Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo
Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở thực hiện các chính sách dân tộc, kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng Đảng tại các huyện miền núi ngày càng phát triển và củng cố.
Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi bình quân hằng năm ước đạt 8,7%; quy mô kinh tế năm 2020 ước đạt 36.896 tỷ đồng, chiếm 15,6% quy mô GRDP của tỉnh.
Một góc thị trấn Yên Cát (Như Xuân). Ảnh: M.H
Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, tỷ lệ hộ nghèo ở Thanh Hóa giảm bình quân 2,56%/năm, vượt mục tiêu giảm 2,5%/năm và nằm trong nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước. Kết quả trên cho thấy quyết tâm cao, sự sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương và các tầng lớp Nhân dân trong công tác giảm nghèo.
Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh; dành nhiều nguồn lực và thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, giúp đồng bào đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng dân tộc, miền núi, góp phần không nhỏ củng cố khối đoàn kết dân tộc, nhân lên niềm tin của Nhân dân với sự lãnh đạo của ảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng núi, biên giới của Tổ quốc. Bám sát Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 21-10-2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020, cấp ủy, chính quyền các cấp khu vực miền núi và các sở, ngành chức năng của tỉnh đã xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp. Trong đó, tập trung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người nghèo; hỗ trợ cho các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Bên cạnh nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị – xã hội cũng đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đoàn viên, hội viên nghèo thông qua các mô hình phát triển sản xuất; câu lạc bộ phụ nữ thoát nghèo… đã giúp đỡ được nhiều hộ thoát nghèo.
Video đang HOT
Người dân xã Yên Khương (Lang Chánh) được cán bộ Đồn Biên phòng Yên Khương hướng dẫn thực hiện mô hình ươm giống cây vầu bằng hạt, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Quốc Toản (Đồn Biên phòng Yên Khương)
Đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho các địa phương đã tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực miền núi theo hướng sản xuất gắn với thị trường, phát huy thế mạnh ở vùng dân tộc miền núi, giúp đồng bào chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo… Nhờ đó, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển khá toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt; hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; hệ thống chính trị được củng cố, đội ngũ cán bộ là người dân tộc được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng; an ninh trật tự được giữ vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo… Một số chương trình, dự án, chính sách cụ thể về dân tộc của Trung ương và của tỉnh giai đoạn 2016-2020, như: Chương trình 135 với tổng nguồn vốn thực hiện là 826,273 tỷ đồng; đã thực hiện đầu tư khởi công mới 1.206 công trình các loại; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo 171,065 tỷ đồng; nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở 22,888 tỷ đồng. Dự án định canh, định cư với kế hoạch vốn được giao thực hiện 9,2 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện dự án định canh, định cư bản Piềng Trang, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí giao 68,478 tỷ đồng để hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và hiện vật cho 719.881 khẩu nghèo vùng khó khăn, hoàn thành 100% kế hoạch.
Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở thực hiện các chính sách dân tộc, kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng Đảng tại các huyện miền núi ngày càng phát triển và củng cố. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi bình quân hằng năm ước đạt 8,7%; quy mô kinh tế năm 2020 ước đạt 36.896 tỷ đồng, chiếm 15,6% quy mô GRDP của tỉnh; cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 33,1 triệu đồng (năm 2019 đạt 30 triệu đồng/người). Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực miền núi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc vẫn còn một số khó khăn đó là: Địa bàn miền núi rộng chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, địa hình phức tạp, độ dốc cao, mưa bão, lũ ống, lũ quét; dân cư ở rải rác, phân tán; cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là các công trình thủy lợi, cấp điện, giao thông. Toàn vùng còn 6 huyện nghèo (từ năm 2018 trở về trước là 7 huyện) thực hiện theo Nghị quyết 30a; 100 xã đặc biệt khó khăn, khu vực III và 165/181 thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả lao động thấp; lao động chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có tay nghề và lao động có chất lượng cao còn hạn chế. Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, buôn bán, vận chuyển, sử dụng chất ma túy, di cư tự do, theo đạo, truyền đạo trái pháp luật còn diễn ra; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục, đời sống của đồng bào dân tộc nhìn chung còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (7,3% và 17,32% năm 2019), kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo, về công tác dân tộc tuy được ban hành nhiều nhưng bố trí nguồn lực còn hạn chế, phân tán, suất đầu tư thấp; một số chính sách được ban hành đã lâu chậm được sửa đổi, bổ sung nên không còn phù hợp với hiện tại; một số chính sách dân tộc được ban hành nhưng không có vốn để thực hiện… do đó chưa tạo ra sự đột phá trong thực hiện phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục vận động đồng bào các dân tộc tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách dân tộc. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền đồng bào dân tộc Mông không di cư tự do, không truyền đạo trái phép; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc. Đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; tuyển dụng bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển, đảm bảo hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng dân tộc và miền núi; đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tăng cường đôn đốc các huyện, xã thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh ban hành đảm bảo đúng địa bàn, đúng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ an ninh trật tự
Đảng bộ Công an quận Ô Môn vừa tổ chức Đại hội (ĐH) đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 thành công tốt đẹp.
