Thanh Hóa: Trồng mướp đắng ra trái khổng lồ, U60 “hái” 500 ngàn đồng mỗi ngày
Với mô hình trồng cây mướp đắng ra trái khổng lồ quy mô 2.000 m2, vào mùa thu hái trái bà Vũ Thị Vọng, ở xóm 11, xã Nga An, huyện Nga Sơn, (Thanh Hóa) đều đặn bỏ túi 500 ngàn đồng mỗi ngày Mô hình trồng mướp đắng khổng lồ của bà là 1 cách làm giàu ở nông thôn.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình trồng mướp đắng khổng lồ, bà Vọng chia sẻ, trước kia gia đình bà cũng trồng ngô, rau, lạc…cuộc sống cũng chẳng khá lên.
Dù bán mặt cho đất bán lưng cho trời, quanh năm cặm cụi cày cấy vất vả nhưng cuộc sống của gia đình bà Vọng cũng chỉ đủ ăn.
Nhờ trồng mướp đắng khổng lồ, ngày nào gia đình bà Vọng bỏ túi 500 ngàn đồng.
Một lần tình cờ biết đến mô hình trồng cây mướp đắng khổng lồ ở Vinh Phúc cho hiệu quả kinh tế cao, bà Vọng nhờ người quen mua cho ít hạt giống về trồng thử.
Thời gian đầu, do bà chăm sóc tốt và bón phân đầy đủ nên những cây mướp đắng khổng lồ cho quả sai và trái to, bự, cứ 3-4 quả/kg nên bán được giá cao.
Nhận thấy cây mướp đắng này dễ trồng ít sâu bệnh và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều loại cây mà gia đình bà đang trồng trước đó nên bà quyết định đầu tư trồng mướp đắng khổng lồ.
Ban đầu bà Vọng làm giàn cho mướp đắng leo bằng luồng, tre, lứa.. nhưng không bền, chỉ sau vài vụ thu hoạch là phải làm giàn leo mới.
Để khắc phục, bà Vọng đổ trụ bê tông, căng dây thép chịu lực rồi phủ lưới cước lên trên cho cây mướp đắng leo. Tuy đầu tư ban đầu hơi tốn kém nhưng đổi lại tuổi thọ giàn rất cao, có khi vài năm bà mới phải thay lưới cưới một lần.
Đến nay sau 12 năm, mô hình trồng mướp đắng khổng lồ của bà Vọng đang khẳng định được hiệu quả kinh tế và cho thu nhập ổn định.
Hiện tại diện tích trồng mướp đắng của gia đình bà khoảng 2.000m2, trung bình mỗi ngày thu hoạch được trên dưới 1 tạ mướp đắng. Ngoài ra, để tiết kiệm công chăm sóc, gia dình bà đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt đến tận gốc từng cây và kết hợp phủ nilong để giữ ẩm cho đất.
Video đang HOT
Bà Vọng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, trồng mướp đắng nhàn hơn trồng nhiều loại cây trước đó. Một năm trồng được 2 vụ mướp đắng, mỗi vụ thu hoạch liên tục trong vòng 5 tháng.
Do áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng mướp đắng nên bà Vọng giảm được đáng kể về nhân công mà sức khỏe lại đảm bảo.
Tuy nhiên, theo bà Vọng, trong quá trình chăm sóc cây mướp đắng phải chú ý đến các loại bệnh cây thường hay mắc như nấm, rệp, sâu đục trái… để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Nói về bí quyết làm mướp đắng sạch, bà Vọng kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Hầu như vườn mướp đắng nhà bà đều sử dụng phân hữu cơ.
Để quả mướp đắng cho chất lượng tốt, bà thăm vườn thường xuyên, bón phân đều đặn và cắt tỉa tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
Nếu phát hiện sâu bệnh thì bà dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học, an toàn với người sử dụng. Chính vì thế quả mướp đắng làm ra chẳng bao giờ sợ ế. Sáng bà Vọng hái được bao nhiêu là đến chiều thương lái đến thu mua hết.
Bà Vọng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Với 2.000m2 mướp đắng, quân bình mỗi ngày tôi thu về 500 ngàn đồng. So với trồng lúa, trồng rau… thì giá trị kinh tế của cây mướp đắng cao gấp 2 – 3 lần. Nhờ trồng mướp đắng sạch mà gia đình tôi khá lên. Mướp đắng trồng có khoảng 40 ngày là cây đã bắt đầu cho quả rồi”.
