Thanh Hóa tiêu huỷ xong gần 6.000 con lợn chết ngập trong lũ
Hơn 200 người đã tham gia thu gom, tiêu hủy gần 6.000 lợn chết ở Thanh Hoá bằng biện pháp chôn lấp, phun hóa chất.
Ngày 16/10, ông Lưu Vũ Lâm – Chủ tịch UBND huyện Yên Định ( Thanh Hóa) cho biết, sau hai ngày nỗ lực huy động 7 máy xúc, 10 xe tải và hơn 200 nhân công, địa phương đã hoàn tất công tác thu gom, xử lý gần 6.000 xác lợn chết tại trại lợn của Công ty Thái Dương.
Xe tải chở xác lợn chết đến nơi chôn lấp. Ảnh: Lam Sơn.
Số lợn sống còn khoảng 300 con cũng được huyện Yên Định và Trại giam số 5 di chuyển đến nơi an toàn.
“Xác lợn chết trôi nổi khắp nơi và phân hủy mạnh. Hơn nữa nước lũ vẫn ngập sâu hơn nửa mét trong trang trại khiến công tác thu gom gặp nhiều khó khăn”, ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, khu vực tiêu hủy số lợn chết được chọn nằm dưới chân núi, thuộc phân trại số 3 của Trại giam số 5, đóng trên địa bàn thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng phun hoá chất sau đó lấp đất lại. Ảnh: Lam Sơn.
Để chôn lấp hết số lợn chết mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, các hố chôn lấp được nhà chức trách cho máy múc đào sâu khoảng hơn 2 m, phía dưới được lót bạt cẩn thận. Xác lợn sau khi thu gom được cho vào túi nilon và vận chuyển đến hố chôn lấp bằng ôtô tải. Một lượng lớn hóa chất đã được dùng để phun khử trùng, tránh nguy cơ ô nhiễm.
Trước đó ngày 11/10, nước lũ dâng cao khiến toàn bộ trang trại lợn của Công ty Thái Dương đặt tại Trại giam số 5 nằm ngoài đê bị ngập. Chính quyền và đơn vị chủ quản đã ứng cứu nhưng đành bất lực trước dòng nước lũ lên quá nhanh. Gần 6.000 con lợn sắp đến ngày xuất bán bị chết ngập; chỉ còn ít lợn sống sót và đang yếu dần do thiếu thức ăn.
Trại lợn 6.000 con chỉ còn số ít sống sót. Ảnh: Lam Sơn.
Từ ngày 9 đến 12/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to. Tại Bái Thượng (Thanh Hóa) mưa trong hai ngày tới hơn 500 mm, Hòa Bình trên 450 mm. Hồ Hòa Bình lần đầu tiên kể từ khi xây dựng phải mở 8 cửa xả đáy vào trưa 11/10.
Nhiều khu vực ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội bị ngập sâu, có nơi tới 2 m. Miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất. Đến hôm nay, mưa lũ làm 60 người chết, 37 người mất tích, chủ yếu ở Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.
Theo Lê Hoàng (VNE)
Vụ gần 6.000 con lợn chết đuối: Quyết tâm xử lý hết trong đêm nay
"Mặc dù nước chưa rút hết, nhưng huyện và các ngành chức năng chỉ đạo phải quyết tâm xử lý xong số lợn đã chết do mưa lũ trong đêm nay", ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) khẳng định khi trao đổi với phóng viên Dân Việt vào chiều nay (14.10).
Như Dân Việt đã đưa tin, trong trận lũ xảy ra từ ngày 10.10, hàng nghìn con lợn ở trại chăn nuôi của Công ty Thái Dương liên kết với Trại 5-Tổng cục 8, Bộ Công an (đóng tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định) đã bị chết chìm trong nước.
Đến nay, dù đã nhiều ngày trôi qua, nhưng nước lũ chưa rút hết, khiến trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Thái Dương vẫn bị ngập sâu. Công tác thu gom, tiêu hủy hàng nghìn con lợn chết trong lũ ở trang trại này đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Thanh Hóa, cho biết, hiện nay Sở TNMT Thanh Hóa đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống địa bàn để hướng dẫn địa phương xử lý hơn 5.000 con lợn bị chết do lũ, hiện vẫn đang nằm trong chuồng tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Thái Dương.
Trong đêm nay, lực lượng tiêu hủy quyết tâm xử lý xong hàng nghìn con lợn chết trong trại chăn nuôi do nước lũ. Ảnh IT
Tuy nhiên, do nước tại khu vực chuồng trại còn ngập sâu khiến việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Theo chỉ đạo của Sở TNMT, khi xử lý đàn lợn chết, phải tìm vị trí chôn lấp cách xa dân và xa nguồn nước mặt, nước ngầm khu dân cư, tránh xảy ra nguy cơ ô nhiễm môi trường sau này. Quy trình xử lý được đưa ra là chia nhỏ số lợn để chôn lấp đúng theo quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đó, ngày 13.10, tại buổi làm việc với Trại giam số 5 và các ngành chức năng, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, trong ngày 14.10 phải xử lý xong số lợn chết, đảm bảo vấn đề môi trường.
Chiều nay (14.10), trao đổi với Dân Viêt, ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định, cho biết, hiện tại công tác xử lý đàn lợn đang được tiến hành.
"Mặc dù nước trong khu vực chuồng trại đang cao, nhưng lực lượng tiêu hủy đàn lợn vẫn phải dùng bao tải ni-lon đưa từng con lợn chết vào rồi buộc kín, sau đó, dùng thuyền, bè mảng chở vào bờ, bốc lên ô tô đưa đến khu vực đã được chọn để tiêu hủy đúng quy trình. Tính đến giữa buổi chiều nay, lực lượng tiêu hủy mới tiến hành xử lý được vài trăm con lợn. Từ nay cho đến sáng mai, lực lượng tiêu hủy sẽ quyết tâm xử lý cho xong đàn lợn chết. Điều lo lắng hơn cả là cơn bão số 11 được dự báo có thể sẽ đổ bộ vào đất liền, mà tâm bão lại ở Thanh Hóa, nên công tác tiêu hủy đàn lợn phải thật khẩn trương", ông Lâm nói.
Được biết, để xử lý vấn đề môi trường ở trang trại lợn nêu trên, Sở TNMT Thanh Hóa đã cung cấp hóa chất tiêu độc, khử trùng cho huyện Yên Định xử lý.
Theo Danviet
Thông tin mới vụ 4.000 con lợn chết đuối nổi trắng chuồng do mưa lũ Khoảng 4.000 con lợn chết đuối nổi trắng chuồng trong mưa lũ ở Yên Định (Thanh Hóa) khiến nhiều người không khỏi xót xa. Khoảng 4.00 con lợn chết nổi trắng trong trại giam số 5 (Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Ảnh Ngọc Cương. Liên quan đến sự việc 4.000 con lợn tại trại giam số 5 Nông trường...