Thanh Hóa: U70 trồng dưa vàng công nghệ cao, ngay vụ đầu đã bỏ túi gần 50 triệu
Dù mới đưa vào trồng, nhưng vụ đầu tiên lão nông Mai Đức Mộc ở xóm 3, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành công với mô hình trồng dưa vàng công nghệ 4.0 trong nhà màng và mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/vụ.
Được tận mắt chứng kiến vườn dưa của gia đình ông Mộc, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là vườn dưa của một anh chàng kỹ sư hay một doanh nghiệp nào đó đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng ít ai ngờ rằng, vườn dưa xanh tốt, trái vàng treo lủng lẳng đó lại của một nông dân 70 tuổi, quanh năm đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn.
Lão nông dân U70 bỏ túi 50 triệu đồng ngay vụ trồng dưa vàng công nghệ cao đầu tiên nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Hôm phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến đúng lúc ông Mộc đang thu hoạch dưa, những quả dưa vàng chín vàng đang treo mình trên cây và được ông cẩn thận hái xuống. Sau đó, những quả dưa này được ông nhẹ nhàng vận chuyển ra bên ngoài và đóng gói cẩn thận.
“Dưa này được chuyển vào một số cửa hàng thực phẩm sạch trên Hà Nội nên người ta yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toan thực phẩm cao lắm. Từ cách thu hái rồi đóng gói làm sao cho quả dưa không bị ảnh hưởng tới chất lượng. Họ khen dưa này ngon ngọt hơn dưa ở nơi khác nên người ta nhận mua hết cả vườn”, ông Mộc vui vẻ nói.
Ông Mộc khoe, dưa tôi trồng to đẹp lắm ăn thì khỏi chê, thương lái tranh nhau mua, thậm chí muốn chắc ăn hơn nhiều người họ cọc tiền trước để mua được cả vườn.
Theo ông Mộc, trồng dưa trong nhà màng vừa nhàn lại chắc ăn, không sợ mưa nắng hay côn trùng làm ảnh hưởng tới cây, tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng chắc ăn mà lại dễ bán, cứ trồng là thắng.
Cận cảnh nhà màng rộng hơn 1000m2, đang được trồng dưa theo công nghệ 4.0 của gia đình ông Mai Văn Mộc.
Ông Mộc bắt đầu làm nhà màng trồng dưa từ cuối năm 2019, ông bỏ ra hơn 300 triệu để đầu tư xây dựng 1000m2 nhà màng, cùng hệ thống tưới tự động, giá thể trồng dưa, cùng một số phụ kiện đi kèm khác…
Sau khi hoàn thiện, ông Mộc bắt tay ngay vào trồng dưa vàng công nghệ cao trên giá thể, một cách trồng vô cùng mới lạ ở quê hương ông . Nhờ nắm bắt được kỹ thuật nên vườn dưa sinh trưởng và phát triển tốt, ngay trong vụ dưa đầu tiên ông Mọc thu về hơn 2,5 tấn dưa vàng, sau khi trừ hết chi phí ông lãi gần 50 triệu đồng.
Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của ông Mọc có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Video đang HOT
Đối với hệ thống tưới, ông dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây.
Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Ông Mai Văn Mộc chia sẻ, trồng dưa trên giá thể có nhiều ưu điểm hơn so với trồng dưới đất như: dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, cây dưa phát triển đồng đều hơn nên năng suất cao hơn, đặc biệt do cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu nên quả dưa có chất lượng ngon hơn hẳn.
Giá thể được sử dụng là mun xơ dưa phôi trôn vơi phân hưu cơ (phân trun quê, phân hữu cơ hoai mục,…) vơi ty lê 70% mụn xơ dừa 20% phân hữu cơ 10% tro trấu.
Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không ép chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Theo tính toán của ông Mộc, mỗi gốc dưa trong giá thể từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch sẽ tốn kém khoảng 10 ngàn đồng/vụ, sản lượng trung bình mỗi gốc đạt khoảng 1,3 kg.
Với giá bán dưa vàng dao động từ 25-30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí sẽ thu về trên dưới 25 ngàn đồng/gốc/vụ.
“Với 1000 m2 nhà màng tôi trồng trồng hơn 2.000 gốc, đến lúc thu hoạch còn được còn được 2.100 gốc, sau khi trừ hết chi phí tôi lãi khoảng gần 50 triệu đồng cho vụ dưa này”, ông Mộc tiết lộ.