Mướp đắng là một loại cây dễ trồng, mỗi bộ phận của cây mướp đắng cũng đều là những vị thuốc quý.
Cũng theo bà Vọng, mướp đắng là loại cây rất dễ trồng, dễ sống và tương đối dễ chăm sóc. Đặc biệt, tháng 7 tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để trồng mướp đắng bởi nắng nóng đi kèm với mưa nhiều là điều kiện thuận lợi giúp cây mướp đắng phát triển tươi tốt, cho năng suất cao.
Cây mướp đắng cho thu hoạch quả liên tục và hầu như quanh năm nên ngày nào cũng có tiền.
Tuy thuộc loại đắng nhất trong các loại quả, nhưng mướp đắng (khổ qua) lại giành được niềm yêu thích của rất nhiều người và là loại quả khá phổ biến trong chế biến thực phẩm, chế biến dược liệu.
Theo bà Vọng, trái mướp đắng có vị thanh mát và rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ quả mà mỗi bộ phận của cây mướp đắng cũng đều là những vị thuốc quý. Chính vì thế quả mướp đắng rất phổ biến trong bữa cơm người việt nên nhu cầu về loại quả tốt cho sức khỏe này là rất nhiều.
Ngoài trồng mướp đắng gia đình bà Vọng còn đào ao thả cá và kết hợp nuôi thêm vịt đẻ nhằm tăng thu nhập kinh tế. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi của gia đình bà Vọng được bình chọn là vườn hộ kiểu mẫu của xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và là 1 trong những cách làm giàu ở nông thôn.
Bà Vọng còn là tấm gương của người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Nuôi đủ thứ, nào chim bé tí, gà "mặt nhọ", kiếm vài chục triệu/tháng
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng với lương tháng cả chục triệu đồng, nhưng anh Đoàn Văn Trang (40 tuổi) ở xóm 1, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) quyết định bỏ việc về quê nuôi gà, chăm chim...Làm nông, nuôi chim bé tí, gà "mặt nhọ" đem lại cho anh thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Kỹ sư cơ khí về quê nuôi gà
Hơn 6 năm trước, anh Đoàn Văn Trang là kỹ sư cơ khí làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng. Mức lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng của anh khi cũng khiến nhiều người phải mơ ước. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên tâm làm việc cho đến ngày cầm sổ lương về quê. Nào ngờ đâu, anh lại đột ngột quyết định bỏ việc về quê.
Kỹ sư cơ khí xịn về quê nuôi đủ thứ, từ chim cút, đến gà ác, mỗi tháng bỏ túi vài chục triệu đồng ở Thanh Hóa.
Tưởng anh Đoàn Văn Trang về quê là có việc nhẹ, lương cao hơn, ai ngờ anh lại đi nuôi gà, chăm chim...cả ngày chân tay lấm lem đất cát, đầu tắt mặt tối...Thấy vậy, nhiều người lắc đầu tiếc hùi hụi thay cho Trang, rằng bao nhiêu công sức học hành, thi cử để có một công việc ổn định lương cao giờ lại bỏ, về làm nông dân khác nào tự làm khổ mình.
"Vì đam mê nông nghiệp từ nhỏ nên cứ rảnh rỗi, anh Trang lại vào mạng internet tìm đọc các bài báo viết về nông nghiệp, các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt...Đọc nhiều, anh thấy cũng có nhiều người kỹ sư, cử nhân như mình về quê lập nghiệp rất thành công. "Sau khi lập gia đình, chán cảnh xa nhà nên tôi quyết định về quê lập nghiệp..."- anh Trang tâm sự.
Năm 2015, anh Trang về quê và quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản. Nhưng đời đâu như là mơ. Cứ nghĩ nuôi con chim bồ câu chắc ăn, ít rủi ro và nhanh thu hồi vốn...nhưng ngay lần đầu nuôi chim bồ câu bị chết gần hết khiến anh rơi vào cảnh trắng tay, bao nhiêu vốn liếng tích góp đều bay hết theo đàn chim.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại do anh thiếu kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, không am hiểu về tập tính của loài chim bồ câu này dẫn đến đàn chim cứ chết dần, chết mòn. Hơn 700 triệu đồng đầu tư vào nuôi chim bồ câu bỗng nhưng không cánh mà bay khiến anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán chường...
