Thanh Hóa thông tin hàng loạt trẻ phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19
Thanh Hóa đang đồng loạt triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi.
Sau tiêm có nhiều trường hợp xuất hiện phản ứng, theo ngành chức năng thì đó là những phản ứng thông thường.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa, vaccine tiêm cho trẻ đợt này là Pfizer số 124001 và 123002 của Comirnaty (Pfizer). Tổng số được cấp 117.000 liều đã được phân bổ cho 27 huyện, thị, thành phố. Tính đến trưa 2/12, ngành y tế đã sử dụng 56.766 liều, còn 60.234 liều chưa sử dụng.
Trước khi tiêm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, nhân viên y tế về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi tiêm.
Tổng số được cấp 117.000 liều đã được phân bổ cho 27 huyện, thị, thành phố. Hiện đã sử dụng 56.766 liều, còn 60.234 liều chưa sử dụng (Ảnh: CDC Thanh Hóa).
Từ ngày 30/11, toàn bộ 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa đồng loạt triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi. Ngành Y tế đã thành lập 3 đoàn giám sát tại tất cả các điểm tiêm chủng theo quy định.
Cũng theo Sở Y tế Thanh Hóa, trong quá trình tiêm có 17 trường hợp phản ứng nặng (trong đó tại huyện Vĩnh Lộc có 5 trường hợp, Hậu Lộc 3, thị xã Nghi Sơn 3, Hà Trung 2, Bỉm Sơn 2, Thạch Thành 1 và Cẩm Thủy 1 trường hợp).
Đến 9h sáng ngày 2/12, sức khỏe của 17 trường hợp phản ứng nặng đã ổn định và được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện của các địa phương. Ngoài ra, quá trình tiêm có một số phản ứng thông thường với các biểu hiện (sưng đau chỗ tiêm, chóng mặt, buồn nôn thoáng qua) là những phản ứng thông thường, hiện các cháu đã ổn định sức khỏe và tiếp tục được theo dõi tại nhà.
Ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi tiêm và thực hiện đúng theo kế hoạch nhằm tăng độ bao phủ vaccine đến toàn dân, sớm tạo miễn dịch cộng đồng, và đảm bảo mục tiêu thích ứng linh hoạt an toàn với đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Riêng tại huyện Hoằng Hóa, theo kế hoạch trong các ngày 1 và 2/12, địa phương này sẽ tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 1 cho 6.690 trẻ độ tuổi từ 15-17 tuổi tại 37 xã, thị trấn trên địa bàn. Trong ngày tiêm vaccine phòng Covid-19 đầu tiên cho trẻ, tại địa phương này ghi nhận 86 trường hợp phản ứng sau tiêm phải nhập viện theo dõi.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Công Hoa, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa cho biết, các trường hợp nêu trên có phản ứng nhẹ và phản ứng dây chuyền sau tiêm vaccine phải nhập viện theo dõi sức khỏe. Đến sáng nay (2/11), sau quá trình theo dõi sức khỏe ổn định nên toàn bộ các cháu đã được làm thủ tục ra viện. Hiện địa phương còn gần 2.000 cháu chưa tiêm và sẽ tiếp tục triển khai.
7 tác dụng phụ của vaccine COVID-19 bạn có thể phải đối mặt và các cách khắc phục chúng
Đau cánh tay và các triệu chứng giống như cúm chỉ là một số phản ứng khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 nhưng có thể khác nhau ở mỗi người.
Tác dụng phụ của vaccine là bình thường
Bác sĩ Katherine L. Baumgarten, Giám đốc y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Ochsner Health, New Orleans, cho biết tác dụng phụ không phải là bất ngờ, không chỉ với vaccine COVID-19 mà với tất cả các loại vaccine.
Trên thực tế, nhiều tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine COVID-19 cũng giống như chúng ta thấy khi chủng ngừa các bệnh khác. Đó là bởi vì chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang làm những gì nó phải làm, đó là phát triển khả năng chiến đấu chống lại virus thực sự.
Tuy nhiên, rất nhiều người không có tác dụng phụ nào cả. Điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động, chỉ là nó phản ứng khác nhau ở mỗi người.
Những tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19
Đau cánh tay
Cho đến nay, tác dụng phụ phổ biến nhất và ít đáng lo ngại nhất của bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay, đặc biệt là nơi kim tiêm đâm vào. Bạn cũng bị đỏ và sưng một chút.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất để đối phó với cánh tay bị đau là đắp một thứ gì đó lạnh, chẳng hạn như khăn ướt hoặc túi đá, lên vùng tiêm. Điều đó có thể giúp giảm đau cánh tay cũng như có thể di chuyển nó xung quanh. Hơn nữa, khi tiêm vaccine, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn muốn tiêm vào cánh tay nào. Bạn có thể chọn bên không thuận của mình để cơn đau nhức không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Sốt
Sốt cũng là một tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tác dụng này cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.
Cách khắc phục: Sau khi tiêm, bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu tác dụng làm suy nhược hoặc khó dung nạp. Nếu bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Mệt mỏi
Mệt mỏi không phải là hiếm sau khi chủng ngừa. Các tác dụng phụ toàn thân khác như đau đầu và đau cơ được thấy nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người từ 55 tuổi trở xuống.
Cách khắc phục: Hãy thư giãn, nghỉ ngơi khi bạn cần, có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
Đau đầu
Một số người nhầm lẫn các tác dụng phụ của vaccine như đau đầu với các triệu chứng của bệnh COVID-19 thực tế. Đây là một lầm tưởng bởi không có cách nào mà một người có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ vaccine.
Cách khắc phục: Hãy uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn thường dùng hoặc loại thuốc mà bác sĩ của bạn khuyến nghị. Thông thường đó là NSAID (thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị không dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm, đề phòng chúng cản trở vaccine.
Buồn nôn
Khoảng 3.5% người phàn nàn về cảm giác buồn nôn sau khi tiêm vaccine COVID-19, thậm chí một số người còn bị nôn mửa. Đây là lúc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào có tác dụng trị buồn nôn trước đây.
Cách khắc phục: Hãy thử nhấm nháp một ly nước gừng hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng đầy bụng, chẳng hạn như Pepto Bismol.
Đau cơ
Một vài người cũng báo cáo đau nhức cơ thể và đau cơ sau khi chủng ngừa.
Cách khắc phục: Nếu cơn đau quá nhiều, hãy tìm đến cùng một loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng để trị đau đầu, cụ thể là NSAID hoặc acetaminophen. Ngoài ra bạn có thể ăn nghệ để giảm tác dụng phụ này. Được biết, nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn các cơ bị đau và chữa lành vết thương.
Sưng hạch bạch huyết
Không giống như các tác dụng phụ khác của vaccine thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, các hạch bạch huyết bị sưng mất nhiều thời gian hơn một chút để giải quyết so với các tác dụng phụ thông thường khác.
Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc chụp quang tuyến vú từ 4 - 6 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì các hạch bạch huyết sưng lên ở nách có thể dẫn đến dương tính giả trên phim chụp quang tuyến vú.
Cách khắc phục: Nếu các hạch bị mềm và đau, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ./.
5 cách người lớn cần làm để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi mắc Covid-19 Người lớn tiêm vaccine, giãn cách và đeo khẩu trang là những biện pháp quan trọng bảo vệ trẻ em trong bối cảnh biến thể Delta lây lan. Trong bối cảnh biến thể Delta hiện chiếm gần như 100% số ca nhiễm mới tại Mỹ, Viện Nhi khoa (AAP) ghi nhận số trẻ mắc Covid-19 tăng gần gấp 7 lần trong một tháng....