Thanh Hóa: Sóng lớn đánh chìm 2 tàu cá
Nhận được tín hiệu cầu cứu của 2 tàu cá đang trên đường vào vào vùng trú ngụ, lực lượng Trạm biên phòng Lạch Bạng (Thanh Hóa) đã nhanh chóng tiếp cận 2 con tàu gặp nạn, cứu thành công 11 thuyền viên trên tàu.
2 tàu cá bị sóng lớn đánh chìm (Ảnh minh họa)
Vào lúc 17 giờ ngày 17/10, Trạm biên phòng Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã cùng với chính quyền địa phương cứu hộ thành công 11 ngư dân trên 2 chiếc tàu đang trên đường vào vùng trú ngụ bị sóng lớn đánh chìm.
Hai chiếc tàu gặp nạn là QNg 92781 có công suất 430 CV, do anh Phạm Quốc Vượng (SN 1978) làm chủ tàu và tàu QNg 97066 có công suất 430 CV, do anh Trần Văn Việt làm chủ tàu. Cả hai đều ngụ huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời gian trên, khi 2 tàu đang trên đường vào cảng Lạch Bạng tránh gió lớn thì bị sóng đánh chìm.
Anh Trần Văn Việt cho biết: “Khi đó chúng tôi đang cho tàu vào khu vực cảng Lạch Bạng tránh gió bão, bởi ngoài khơi gió biển giật mạnh cấp 7-8, nhưng mới vào gần đến cảng Lạch Bạng thì bất ngờ gió to kèm sóng lớn đánh sập khoang tàu, nước biển tràn vào gây chìm tàu, chúng tôi đã phát đi tín hiệu cầu cứu”.
Được biết hiện sức khỏe của các thuyền viên trên tàu đã ổn định, không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Theo T.Minh
"Nếu mưa cực đoan thì chẳng hồ nào chịu nổi!"
Đó là băn khoăn, suy nghĩ của ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thủ lợi Thanh Hoá khi nói về những hồ đập bị vỡ tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá) vừa qua.
Hồ Yên Mỹ tiếp tục xả nước nên 20 hộ dân ở xã Công Bình vẫn bị cô lập (ảnh: Gia Anh)
Theo khảo sát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có tới 610 hồ, đập lớn nhỏ. Trong đó có hồ Cửa Đạt (tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá) có dung tích là 1,5 tỷ m3; Hồ Sông Mực (trên địa bàn huyện Như Thanh, Thanh Hoá) có dung tích chứa 200 triệu m3; Hồ Yên Mỹ ( trên địa bàn huyện Nông Cống) có dung tích là 82 triệu m3 và hồ Hao Hao có dung tích 10 triệu m3, còn lại là những hồ từ 200 nghìn m3 trở lên như Hồ Đồng Đáng (ở xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia) và hồ Thung Cối (ở xã Phúc Lâm, huyện Tĩnh Gia) nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, 5 xã của huyện Tĩnh Gia đã bị ngập chìm trong nước lũ, nguyên nhân dẫn tới việc ngập lụt đó là do vỡ hồ Đồng Đang, Thung Cối và 2 đập trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Mưa lũ vừa qua đã làm hàng nghìn người dân đứng trước khó khăn về đời sống kinh tế (ảnh: Gia Anh)
Cơn mưa xảy ra vào đêm 30/9 đến sáng ngày 1/10 đã làm hàng nghìn người dân thuộc các xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm, Mai Lâm bị ngập trong nước. Nhiều diện tích hoa màu và tài sản đã cuốn theo mưa lũ. Tính tổng thiệt hại ban đầu thì huyện Tĩnh Gia đã thiệt hại lên đến 135 tỷ đồng.
Riêng huyện Nông Cống thì có 3 xã ảnh hưởng và thiệt hại lên đến 114 triệu đồng, trong đó có hai em học sinh bị nước lũ cuốn trôi.
Sau 5 ngày kể từ khi nước lũ tràn về, hiện nay công tác khắc phục sau lũ cũng đang được UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo quyết liệt. Tại vùng lũ Tĩnh Gia, các ngành chức năng đang quan tâm đến đời sống bà con nhân dân, khảo sát những hộ thiếu ăn để có sự cứu trợ kịp thời vì đợt lũ vừa qua đã làm lúa vừa gặt bị ẩm mốc; học sinh đến trường thì không còn sách vở. Riêng tại xã Công Bình, huyện Nông Cống, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn hơn vì tính đến chiều ngày 5/10 còn 20 hộ với 84 dân ở làng Đồng Cốc, thôn Yên Lẫm 2, xã Công Bình bị cô lập hoàn toàn do nước của hồ Yên Mỹ vẫn tiếp tục xả.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng - Bí thư Đảng uỷ xã Công Bình cho biết: "Chúng tôi vẫn đang cố giữ liên lạc với nhân dân trong vùng bị cô lập, vì nước đang còn cao chưa rút hết nên để vào được đó cũng rất khó khăn. Hồ Yên Mỹ vẫn đang còn xả 1 cửa nên nước trong vùng vẫn còn, chưa rút hết được. Chúng tôi cũng cố gắng để đưa nước uống và mì tôm cứu trợ cho 20 hộ dân sống trong đó".