Một trong những vật nuôi hiện nay trong trang trại của anh Trang là gà ác. Gà ác-giống gà lông màu đen, nội tạng màu đen có công dụng bồi bổ sức khỏe, bổ dưỡng hơn gà thường. Mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 - 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid. Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
"Ngày đó, tôi yếu, thiếu về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi nên mua phải chim bồ câu giống chất lượng kém. Dù chim giống là bồ câu bố mẹ đã ghép cặp nhưng càng nuôi về sau chim càng chết nhiều. Năm đó bị chết tới gần 2/3, giá một cặp chim giống bố mẹ thời điểm đó là 450.000 đồng, số còn lại thì dặt dẹo nuôi cả 6 tháng mà đẻ cũng chả ra làm sao khiến tôi vỡ mộng thật sự.."- anh Trang nhớ lại.
Bỏ túi 40 triệu/tháng nhờ kiên trì, chịu khó
Sau lần thất bại nuôi chim bồ câu, vốn liếng hết nên anh Trang cẩn thận hơn với các khoản đầu tư tiếp theo. Lần này anh quyết định đầu tư vào mô hình nuôi gà ác kết hợp nuôi chim cút. Vì theo anh Trang đây là 2 loại vật nuôi ngắn ngày, đầu ra ổn định, vốn đầu tư ban đầu thấp, gia bán ổn định và đặc biệt cho thu nhập khá cao.
Anh Đoàn Văn Trang bỏ túi 40 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi gà ác lai và chim cút thịt thương phẩm.
Sau nhiều lần mở rộng quy mô, đến nay anh Trang đang nuôi hàng nghìn con gà ác lai và hàng vạn con chim cút thịt thương phẩm. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Trang xuất bán ra thị trường 2.000 gà ác lai, loại 300g-400g/con với giá bán là 100.000 đồng/kg; xuất chuồng từ 12.000 đến 15.000 con chim cút thịt thương phẩm với giá từ 8-10.000 đồng/con, tùy vào từng thời điểm. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Trang lãi 40 triệu đồng.
Theo anh Trang, so với các loại gia cầm khác thì nuôi gà ác lai và chim cút chắc ăn hơn hẳn, do thời gian nuôi ngắn, ít bị dịch bệnh, tốn ít diện tich chuồng nuôi, chi phí thức ăn thấp...Đặc biệt, nuôi gà ác, nuôi chim cút thịt thời gian thu hồi vốn khá nhanh...
"Sau khi trừ hết các chi phí như tiền: giống, cám, điện, thuốc thang, hao hụt... thì một con gà ác lai sau 30 ngày nuôi sẽ cho lãi khoảng gần 10.000 đồng, còn đối với chim cút là 2.000 đồng/con. Chỉ cần 100m2 đã nuôi được cả nghìn con rồi và dễ dàng kiếm được từ vài triệu cho đến gần 10 triệu đồng/tháng"- anh Trang tiết lộ.
Mỗi tháng cơ sở nuôi chim cút bé tí của anh Trang xuất bán ra thị trường từ 1,2 đến 1,5 con chim cút thương phẩm.
Anh Đoàn Văn Trang cho hay, chim cút và gà ác lai là những mặt hàng đang được thị trường rất ưa chuộng nên nuôi đến đâu là có người đến bắt hết tới đó. Có nhiều thời điểm giá gia cầm tăng giảm chóng mặt nhưng giá gà ác, giá chim cút không hề thay đổi, vẫn giữ giá ổn định. Chính vì thế nuôi chim cút và nuôi gà ác lai chắc ăn hơn hẳn so với các loại gia cầm khác.
Khi hỏi về kỹ thuật nuôi gà ác, kỹ thuật nuôi chim cút, anh Trang chia sẻ, muốn có hiệu quả khi nuôi gà ác hay nuôi chim cút cũng đòi hỏi phải tinh nhạy trong chọn giống cũng như phòng bệnh, trong đó khâu vệ sinh trong chăn nuôi là hàng đầu.
"Một ngày có thể cho chim cút ăn chục lần nhưng yêu cầu thức ăn phải tươi mới, nước uống phải sạch sẽ, có bổ sung thường xuyên chất điện giải và chất khoáng, vitamin. Để gà ác tăng trưởng tốt, chuồng nuôi đòi hỏi phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nuôi trong lồng sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất...", anh Đoàn Văn Trang.
Theo Danviet
Huyện đoàn Nga Sơn phát miễn phí 3.000 khẩu trang phòng dịch Covid - 19 Nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngày 17 - 2, Huyện đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Nga Sơn đã tổ chức cấp phát 3.000 chiếc khẩu trang miễn phí cho người dân. Các đoàn viên, thanh niên huyện Nga Sơn phát khẩu trang miễn phí tại khu vực trước trụ sở Công an huyện Nga...