ĐH đã đánh giá, 5 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020 đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng được chú trọng; công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường...
Biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an quận Ô Môn nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Thượng tá Trần Anh Đấu, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Công an quận Ô Môn báo cáo tại ĐH đại biểu Đảng bộ Công an quận nhiệm kỳ 2020-2025, trong 5 năm qua, Đảng ủy luôn quan tâm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nắm chặt tâm tư, tình cảm của cán bộ (CB), đảng viên (ĐV) để kịp thời định hướng, ngăn chặn các biểu hiện sai phạm. Đảng ủy tổ chức cho CB, ĐV và chiến sĩ học tập, quán triệt đầy đủ, kịp thời nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành. Đảng ủy triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định về nêu gương; đã ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong CB, ĐV và chiến sĩ. Có 9 tập thể và 36 cá nhân được biểu dương, khen thưởng trong học tập và làm theo Bác. Nhiệm kỳ qua, Đảng ủy cử 5 CB đi đào tạo thạc sĩ, 103 CB đi đào tạo đại học, 17 CB đi đào tạo cao cấp, trung cấp lý luận chính trị. Đơn vị hiện có 64% CB trình độ chuyên môn đại học trở lên. Công tác phát triển ĐV được thực hiện tốt, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 46 đồng chí...
Cùng với thực hiện tốt các mặt công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy Công an quận chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Trong đó, Đảng ủy chỉ đạo đơn vị phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động giải quyết những vụ việc phức tạp... Đồng thời, chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đã khám phá 82 vụ phạm pháp hình sự, bắt 110 tên, đạt tỷ lệ 93,18% tổng số vụ; phát hiện 245 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, xử phạt vi phạm hành chính gần 4,2 tỉ đồng; triệt xóa 88 điểm, bắt 178 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; triệt phá 897 vụ, 2.909 đối tượng tệ nạn xã hội; tổ chức tuần tra, lập biên bản 14.467 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xử phạt trên 14 tỉ đồng...
Đặc biệt, 5 năm qua, Đảng ủy Công an quận Ô Môn chỉ đạo đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công an quận đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức 10.245 cuộc tuyên truyền về an ninh trật tự; phát động phong trào tố giác tội phạm. Qua đó, nhân dân đã cung cấp hàng trăm tin có giá trị, giúp công an bắt, xử lý hàng trăm vụ vi phạm pháp luật về an ninh trật tự. Ông Nguyễn Văn Thái, chủ nhà trọ ở khu vực Long Định, phường Long Hưng, nói: "Gia đình tôi có 10 phòng trọ, tôi kiểm tra chặt chẽ những người đến trọ, nếu có nghi ngờ là đối tượng xấu, tôi không cho ở trọ".
Theo chỉ đạo của Đảng ủy, đơn vị đã xây dựng được 10 mô hình "Dân vận khéo" hoạt động hiệu quả. Điển hình như mô hình "Toàn dân tham gia tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội qua đường dây nóng", mô hình "Lắp đặt hệ thống camera an ninh và trật tự an toàn giao thông", mô hình "Tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội bằng loa kẹo kéo di động". Ông Huỳnh Văn Trung, ở phường Thới Long, nói: "Được nghe truyên truyền phòng, chống tội phạm bằng loa kẹo kéo, chúng tôi đã phần nào biết cách nhận diện tội phạm, từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi nghi ngờ hay phát hiện đối tượng xấu, chúng tôi nhanh chóng báo Công an phường theo dõi và xử lý". Nhờ thực hiện các biện pháp đồng bộ, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận được giữ vững ổn định.
Phát huy những kết quả đạt được, ĐH đại biểu Đảng bộ Công an quận đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025 là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ. Tập trung chỉ đạo đơn vị nắm chắc tình hình; thực hiện có hiệu quả tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới, Thượng tá Nguyễn Phú Thương, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an quận, phát biểu hạ quyết tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ là sẽ chỉ đạo thực hiện thắng lợi 11 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết ĐH đại biểu Đảng bộ đề ra, quyết tâm tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác của Công an quận.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Tết này sẽ là cái Tết khó khăn vì dịch COVID-19 Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận định, nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện thì tết năm nay sẽ có nhiều khó khăn. Chiều 30/12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI. Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, nhìn lại năm 2020, trong...