Cũng theo ông Hùng, làng Đồng Cốc là nơi cô lập hoàn toàn. Cách trung tâm xã khoảng 3km, trong khi đó nước từ hồ Yên Mỹ xả xuống đã làm nước bao phủ 1km đường vào trong thôn.
Liên quan đến chất lượng an toàn của các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhất là sự cố vỡ hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia vào ngày 1/0 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi rõ vấn đề này với ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thuỷ lợi, Sở NN&PTNT Thanh Hoá vào chiều ngày 5/10.
Ông Dương cho biết: "Sự việc vỡ 2 hồ chứa nước tại huyện Tĩnh Gia là ngoài ý muốn. Bởi lượng mưa quá lớn, chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ với lượng mưa đo được cao nhất là 663mm thì khó mà khắc phục nổi. Lượng mưa lớn như vậy đổ về thì hồ sẽ không chịu được. Nước tràn qua đập đất rồi xoáy sâu khiến hồ bị vỡ".
Được biết, hồ Đồng Đáng (có tổng dung tích 300.000 m3) đã bị vỡ 50m, hồ Thung Cối (có dung tích 200.000 m3) bị vỡ 20m. Nguyên nhân việc vỡ hồ là do chất lượng của các hồ này đều xây dựng từ thập kỷ 70 - 80 với thiết kế dung tích không còn hợp với thực tế khi khí hậu đang biến đổi phức tạp. Tần xuất mưa 0,5 trong khi hệ thống lũ là 1%, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hồ, chính vì thế mà việc hồ bị vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu lượng mưa tập trung lớn và cục bộ đến như vậy.
Được biết, hầu hết năm nào cũng có kinh phí tu sửa, nâng cấp, cải tạo các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (trong đó huyện Tĩnh Gia có tới 15 hồ, đập lớn nhỏ) nhưng năm 2013 vẫn chưa có kinh phí để sửa chữa, cải tạo nâng cấp.
Trong 610 hồ thì từ những năm 2000 đến nay chỉ nâng cấp được 137 hồ còn lại 400 hồ chưa được nâng cấp vì chưa có kinh phí hỗ trợ. Qua khảo sát của Chi cục thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá thì có tới 92 hồ chứa nước mất an toàn, trong đó có 17 hồ không được tích nước vì nguy cơ bị vỡ rất cao. Tính bài toán cho kinh phí nâng cấp cho 400 hồ còn lại thì cũng phải mất từ 10 đến 15 tỷ đồng/ hồ tùy theo quy mô.
"Chúng tôi biết cả đấy chứ nhưng không có tiền để nâng cấp, cải tạo. Nếu như cứ mưa cực đoan như vừa qua tại huyện Tĩnh Gia thì chẳng có hồ nào chịu được" - ông Dương cho biết thêm.
Cũng theo ông Dương thì sự cố vỡ hồ đập tại huyện Tĩnh Gia vừa qua tính sơ bộ cũng thiệt hại 150 tỷ đồng.
Hiện nay, theo ghi nhận của PV, những vùng ảnh hưởng của cơn lũ đầu tháng 10 vừa qua đã khiến tình hình dời sống bà con trong vùng gặp nhiều khó khăn. Nhất là đang bước vào vụ đông sắp tới khi mà nước vẫn chưa rút hết, giống cây bị hư hại nặng. Công tác khắc phục sau mưa lũ vẫn đang được các cơ quan, ban, ngành tỉnh Thanh Hoá khẩn trương chỉ đạo.
Gia Anh
Theo infonet
Người đào vàng xuyên thế kỷ chết trên núi Mã Cú Tin từ UBND xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) chiều 6/10 cho biết, người đi tìm kho vàng của vua Hàm Nghi suốt 30 năm nay - ông Nguyễn Hồng Công - đã chết trong lán trên núi Mã Cú, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn. Xác của ông Công được một người dân phát hiện vào khoảng 7 giờ ngày...