Ông Mộc tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, khi đã xác định đầu tư vào mảng nông nghiệp mà muốn thành công thì phải biết cách áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhất đối với nghề trồng dưa trước diễn biến thời tiết khó lường như hiện nay.
Làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dưa vàng trong nhà màng tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao, đặc biệt sử dụng được trong một thời gian dài.
“Nếu giá cả giữ ổn định như hiện tại thì chỉ cần vài vụ dưa tới là tôi gỡ được vốn, trong khi nhà màng này tuổi thọ lên đến 10 năm. Khi áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất thì tiết kiệm được đáng kể sức lao động, hiệu quả kinh tế lại cao gấp nhiều lần so với trồng truyền thống”, ông Mọc chia sẻ.
Hậu Covid-19: Các "đại gia" ô tô, sắt thép đua nhau đi... nuôi lợn, chăn bò, trồng chuối
Trong khi không ít doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực phải ngừng hoạt động, giải thể vì khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, thì một số "ông lớn" đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại tạo được dấu ấn bất ngờ từ doanh thu khá sáng sủa.
Đây có thể coi là một tín hiệu vui của nền kinh tế sau dịch bệnh... Trào lưu doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, tài chính... chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp bắt đầu từ năm 2013. Mở đầu là Hoàng Anh Gia Lai, khi bầu Đức tuyên bố sẽ rút lui khỏi thị trường bất động sản, tái cấu trúc lại doanh nghiệp vào lĩnh vực chính là nông nghiệp.
Sau đó là "vua thép" Trần Đình Long, và gần đây nhất là tỷ phú Trần Bá Dương khi quyết định hợp tác, mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám với bầu Đức và "vua cá" Hùng Vương. Tuy nhiên, số phận các dự án đầu tư nông nghiệp của những "ông lớn" đang có sự khác biệt rất lớn.
Công nhân Công ty nông nghiệp HAGL Agrico thu hoạch chuối. Ảnh: I.T
"Vua thép" lãi 5,4 tỷ đồng mỗi ngày
Với phong cách "xe lu" không ồn ào, lầm lũi làm nông nghiệp, "Vua thép" Hòa Phát của ông Trần Đình Long đang được xem là biểu tượng cho sự thành công trong số những đại gia "sang ngang" làm nông nghiệp tính tới thời điểm hiện tại.
Kết quả kinh doanh quý I/2020 của Hòa Phát cho thấy, mảng nông nghiệp đóng góp 17% tỷ trọng doanh thu của Hòa Phát, tương ứng doanh số 2.800 tỷ đồng. Tỷ trọng này đã tăng so với mức 8% năm 2018 và 12% (2019). So với quý I/2019, doanh thu nông nghiệp của Hòa Phát tăng tới 60%. Về lợi nhuận, bộ phận nông nghiệp đóng góp lợi nhuận thuần sau thuế 480 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 400%. Tính bình quân theo ngày, lãi từ nông nghiệp của Hòa Phát khoảng 5,4 tỷ đồng. Lợi nhuận của mảng nông nghiệp tại Hòa Phát trong riêng quý I đã bằng 86% mức lãi ròng 560 tỷ cả năm 2019.
Trong quá khứ, Hòa Phát đã thành công vang dội khi rẽ ngang từ doanh nghiệp sản xuất máy xây dựng sang sản xuất thép. Với nông nghiệp, chặng đường 5 năm qua của Hòa Phát cũng không hề "bằng phẳng" khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu heo thịt năm 2017, dịch tả lợn châu Phi (2018 - 2019) và đại dịch Covid-19 bùng phát khiến doanh nghiệp chăn nuôi "liêu xiêu". Thế nhưng nhờ những bước đi "thận trọng, vừa làm vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm nhưng không phải cứ lao đầu vào làm" như Chủ tịch Trần Đình Long từng chia sẻ trước đó, "chiếc xe lu" Hòa Phát vẫn vượt qua mọi khó khăn, đến ngày hái quả.
Tại buổi gặp gỡ mới đây với nhà đầu tư, Chủ tịch Trần Đình Long thừa nhận, "mảng nông nghiệp quá tốt", "2 con bò nhập khẩu từ Úc thì chúng tôi có 1 con, 5 tuổi bước chân vào ngành bò, làm cẩn thận và vững chắc, trứng gà hiện nay cũng đang số 1 Việt Nam mỗi ngày tiêu thụ 400.000 quả". Trong năm nay, Hòa Phát dự kiến cung cấp cho thị trường 150.000 con bò Úc, 200.000 con lợn thương phẩm (chưa tính lợn giống, lợn cai sữa) và đạt sản lượng 700.000 trứng/ngày vào thời điểm cuối năm 2020.
