạch, H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa), để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vợ chồng Phùng Bá Hiền và Bùi Thị Thơm. Ảnh CÔNG AN TỈNH THANH HÓA
Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an TP.Thanh Hóa, Hiền và Thơm đã cùng nhau tìm mua các loại xe ô tô không có giấy, không rõ nguồn gốc, hoặc thuê xe ô tô tại các cửa hàng cho thuê xe tự lái, sau đó làm giả giấy tờ xe mang tên mình để đem đi bán hoặc cầm cố ngân hàng lấy tiền tiêu xài cá nhân.
Gần đây nhất, vợ chồng Hiền mua một chiếc xe ô tô nhãn hiệu Huyndai Tucson rồi đem thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi thế chấp, vợ chồng Hiền làm giấy tờ giả đem bán chiếc xe với giá 600 triệu đồng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 27.3, vợ chồng Hiền thuê một xe ô tô tự lái, nhãn hiệu KIA Cerato của một cửa hàng cho thuê xe tự lái ở P.Quảng Hưng (TP.Thanh Hóa). Sau khi thuê được xe, vợ chồng Hiền đã làm giấy tờ giả mang tên Phùng Bá Hiền rồi đem đi cầm cố lấy 370 triệu đồng tiêu xài cá nhân.
Lực lượng công an thu giữ nhiều giấy tờ giả do vợ chồng Hiền làm để lừa đảo. Ảnh CÔNG AN THANH HÓA
Theo khai nhận của các bị can, chỉ tính từ tháng 3 đến khi bị bắt, đôi vợ chồng này đã thực hiện 11 vụ lừa đảo bằng các hình thức nêu trên. Tổng số tiền các bị can đã lừa đảo, chiếm đoạt là hơn 5 tỉ đồng.
Công an TP.Thanh Hóa đã tạm giữ 8 chiếc xe ô tô và nhiều giấy tờ, tài liệu giả liên quan đến hành vi phạm tội của Phùng Bá Hiền và là Bùi Thị Thơm để phục vụ công tác điều tra.
Hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện bị xử phạt ra sao?
"Làm giả giấy tờ của cơ quan hoặc tổ chức khác sẽ bị xử lý hành chính và hình sự", luật sư Trần Hữu Khôi nhấn mạnh.
Thời gian vừa qua, những ồn ào xoay quanh câu chuyện nghệ sĩ sao kê tiền từ thiện khiến cộng đồng mạng không ngừng dậy sóng. Đặc biệt, không ít ý kiến bày tỏ sự nghi ngờ về những bản sao kê và chỉ ra dấu hiệu làm giả. Điều đáng nói, đây là một tội khá nghiêm trọng và khả năng phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nếu vướng phải.
Trước những ồn ào xoay quanh vấn đề làm giả sao kê tiền từ thiện, chúng tôi đã liên hệ với Luật sư Trần Hữu Khôi để tìm hiểu thêm thông tin về câu chuyện này. Liệu rằng, đối với các cá nhân làm giả giấy tờ sẽ bị xử phạt ra sao? Hay trường hợp lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện sẽ phải chịu mức phạt nào?
Làm giả giấy tờ, con dấu sẽ bị xử phạt ra sao? (Ảnh: Pháp Luật Press)
Liên hệ với Luật sư Trần Hữu Khôi, anh cho biết: " Mình cũng biết một số anh chị em nghệ sĩ thời gian gần đây đăng sao kê lên, nhưng mà về thật giả hay thực hư vấn đề như thế nào thì mình chưa có biết. Mình chỉ xin nói tới ví dụ trường hợp một cá nhân này có làm giả thì sẽ như thế nào ".
Cụ thể, luật sư khẳng định việc làm giả giấy tờ của cơ quan hoặc tổ chức khác sẽ bị xử lý hành chính và hình sự. Tuy nhiên ở trong trường hợp này, chúng ta cần phải làm rõ hành vi của người làm giả mạo hồ sơ chứng từ nhằm mục đích gì, động cơ ra sao. Trường hợp giả mạo giấy tờ vì mục đích đi lừa đảo người khác hoặc việc làm trái pháp luật sẽ bị xử lý hình sự.
Luật sư Trần Hữu Khôi. (Ảnh: NVCC)
Cũng theo Luật sư Trần Hữu Khôi, sao kê là một giấy xác nhận của ngân hàng đối với khách hàng. Đây là tài liệu mang tính chất riêng tư và dân sự: " Ngân hàng và cá nhân đó phải tự có nghĩa vụ bảo mật cho bên mình. Đương nhiên từ phía ngân hàng không được quyền cung cấp sao kê của cá nhân khách hàng với bất cứ ai khác trừ trường hợp có văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ".
Đối với các hồ sơ này, nếu có liên quan tới bên thứ 3 như việc sửa chữa, giả mạo để che lấp hành vi trái pháp luật khác có ảnh hưởng tới bên thứ 3 mới bị pháp luật kết tội. Trong đó, tội làm giả con dấu, tài liệu phạt từ 3-7 năm tù giam và hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (ở đây là chiếm đoạt tiền từ thiện) có thể phạt từ 15-20 năm tù hoặc nặng nhất là tù chung thân.
Lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện có thể tù chung thân
Luật sư Trần Hữu Khôi cũng khẳng định, những người cho rằng có thiệt hại từ sao kê của nghệ sĩ, hoặc cho rằng nghệ sĩ chiếm đoạt tài sản từ sao kê đó đều có quyền làm đơn tố giác tội phạm gửi lên cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc.
Trường hợp phát hiện sai phạm hoàn toàn có thể làm đơn tố giác. (Ảnh minh họa: Luật Việt Nam)
Thông qua những thông tin mà luật sư chia sẻ, có thể thấy việc làm giả sao kê sẽ bị xử phạt khá nặng tuỳ theo mục đích của cá nhân đó. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Chia sẻ dưới bình luận ngay nhé.
Quảng Nam: Vợ chồng chủ môi giới bất động sản lãnh 30 năm tù vì lừa đảo Lập công ty môi giới bất động sản nhưng làm ăn thua lỗ, đôi vợ chồng ở tỉnh Quảng Nam đã lừa đảo chiếm đoạt của nhiều người với số tiền gần 25 tỉ đồng. Chiều 9.5, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Lê Thị Thảo (29 tuổi, ở xã Điện Thắng Trung, TX.Điện Bàn, Quảng...