Hòa Phát của ông Trần Đình Long ước tính, doanh thu mảng nông nghiệp sẽ đóng góp 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỷ đồng, lớn thứ 2 sau mảng thép của Tập đoàn này trong năm 2020.
Còn với ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), sau nhiều lần "bẻ lái" với tham vọng chuyển trục tăng trưởng từ "đại gia bất động sản" sang "lão nông tỷ USD" cũng bước đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bức tranh kinh doanh trong quý I vừa qua, bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19.
Theo đó, HAGL Agrico của bầu Đức ghi nhận 666 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng tới 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu của HAGL Agrico, bán trái cây chiếm tỷ trọng cao nhất với 570 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ. HAGL Agrico báo lãi sau thuế 2,85 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, công ty lỗ ròng 99 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã lãi nhẹ sau 6 quý lỗ liên tiếp bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng dương trở lại hơn 932 tỷ đồng...
"Đại gia" lĩnh vực chăn nuôi lãi khủng
Một số "đại gia" lĩnh vực chăn nuôi khác như Vissan, Vilico... cũng báo lãi khủng nhờ giá thịt lợn tăng vọt trong quý I năm nay. Trong đó, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan - VSN) cho biết doanh thu thuần quý I đạt hơn 1.453 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019 và lãi sau thuế 46,5 tỷ đồng, tăng 19%.
"Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau".
Ông Trương Gia Bình
Doanh thu thịt tươi sống của Vissan chiếm gần 669 tỷ đồng, tăng 20% và doanh thu thực phẩm chế biến chiếm gần 742 tỷ đồng, tăng 22%. Vissan cho biết, lợi nhuận tăng phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn tại chi nhánh.
Còn năm 2019 vừa qua, giá lợn hơi tăng mạnh vào cuối năm giúp Vissan đạt doanh thu 4.993 tỷ đồng, tăng gần 11,8% so với năm 2018 và lợi nhuận trước thuế 226 tỷ đồng, cao nhất 49 năm qua.
Tương tự, cũng nhờ giá lợn hơi duy trì mức cao trong thời gian dài nên Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (MLS), đơn vị chuyên chăn nuôi lợn siêu nạc, sản xuất và kinh doanh lợn thương phẩm, lợn giống... cũng đã thu được hơn 93 tỷ đồng trong quý I/2020, trong khi quý I/2019, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Mitraco âm -10,33%.
Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico - VLC) cũng cho biết, trong quý I/2020 đạt doanh thu đạt 633,4 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty này cho thấy lãi sau thuế gần 50 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn nhận về xu hướng "đại gia" làm nông nghiêp, Chủ tịch FPT từng nhận định, phần lớn các doanh nghiệp này đã thoát khỏi cách sản xuất truyền thống, chuyển sang làm nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ tự động hoá và quản trị trên nền tảng số hoá 4.0 theo chuỗi giá trị khép kín, chuyên biệt. "Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau"- ông Trương Gia Bình nói. Ông kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam có thể giàu vì nông nghiệp số.
Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam: Đẩy mạnh chế biến,bảo quản
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, Bộ NNPTNT đã đưa ra danh mục sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, có các chính sách thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Nghị quyết 53/2019/NQ-CP của Chính phủ đã nhấn mạnh tới mục tiêu Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu. Trong đó, DN nông nghiệp được xác định có vai trò "trụ cột" trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.
Các DN cần phải kiên trì thực hiện theo hướng xuất nhập khẩu chính ngạch và tăng cường khâu chế biến, bảo quản. Làm như vậy thì chúng ta mới có bạn hàng dài hơi, cùng nhau chia sẻ rủi ro. Để thu hút nguồn lực đầu tư của DN, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn để DN đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển của ngành...
Thanh Hóa: Trồng mướp đắng ra trái khổng lồ, U60 "hái" 500 ngàn đồng mỗi ngày Với mô hình trồng cây mướp đắng ra trái khổng lồ quy mô 2.000 m2, vào mùa thu hái trái bà Vũ Thị Vọng, ở xóm 11, xã Nga An, huyện Nga Sơn, (Thanh Hóa) đều đặn bỏ túi 500 ngàn đồng mỗi ngày Mô hình trồng mướp đắng khổng lồ của bà là 1 cách làm giàu ở nông thôn. Dẫn phóng...